Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kỳ I (Theo bài)

docx 49 trang thungat 2970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kỳ I (Theo bài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8_hoc_ky_i_theo_bai.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8 - Học kỳ I (Theo bài)

  1. ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 8- HỌC KỲ I (Theo bài) Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN 1. Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII? - Đến thế kỉ XV. yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường có thuê mướn nhân công. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn. - Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt. 2. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan? - Diễn biến: + Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566. + Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan). + Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. - Ý nghĩa: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 3. Trình bày sự phát triển chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó? - Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh: + Nhiều công trường thủ công: Luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. + Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn. + Những phát minh mới về kĩ thật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh. + Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bảm. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới. - Hệ quả: Sự thay đổi về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 4. Nêu kết quả của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao. 1
  2. Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. Vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh. Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 5. Trình bày những nét chính về cuộc nội chiến ở Anh? + Giai đoạn 1 (1642 - 1648) Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội. Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt. + Giai đoạn 2 (1649 - 1688) Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao. Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh. Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. 6. Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến? - Chế độ cộng hòa ở Anh được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến vì: + Chế độ cộng hòa được thiết lập nhưng quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. + Nông dân, binh lính không được hưởng quyền lợi gì. Vì vậy họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. + Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ vững thành quả cách mạng => nền quân chủ lập hiến được thiết lập. 7. Về ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Anh thế ký XVII, Các Mác viết “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến” Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Mác? - Câu nói của Mác có nghĩa là: + Thắng lợi của giai cấp tư sản đã lật đổ những rào cản của chế độ phong kiến. + Thiết lập một chế độ xã hội mới của giai cấp tư sản. + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 8. Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực đân Anh ở Bắc Mĩ? Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII. thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ. Đây là vùng đốt phì nhiêu, giàu tài nguyên, quê hương lâu đời của người In-đi-an (thổ dân da đỏ). Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã tiêu diệt hoặc dồn người ln-đi-an 2
  3. vào vùng đất phía tây xa xôi Họ bắt người da đen ở châu Phi đưa sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền. 9. Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh? Nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh vì: - Kinh tế ở 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. - Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa ở Bắc Mĩ (cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề. Độc quyền buôn bán trong và ngoài nước). Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ, gồm phần lớn là con cháu người Anh di cư sang, mâu thuẫn gay gắt với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh. 10. Theo em, tính chất tiến bộ của "Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm nào? Tính chất tiến bộ của "Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm là xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa 11. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ diễn ra như thế nào? - Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh để phản đối chế độ thu thuế. Đáp lại, thực dân Anh đã ra lệnh đóng cửa cảng. - Năm 1774, đại biểu các thuộc địa đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a. yêu cầu vua Anh phải xóa bỏ các luật cấm vô lí. nhưng không đạt kết quả. - Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh đạo tài giỏi của Gioóc-si-ơ Oa-sinh-tơn, quân thuộc địa đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. - Ngày 4 - 7 - 1776, bản Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của 13 thuộc địa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. - Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của các thuộc địa. Cuộc chiến tranh kết thúc. 12. Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ? - Những hạn chế của Hiến pháp 1787: + Quyền dân chủ rất hạn chế: phụ nữ không có quyền bầu cử, những người nô lệ da đen và người In – đi – an không có quyền chính trị. 13. Những kết quả lớn của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? - Với hiệp ước Véc-xai. Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ờ Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ (USA) ra đời. - Hiến pháp 1787 đã đề cao vai trò của chính quyền trung ương, củng cố vị trí và tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản và chủ nô, song chưa đem lại quyền lợi cho đại đa số nhân dân lao động. 14. Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên? Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn đã chấm dứt sự đô hộ của ngoại bang (ở Hà Lan), lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh), giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này. 3
  4. BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG * Tình hình kinh tế - Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém. - Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. - Thuế má nặng nề * Chính trị: Chế độ quân chủ chuyên chế. * Xã hội phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ - quý tộc và đẳng cấp thứ ba - Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ nắm mọi quyền hành, có nhiều đặc lợi, không phải đóng thuế - Đẳng cấp thứ ba: (Tư sản, nông dân, bình dân thành thị) không có quyền lợi chính trị, phải đóng thuế - Tư sản đứng đầu đẳng cấp 3, nông dân nghèo khổ nhất và bị nhiều tầng bóc lột. * Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Trào lưu triết học Ánh sáng của các nhà tư tưởng Tư sản như: Mông - te- ki- ơ; Vôn- te; Giăng- giắc- Rút- xô: Nghiêm khắc phê phán, lên án chế độ phong kiến. II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ 1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến - Năm 1774, vua Lu- I XVI lên ngôi, chế độ ngày càng suy yếu: Nợ tăng cao; công thương nghiệp đình đốn. - Công nhân, thợ thủ công thất nghiệp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị * Mở đầu thắng lợi của cách mạng - 5/5/1789, hội nghị 3 đẳng cấp do vua triệu tập tại Véc xai: Nhằm tăng mức thuế - Đẳng cấp thứ ba phản đối và 17/6/1789 tự họp thành hội đồng dân tộc, tuyên bố là quốc hội lập hiến, soạn thảo hiến pháp - Nhà vua dùng quân đội uy hiếp quốc hội - Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi cách mạng tư sản Pháp III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH MẠNG 1. Chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 -10/8/1972) - Tháng 8 - 1789, quốc hội thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, nêu khẩu hiệu nổi tiếng “tự do- Bình đẳng- Bác ái” - Tháng 9-1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được xác lập - Tháng 4-1792, liên quân Áo - Phổ can thiệp vào nước Pháp - 10/8/1972, nhân dân Pari lật đổ sự thống trị phái lập hiến, xóa chế độ phong kiến 4
  5. 2. Bước đầu nền cộng hòa (21/9/1792 - 02/6/1793) - Ngày 21/91792, nền cộng hòa đầu tiên của Pháp được thành lập - Ngày 21/01/1793, vua Luis XVI bị xử tử. - Mùa xuân 1793, quân Anh và phong kiến châu âu tấn công nước Pháp, phái Gi-rông- đanh phản bội nhân dân - Ngày 02/6/1793 Rô-be-sbi-e lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lật đổ phái Gi- Rông- đanh 3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia- cô- banh (02/6/1793 -27/7/1794) - Chính quyền Gia–cô-banh thành lập Ủy ban cứu nước do Rô- be- spi- e đứng đầu - Chính quyền cách mạng trừng trị bọn phản cách mạng và thi hành nhiều biện pháp - Sau thắng ngoại xâm nội phản, nội bộ phái Gia –cô - banh bị chia rẽ, nhân dân thiếu tin tưởng, không ủng hộ. Ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chỉnh Rô-be-spie-e và cách mạng kết thúc - Chia ruộng đất công xã cho nông dân, tịch thu ruộng đất phong kiến chia nhỏ bán cho nông dân - Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, mức lương tối đa cho công nhân 4. Ý nghĩa lịch sử cách mạng Pháp - Phá hủy tận gốc chế độ phong kiến - Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển - Là cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế * HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI: 1. Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào? - Trước cách mạng, xã hội Pháp phân ra ba đẳng cấp: + Tăng lữ + Quý tộc + Đẳng cấp thứ ba 2. Tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng như thế nào? - Công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày, cuốc nên năng suất thấp - Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều - Nạn mất mùa, đói kém thường xảy ra 3. Em hãy cho biết tình hình kinh tế công, thương nghiệp ở Pháp trước cách mạng? - Công thương nghiệp đã phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất - Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời - Các hải cảng lớn như Mác-xây, Booc- đô tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo, đồ thủy tinh ) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, Châu Mĩ 5
  6. - Bị chế độ phong kiến kìm hãm 4. Tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng như thế nào? Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành. Nông dân cày cấy phải nộp tô thuế cho quý tộc, địa chủ 5. Hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ. Bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng” miêu tả cảnh một người nông dân đã già trên tay cầm cái cuốc đã mòn => nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng cõng hai người đàn ông béo tốt, đại diện cho 2 đẳng cấp: Tăng lữ và Quý tộc. Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, con chuột đang gặm phá hoại mùa màng. => Người nông dân có cuộc sống nghèo khổ, bị Tăng lữ, Quý tộc áp bức. 6. Nhìn vào sơ đồ ba đẳng cấp, em có nhận xét gì về vai trò, vị trí, quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng? - Xã hội phong kiến Pháp phân thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. - Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua. - Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: Tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người), là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Tư sản đứng đầu. Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị. 7. Em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-ski-ơ, Vôn-te, Rút- xô và cho biết ý nghĩa lịch sử của những quan điểm đó? - Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp nổi lên các luồng tư tưởng cách mạng với ba đại biểu kiệt xuất là Mông-te-ski-ơ, Vôn-te và Rút-xô. - Mông-te-ski-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền lợi tự do. Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (thể hiện sự dối trá) và Tăng lữ (bọn đê tiện) * Ý nghĩa: Những quan điểm trên của các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp thế kỉ XVIII được quần chúng tin theo và thực sự là vũ khí sắc bén đấu tranh chống chế độ phong kiến và Giáo hội. Nó có tác dụng góp phần vào sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng Pháp. 8. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp thể hiện ở những điểm nào? - Vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. - Công, thương nghiệp đình đốn làm nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp - Nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. 9. Vì sao cách mạng nổ ra? - Cách mạng nổ ra do: 6
  7. + Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. + Số nợ tăng lên, để bù lại nhà vua phải thu nhiều thuế => Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc. 10. Hội nghị ba đẳng cấp của Pháp năm 1789 diễn ra như thế nào? - Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập khai mạc ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai, với sự tham gia của các đại biển thuộc 3 đẳng cấp - Hội nghị diễn ra căng thẳng vì đại biểu Quý tốc và Tăng lữ ủng hộ nhà vua tăng thuế, còn đại biểu Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phải đối chủ trương này. - Ngày 17-6, các đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc, sau đó tuyên bố là Quốc hội lập hiến, có quyền soạn thỏa Hiến pháp thông qua các đạo luật về tài chính 11.Những nguyên nhân nào dẫn tới cách mạng tư sản Pháp? - Nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp: + Chính quyền phong kiến suy yếu, thi hành chính sách cai trị phản động. + Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc. 12. Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng? - Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến báo thủ lạc hậu. - Thức tỉnh nhân dân đứng dạy đấu tranh. - Định hướng cho một xã hội mới trong tương lai. 13. Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào? - Ngày 5 - 5 - 1789, Vua Lu-i triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp về việc tăng thuế, Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối chủ trương này. - Ngày 17 - 6, đại biểu Đẳng cấp thứ ba lập Quốc hội lập hiến, bị vua và quý tộc dùng quân đội uy hiếp. - Ngày 14 - 7, quần chúng tấn công nhà tù Ba-xti, mở đầu cách mạng tư sản Pháp. 14. Sự kiện nào mở đầu cuộc Cách mạng tư sản Pháp? - Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti. Sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. - Cuộc tấn công pháo đài - nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII 15. Sự kiện tại Pháp ngày 14-7 có ý nghĩa gì? - Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp bị giáng một đòn đầu tiên (ngục Ba-xti tượng trưng cho uy quyền của chế độ phong kiến) - Cách mạng Pháp bước đầu giành thắng lợi và tiếp tục phát triển. 16. Tình hình nước Pháp sau ngày 14-7-1789 như thế nào? - Cách mạng thắng lợi ở Pari và nhanh chóng lan rộng khắp nước. - Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-i XVI vẫn được giữ ngôi vua, mặc dù không có quyền hành gì. 7
  8. - Cuối tháng 8-1789, Quốc hội thông qua "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền". - Tháng 9-1791, Quốc hội thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. 17. Nêu nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền"? Cuối tháng 8-1798, Quốc hội thông qua "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền", nêu khẩu hiệu nổi tiếng " Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Nội dung: - Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng - Điều 2: (Được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức - Điều 17: Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể tước bỏ. 18. Qua những điều trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (SGK, trang 13), em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”? - Về mặt tiến bộ: “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp là bản tuyên ngôn tiến bộ: Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của con người. - Hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì. 19. Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao? - Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, Ngày 10 – 8 – 1792 nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến. - Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ, nền cộng hòa được thành lập. 20. Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792-1793? - Ngày 20-9-1792, quân Pháp đánh thắng quân xâm lược Áo-Phổ một trận lớn ở cao điểm Van-mi (thuộc đông bắc Pháp, gần biên giới Bỉ). Sau đó, quân Pháp chuyển sang phản công, đuổi địch ra khỏi đất nước; trên đường truy kích chiếm luôn Bỉ và vùng tả ngạn sông Ranh. - Mùa xuân 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. - Trong nước, bọn phản động lại nổi loạn ở vùng Văng - đê và cả miền Tây Bắc. 21. Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh? - Trước sự tấn công của quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu, bọn phản động ở trong nước nổi loạn ở vùng Văng-đê và cả miền Tây Bắc, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khốn khổ nhưng phái Gi-rông-đan không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực. - Trước tình hình đó, ngày 2-6-1793, nhân dân Pa-ri dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spi, khởi nghĩa lật đổ Gi-rông-đanh. 8
  9. 22. Nêu một vài phẩm chất tốt của Rô-be-spie. Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là "Con người không thể bị mua chuộc". 23. Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia - cô - banh? - Phái Gia-cô-banh đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ như: + Tịch thu ruộng đất của quý tộc, Giáo hội chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo, + Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản. => Các chính sách mà phái Gia-cô-banh đưa ra phù hợp với tình hình nước Pháp lúc bấy giờ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. + Làm tăng sức mạnh của đất nước, góp phần chiến thắng ngoại xâm, nội phản. 24. Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển? - Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển vì: + Nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. + Nhân dân lại không ủng hộ chính quyền do quyền lợi không được đảm bảo. + Ngày 27 - 7 – 1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh. 25. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh không đến nơi .” (Hồ Chí Minh). em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII. - Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kỉ XVIII là cách mạng chưa triệt để. + Chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. + Nguyện vọng của nhân dân lao động không được đáp ứng. 26. Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Thời gian Sự kiện 14-7-1789 Quần chúng tấn công nhà tù Ba-xti 8-1979 Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 9-1971 Thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến 10-8-1792 Nhân dân nổi dậy lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến 21-9-1792 Thiết lập nền công hòa đầu tiên 2-6-1793 Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền 27-7-1794 Đảo chính lật đổ nền chuyên chính Gia-cô-banh 9
  10. 27. Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào? - Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng. + Là lực lượng chủ yếu của cách mạng. + Là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo ra các biến cố lịch sử (ngày 14/7/1789, ngày 10/8/1792, ngày 2/6/1973), đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. 28. Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp. - Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến): + Ngày 14 - 7 - 1789, tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti. + Tháng 8 - 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. + Tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp. - Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa): + Tháng 9 - 1972, nền cộng hòa được thiết lập. + Ngày 21 - 1 - 1793, xử tử vua Lu-i XVI. + Ngày 2 - 6 – 1793, nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh. - Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh): Là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp. + Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. + Đánh đuổi thù trong, giặc ngoài. Tuy nhiên chuyên chính Gia-cô-banh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn thì bị lột đổ. 29. Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Cách mạng tư sản Pháp: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. - Góp phần làm chế độ phong kiến lung lay ở khắp châu âu. - Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến châu Âu và châu Mĩ. - Thức tỉnh các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. 10
  11. BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI 1. Quan sát hình 12 và 13 (SGK, trang 18) em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào? - Hình 12: Năng suất kéo sợi rất thấp, có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải - cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt. - Hình 13: Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần. 2. Theo em, điều gì xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien – ki được sử dụng rộng rãi? - Máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi sẽ làm tăng năng suất kéo sợi, lượng sợi kéo ra nhiều hơn. + Khắc phục tình trạng khan hiếm sợi cho ngành dệt. + Sợi kéo ra được nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt. 3. Vì sao vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá? - Giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá vì: + Nhu cầu gang, thép dùng cho chế tạo máy móc và đường sắt tăng lên. + Đẩy mạnh khai thác than đá sử dụng cho máy hơi nước. 4. Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh. - Nền công nghiệp nước Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. - Sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. - Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng" của thế giới. 5. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào? - Năm 1830, Pháp bắt đầu cách mạng công nghiệp, nhưng tốc độ lại diễn ra rất nhanh. + Đến năm 1870, Pháp đã có 27000 máy hơi nước. - Ở Đức, cách mạng công nghiệp diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX. + Số máy hơi nước tăng nhanh. + Công nghiệp hóa chất, luyện kim phát triển. + Máy móc được sử dụng trong nông nghiệp. 6. Quan sát hai lược đồ (SGK, trang 22) em hãy nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của nước Anh: + Xuất hiện nhiều vùng công nghiệp mới. + Số trung tâm khai thác than đá tăng lên. + Các thành phố lớn, tập chung đông dân cư tăng lên. 11
  12. + Các tuyến đường sắt được xây dựng ngày càng nhiều. 7. Quan sát lược đồ (SGK, trang 23) lập bảng thống kê các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La-tinh theo thứ tự niên đại thành lập. Năm Quốc gia được thành lập 1804 Ha-i-ti 1809 E-cu-a-do 1810 Ac-hen-ti-na 1811 Pa-ra-goay 1818 Chi-le 1819 Cô-lôm-bi-a 1821 Mê-hi-cô, Goa-tê-ma-la, Ex-xan-va-do, Hôn-đu-rat, Cô-xta-ri-ca, Pe-ru 1822 Bra-xin 1825 Bô-li-vi-a 1828 U-ru-goay 8. Lập niên biểu các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong những năm 60 của thế kỉ XIX. Những cuộc cách mạng tư sản này đưa đến những kết quả gì? Thời gian Cuộc cách mạng Kết quả Bảy quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất 1859-1870 Đấu tranh thống nhất I-ta-li-a thành Vương quốc I-ta-li-a. Đấu tranh thống nhất nước Nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn 1864-1871 Đức nhỏ. Nga Hoàng tuyên bố “Sắc lệnh giải phóng 1858-1860 Cải cách nông nô Nga nông nô”, Nga chuyển sang CNTB 9. Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? - Dưới tác động của các mạng công nghiệp kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường tăng nhanh. => Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. 10. Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới? Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện - Sau thắng lợi của Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, các thuộc địa ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh, một loạt các quốc gia tư sản được thành lập ở khu vực này. - 1859-1870, đấu tranh thống nhất I-ta-li-a thắng lợi, I-ta-li-a đi theo con đường TBCN. 12
  13. - 1864-1871, đấu tranh thống nhất nước Đức thắng lợi, Đức đi theo con đường TBCN. - 1858-1860, cải cách nông nô Nga thành công, Nga chuyển sang CNTB. 13
  14. BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC 1. Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? + Lao động trẻ em dễ dàng bóc lột, chỉ cần trả lương thấp, đem lại nhiều lợi nhuận. + Chưa có ý thức và khả năng chống lại chủ. + Dùng lao động trẻ em sẽ dễ dàng di chuyển trong các hầm mỏ thấp và hẹp. 2. Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc? Công nhân lại đập phá máy móc vì: - Máy móc không giảm nhẹ lao động của công nhân, mà bọn giới chủ còn tăng cường bóc lột nhân dân. - Họ cho rằng chính máy móc là nguồn gốc, thủ phạm gây nên sự nghèo đói. Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc. 3. Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840. - Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi thiết lập chế độ cộng hòa nhưng bị đàn áp. - Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-Iê-din (Đức) khởi nghĩa. - Từ 1836-1847, Phong trào Hiến chương ở Anh thu hút đông đảo công nhân tham gia. 4. Nêu kết cục phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX. - Các cuộc đấu tranh của công nhân ờ Pháp, Đức, Anh cuối cùng đều bị thất bại. - Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này. 5. Nêu những điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen. - Nhận thức rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư sản và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động. - Cùng có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội bình đẳng. - Nhận thức đước sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi ách áp bức bóc lột. 6. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu của nó. - Hoàn cảnh ra đời: + Tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trên cơ sở cải tổ tổ chức "Đồng minh những người chính nghĩa”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế. + Mắc và Ăng-ghen được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của Đồng minh. + Tháng 2 - 1848, cương lĩnh được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. 14
  15. - Nội dung: + Nêu mục đích, nguyện vọng của những người Cộng sản. + Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. + Nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân trong việc lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. 7. Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật? - Giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh. + Nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình. + Có tinh thần đoàn kết quốc tế trong phong trào công nhân. 8. Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất. - C.Mác đã chuẩn bị về mặt lý luận cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất. - Lãnh đạo Hội nghị thành lập Quốc tế thứ nhất. - Soạn thảo Tuyên ngôn thành lập và Chương trình lâm thời. - Tham gia điều hành công việc của Quốc tế thứ nhất và soạn thảo văn kiện, giáo dục các thành viên của Quốc tế thứ nhất. => C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”. 9. Trình bày đôi nét về tiểu sử (hoặc giới hạn ở công lao, tình bạn) của C.Mác và Ph.Ăng-ghen. - Các Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Tơ-ri-ơ (Đức), nổi tiếng thông minh học giỏi. Năm 23 tuổi, Mác đỗ Tiến sĩ Triết học. Năm 1843, bị trục xuất khỏi Đức do có khuynh hướng cách mạng, ông sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và hoạt động trong phong trào cách mạng ở Pháp. - Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men (Đức). Ông sớm nhận ra bản chất bóc lột, thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. - Mác và Ăng-ghen đều nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của tư sản, giải phóng mọi áp bức bất công. - Năm 1844, Ăng-ghen gặp Mác, bắt dầu tình bạn lâu dài, bền chặt và cảm động giữa hai nhà lí luận cách mạng lỗi lạc. 10. Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế. - Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác. - Đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. 15
  16. BÀI 5: CÔNG XÃ PA-RI 1871 1. Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4 -9- 1870 như thế nào? - Thái độ của “Chính phủ vệ quốc”: Vội vã xin đình chiến, đầu hàng, đàn áp nhân dân. - Thái độ nhân dân: Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 2. Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa ngày 18 – 3- 1871. - Sáng 18 - 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri), nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân. + Công nhân Pa-ri và gia đình họ kéo đến ngày càng đông để hỗ trợ cho các chiến sĩ Quốc dân quân. Quân Chi-e bị vây chặt. + Bọn chỉ huy điên cuồng ra lệnh bắn vào nhân dân nhưng binh lính không tuân lệnh giúp nhân dân, tước vũ khí của chúng. 3. Những chính sách của Công xã Pa-ri phục vụ cho ai? Những chính sách của Công xã Pa-ri phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động. 4. Tại sao Đức ủng hộ Chính phủ Véc-xai trong việc chống lại Công xã Pa-ri? Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa -ri vì: - Chính phủ Chi-e kí hòa ước với những điều khoản có lợi cho Đức: Cắt hai tỉnh An-dát và Lo-ren cho Đức, bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. - Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống Công xã. 5. Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa-ri và quân Véc-xai diễn ra như thế nào? - Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại. - Ngày 20-5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tấn công vào thành phố, nhân dân Pa-ri chống trả quyết liệt - Ngày 27-5, Trân chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở trân địa Cha La- se-dơ. - Đến ngày 28-5-1871, cuộc chiến đấu kết thúc, lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu”, Công xã Pa-ri sụp đổ. 6. Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri? Nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri vì: - Chính phủ vệ quốc sau khi thành lập không tổ chức đấu tranh chống Phổ mà nhanh chóng đầu hàng, đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân. 7. Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri. Thời gian Sự kiện Kết quả 16
  17. Quân Chính phủ bị đánh bị, 18-3-1871 Chiến sự ở Pa-ri nhân dân Pa-ri làm chủ 26-3-1871 Bầu cử Hội đồng Công xã Công xã được thành lập Tháng 4 – đầu tháng 5 - Quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa- Quân Vec-xai chiếm phía 1871 ri Tây và phía Nam Pa-ri 20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri Cuộc chiến diến ra ác liệt Trận chiến ở nghĩa địa Cha La-se- 27-5-1871 Công xã sụp đổ dơ 8. Vì sao nói Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới? Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì: - Thành lập lực lượng vũ trang, lực lượng an ninh của nhân dân. - Ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lượi của nhân dân. - Bản chất của công xã là do dân và vì dân, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản. 9. Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa-ri. - Ý nghĩa: + Là hình ảnh của chế độ mới, xã hội mới. + Cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn. - Để lại bài học quý báu như: + Cách mạng muốn giành thắng lợi phải có Đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông. + Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân,do dân, vì dân. 17
  18. BÀI 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? - Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì: + Các nước thuộc địa vừa là nơi cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ. + Ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào. + Đầu tư vào thuộc địa vốn đầu tư ít mà lại mang lại nguồn lãi lớn và nhanh chóng. 2. Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh. - Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh: + Anh tiến hành cách mạng công nghiệp sớm, đã trở nên lạc hậu và chậm áp dụng kĩ thuật, trang thiết bị hiện đại. + Hàng rào thuế quan chặt chẽ làm cho hàng hóa Anh khó xâm nhập vào thị trường thế giới như trước. + Giai cấp tư sản, Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước. 3. Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh? Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. 4. Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào? - Về kinh tế: + Đến năm 1870, công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh) tụt xuống hàng thứ tư thế giới. + Đầu thế kỉ XX một số ngành vẫn phát triển: Khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô + Nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ. - Các công ty độc quyền ra đời dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. 5. Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì + Phần lớn tư bản của Pháp là cho các nước châu Âu vay để thu lãi. + Pháp là chủ nợ lớn nhất trong hệ thống kinh tế thé giới. 6. Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào? - Về kinh tế: Từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ). + Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập chung tư bản diễn ra ở Đức cao độ. => Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Đức. 18
  19. 7. Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích. - Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến". - Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì: + Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: Để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. + Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới. 8. Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình trạng kinh tế như thế nào? - Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. - Tập trung tư bản cao độ. - Nông nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. => Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền ớ Mĩ ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. 9. Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”? - Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hình thành hàng loạt các tổ chức độc quyền công nghiệp khổng lồ, chi phối nền kinh tế Mĩ. Đứng đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho 10. Qua tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó. - Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển mạnh mẽ. + Quá trình tập chung sản xuất, tập chung tư bản diễn ra mạnh mẽ + Hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. 11. Em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào? Hình 32 (SGK, trang 43) thể hiện vai trò quyền lực của các công ti độc quyền ở Mĩ: - Con mãng xà khổng lồ tượng trưng cho các tổ chức độc quyền của Mĩ, có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng (trụ sở chính quyền), há to mồm đe dọa, nuốt sống người dân. + Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân. 12. Quan sát lược đồ (SGK, trang 44) kết hợp với bản đồ thế giới và các kiến thức đã học, ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ. - Thuộc địa của Anh: Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Ấn Độ, Ai Cập, Xu-đăng, Nam Phi, My-an-ma - Thuộc địa của Pháp là: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xoa - Thuộc địa của Đức: Tô-gô, Camơrun, - Thuộc địa của Mĩ: Phi-lip-pin, Cuba, Mê-hi-cô, 13. Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa? 19
  20. Các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng 14. So sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870, 1913. Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư 1870 Anh Pháp Mĩ Đức 1913 Mĩ Đức Anh Pháp 15. Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ). - Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) và các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức) là vấn đề thuộc địa. + Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Mĩ, Đức. + Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh, Pháp. 15. Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào? Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là: Các nước đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới. 20
  21. BÀI 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI TK XIX- ĐẦU TK XX 1. Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX? - Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương. - Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. - Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô. - Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883). 2. Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã? - Hoàn cảnh ra đời: + Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở nhiều nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất. + Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai. - Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã: + Nội bộ Quốc tế thứ hai phân hóa. + Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản. 3. Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin. - V.I.Lê-nin (1870 - 1924) sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng. - Năm 1893, ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít ở đây. - Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng. 4. Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới? - Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chủ trương tiến hành các mạng xã hội chủ nghĩa,đánh đổ chế độ tư sản thành lập chuyên chính vô sản. - Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân. - Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng. 5. Trình bày nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng Nga 1905 – 1907. * Nguyên nhân: - Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 21
  22. - Chế độ Nga hoàng thối nát đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật. => Nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng. * Diễn biến: - Từ cuối 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra. - Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907. + Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua nhưng bị đàn áp đẫm máu. + Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh phá dinh cơ địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. + Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. - Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại. 6. Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương. - Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. - Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô. - Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883). 7. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907. - Đối với nước Nga: + Cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. + Làm suy yếu chế độ Nga hoàng. + Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười năm 1917. - Đối với thế giới: Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. 22
  23. BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII- XIX 1. Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? - Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước vì: + Với những tiến bộ về kĩ thuật, thế kỉ XIX sản xuất bằng máy mọc trở nên phổ biến, nhiều máy chế tạo công cụ được phát minh. + Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. + Động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải. 2. Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự. - Về công nghiệp: + Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép. + Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh, rẻ. + Phát minh nhiều chế tạo công cụ máy: Máy phay, máy tiện, + Nhiều nguyên liệu mới được sử dụng. + Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. - Về giao thông vận tải: + Đóng được tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. + Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo. + Xây dựng nhiều tuyến đường sắt. + Giữa thế kỉ XIX, điện tín được phát minh. - Về nông nghiệp: Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. + Phân hóa học được sử dụng. + Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. - Về quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, súng trường bán nhanh và xa: Chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn; 3. Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX. - Hóa học: Men-đê-lê-ép: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Vật lí: + Niu-tơn: Thuyết vạn vật hấp dẫn. + Lô-mô-nô-xốp: Định luật bảo toàn và năng lượng. - Sinh vật: + Đác -uyn: Thuyết tiến hóa và di truyền. + Puốc-kin-giơ: Thuyết tế bào. 23
  24. 4. Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX. - Phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ. - Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển. 5. Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII, XIX. Lĩnh vực Thành tựu - Về công nghiệp: + Kĩ thuật luyện kim phát triển, phát minh nhiều máy chế tạo công cụ; máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. + Giao thông vận tải: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước, đầu máy xe lửa Kĩ thuật chạy bằng hơi nước; điện tín được phát minh. - Về nông nghiệp: Phân hóa học được sử dụng, Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. - Về quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất. - Khoa học tự nhiên: + Hóa học: Men-đê-lê-ép: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. + Vật lí: Niu-tơn: Thuyết vạn vật hấp dẫn, Lô-mô-nô-xốp: Định luật bảo toàn và năng lượng. Khoa học + Sinh vật: Đác -uyn: Thuyết tiến hóa và di truyền, Puốc-kin-giơ: Thuyết tế bào. - Khoa học xã hội: Chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Đức, Chính trị kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng, Chủ nghĩa xã hội khoa học. - Về văn học; + Ban -dắc: Tấn trò đời, Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê, Vỡ mộng, Trời không có mắt. Văn học + Vích-to Huy-gô: Những người khốn khổ + Pu-skin: Thơ + Lép Tôn-xtôi: Thời thơ ấu, Chiến tranh và hòa bình, - Âm nhạc: Mô-da, Sô-panh, Bet-tô-ven, Nghệ thuật - Hội họa: Đa-vit, Đơ-la-croa, 6. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân. - Các tác phẩm phê phán chế độ phong kiến, vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động. - Là vũ khí tư tưởng chống bọn cầm quyền phản động, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân. 24
  25. 7. Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX. Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- xtôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”. 25
  26. BÀI 10: TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu. Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc 2. Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? - Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế ki XIX. Đức chiếm vùng Sơn Đông: Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử: Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc 3. Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911? Thời gian Phong trào Người lãnh đạo Kết quả 1851- 1864 Thái bình Thiên quốc Hồng Tú Toàn Thất bại Khang Hữu Vi và Lương Khải Cuộc vận động Duy 1898 Siêu chủ trương, vua Quang Tự Thất bại tân đứng đầu Cuối TK XIX- Phong trào Nghĩa Nông dân Thất bại đầu TK XX Hòa đoàn Thắng lợi 1911 Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc đồng minh hội nhưng không triệt để 4. Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân? - Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công. - Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. 5. Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại? Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại là do: Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc. Thiếu vũ khí chiến đấu. Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp Tư sản còn quá yếu Các nước đế quốc đang phát triển mạnh 26
  27. 6. Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911)? Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. 7. Dựa theo lược đồ, trình bày một vài nét chính diễn biến của Cách mạng Tân Hợi? + Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. + Ngày 29 - 12 - 1911. Chính phủ lâm thời được thành lập tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. + Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khái (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên lên Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt 27
  28. BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG Á CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? - Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông. - Đông Nam Á giàu tài nguyên => Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Có nguồn nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đã suy yếu. 2. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật? Chính sách cai trị hà khắc: - Về kinh tế: Vơ vét tài nguyên, hạn chế sự phát triển kinh tế các nước thuộc địa. - Về chính trị: Chia để trị. - Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. 3. Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào? Mượn cớ "giúp đỡ" nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính, cai trị Phi-lip-pin. 4. Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của thực dân phương Tây. - Thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc, ra sức khai thác, bóc lột thuộc địa. - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra mạnh mẽ => Đều thất bại. 5. Dựa theo lược đồ, trình bày khát quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây. - Qua ba cuộc chiến tranh, Anh đã thôn tính được Miến Điện (Mi-an-ma). Từ năm 1885, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh và bị sáp nhập vào Ấn Độ. - Cuối thế kỉ XIX Anh chiếm Mã Lai. - Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào. - Mĩ chiếm Phi-lip-pin từ tay thực dân Tây Ban Nha. - Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a. - Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm. 6. Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ: + Ở In-đô-nê-xi-a: Phong trào đấu tranh của trí thức tư sản diễn ra mạnh mẽ. 5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập. + Ở Phi-líp-pin, Cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính. + Ở Cam-pu-chia, khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), và khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867) gây cho Pháp nhiều khó khăn. 28
  29. + Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ đến năm 1907 mới bị dập tắt gây cho Pháp nhiều khó khăn. + Ở Việt Nam, phong trào Cần vương (1885 - 1896) bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn. Tiếp đó Phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp - Nguyên nhân thất bại: + Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết. + Thiếu tổ chức lãnh đạo, chưa có đường lối chính trị đúng đắn. + Chính quyền phong kiến nhiều nước không kiên quyết đánh giặc đến cùng. + Thế lực đế quốc mạnh. 7. Lập niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tên nước Tên cuộc đấu tranh Thời gian Kết quả Nhiều tổ chức công đoàn được In-đô-nê-xi- Đấu tranh của tri thức tư Cuối TK XIX- thành lập. a sản tiến bộ đầu TK XX -5-1920, Đảng Cộng sản In-đô- nê-xi-a được thành lập. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra Phi-lip-pin Cách mạng bùng nổ 1896-1898 đời Khởi nghĩa của A-cha-Xoa Cam-pu-chia 1863-1866 Gây cho Pháp nhiều tổn thất. ở Ta-keo Khởi nghĩa của Pu-côm-bô 1866-1867 Gây cho Pháp nhiều tổn thất. ở Cra-chê Đấu tranh vũ trang ở Xa- Lào 1901 Thất bại va-na-khét Gây cho Pháp nhiều tổn thất, KN ở cao nguyên Bô-lô- 1901-1907 bước đầu thành lập liên minh ven chống Pháp Miến Điện Kháng chiến chống Anh 1885 Thất bại Việt Nam Phong trào Cần Vương 1885-1896 Thất bại Khởi nghĩa Yên Thế 1896-1913 Thất bại 29
  30. BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX 1. Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị? Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự. - Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống phục vụ giao thông liên lạc. - Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyến để thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. - Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp 2. Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh? Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ. Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su- bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển 3. Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thộc địa của đế quốc Nhật? Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga. Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều. 4. Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868? * Nội dung: - Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông - Chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ở phương Tây. 30
  31. - Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. * Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bản trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây. 5. Nêu những sự kiện nào chứng tỏ vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi. Mít-su-bi-si. Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. - Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nua - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận. Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt. 31
  32. BÀI 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914- 1918) 1. Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất? - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt. - Các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất vì mong muốn thanh toán địch thủ để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. 2. Nêu những nét chính về diễn biến chiến sự trong giai đoạn thứ nhất. - Ngày 28-7-1914, Áo – Hung tuyên chiế với Xéc – bi. - Đức tuyên chiến với Nga (ngày 1-8) và Pháp (ngày 3-8). - Ngày 4-3, Anh tuyên chiến với Đức. - Đức tập chung lực lượng nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp. - Quân Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp. => Cả hai phe chuyển sang thế cầm cự. 3. Lập niên biểu về giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thời gian Sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. Nước Nga Xô - viết rút khỏi chiến 7-11-1917 tranh 7-1918 Quân Anh, Pháp bắt đầu phản công Quân Anh, Pháp, Mĩ tổn tấn công vào các mặt trận, các đồng minh của Đức 9-1918 lần lượt đầu hàng. 9-11-1918 Cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ chế độ cộng hòa được thành lập. 11-11- Chính phủ Đức đầu hàng không điểu kiện chiến tranh kết thúc. 1918 4. Sự chuyển biến chiến sự ở giai đoạn này diễn ra như thế nào? - Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại và đầu hàng. + Ngày 7 - 11 - 1917, Cách mạng tháng Mười tháng lợi ở Nga, Nga rút khỏi chiến tranh. + Tháng 7 - 1918, quân Anh, Pháp phản công. + Tháng 9 - 1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng. + Ngày 9 - 11 - 1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hoà. + Ngày 11 - 11 - 1918, Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung. 5. Từ diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy nêu tính chất của nó. 32
  33. - Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, mang tính chất phi nghĩa, phản động, chỉ đem lại nguồn lợi cho tư sản cầm quyền. - Là cuộc chiến tranh ăn cướp, tiêu tốn nhiều tiền của và gây thiệt hại nặng nề. 6. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. * Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. + Các đế quốc "già" (Anh. Pháp) kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. + Các đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. => Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa hết sức gay gắt. Hàng loạt cuộc chiên tranh đế quốc để giành giật thuộc địa diễn ra. - Hình thành hai khối quân sự đối lập là: Khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Nga (1907). Hai khối tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới. * Nguyên nhân trực tiếp: Đức – Áo lấy cớ Thái tử Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát để phát động chiến tranh. 7. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào? - Chiến tranh thế giới thứ nhất gây hậu quả nặng nền đối với nhân loại: + 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. + Nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, bị phá hủy. + Chi phí cho chiên tranh khoảng 85 tỉ đôla. - Bản đồ chính trị thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa. - Trong chiến tranh thế giới thứ nhất thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. 8. Lập bảng niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thời gian Sự kiện 1 – 8 – 1914 Đức tuyên chiến với Nga 3 – 8 – 1914 Đức tuyên chiến với Pháp 4 – 8 – 1914 Anh tuyên chiến với Đức Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến: Đức tấn công Pháp, Pa-ri bị uy hiếp. Nga 1914 - 1916 tấn công Đức cứu nguy cho Pháp. 7 - 11 - 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công 9 - 1918 Quân Anh, Pháp, Mỹ tổng tấn công trên khắp các mặt trận 11 - 11 - Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. 1918 33
  34. BÀI 14: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 1. Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại Thời gian Sự kiện chính Giữa thế kỷ XVI Cách mạng Hà Lan Giữa thế kỷ XVII Cách mạng tư sản Anh Năm 1776 Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Mĩ Cuối TK XVIII Cách mạng tư sản Pháp Năm 1848 Tuyên ngôn Đảng Cộng sản 1848- 1849 Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức. 1868 Minh Trị duy tân 1871 Công xã Pari Cuối TK XIX Phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân Si-ca-go ở Mĩ 1911 Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc 1914- 1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Em hãy chọn năm sự kiện tiêu biểu nhất của kịch sử thế giới cận hiện đại và giải thích vì sao? + Sự kiện thứ nhất: Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà. + Sự kiện thứ hai: Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu. + Sự kiện thứ ba: Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai. + Sự kiện thứ tư: Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ở châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, song nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau. + Sự kiện thứ năm: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa chia lại thị trường thế giới Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại. 3. Hãy nêu nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại. - Sự ra đời, phát triển của nền sản xuất mới - TBCN: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản. - Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên: + Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển. + Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và 34
  35. cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì. + Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì. + Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất. + Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ở nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. + Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông. + Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập. + Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng xuất hiện). + Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 35
  36. BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1. Nêu những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX. Tình hình nước Nga trước cách mạng: Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni- cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: Kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dán tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. 2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 đã làm được những việc gì? - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng bị lật đổ. - Tình hình chính trị đặc biệt diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu Công nhân, nông dân và binh lính. 3. Trình bày những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat. Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng. Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn. 4. “Sắc lệnh hòa bình và “sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân? Sắc lệnh hòa bình và “sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lợi tự do, bình đẳng mà không có sự áp bức, bóc lột; nông dân có ruộng để cày cấy, 5. Vì sao nhân dân Xô – Viết bảo vệ được thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười? Nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng là nhờ vào sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nhờ chính quyền thực hiện chính sách "Cộng sản thời chiến", nước Nga đã vượt qua khó khăn về kinh tế có đủ lương thực cho Hồng quân. Hồng quân đã chiến đấu dũng cảm, có chỉ huy quân sự tài ba. 6. Tại sao Giôn Rit lại đặt tên cho cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”? Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao 36
  37. động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. 7. Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng? Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì: Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN. 8. Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga. Ngay năm 1919, Giôn Rít- nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới, tường thuật lại diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga. Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. 37
  38. BÀI 16: LIÊN XÔ XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga? - Nội dung Chính sách kinh tế mới: + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thu thuế lương thực. + Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. + Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ. + Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. - Tác động: + Nền kinh tế được phục hồi và phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện. + Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa? - Sau khi khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. + Sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm Quốc dân. + Liên Xô phải nhập máy móc của nước ngoài. => Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải tực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa XHCN. 3. Nêu những thành tựu về văn hóa – giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941) - Về văn hóa - giáo dục: + Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ. + Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. + Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, 4. Nêu nội dung của Chính sách kinh tế mới. - Nội dung Chính sách kinh tế mới: + Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực, thay bằng thu thuế lương thực. + Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. + Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ. + Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga. 5. Trình bày những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941. 38
  39. - Về kinh tế: + Đến năm 1936, sản lượng công nghiệp Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). + Hoàn thành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp. - Về văn hóa – giáo dục: + Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ. + Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. + Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, - Về xã hội: Các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa. 39
  40. BÀI 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) 1. Qua bảng thống kê (SGK, trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức? - Sản lượng than, thép ở Anh, Pháp, Đức những năm 1920 – 1929 tăng lên nhanh chóng. - Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất. 2. Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì? - Kết quả: + Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ Cộng hòa, quần chúng lao đọng đã giành được quần tự do dân chủ. + Tháng 11 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức. - Hạn chế: + Cuộc cách mạng vẫn dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, không chuyển sang cách mạng XHCN như ở Nga vì giai cấp vô sản chưa đủ mạnh và không thực sự nắm quyền lãnh đạo. + Mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản. 3. Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào? - Cách mạng tháng Mười Nga thành công. - 1918-1923, cao tào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở câu Âu, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), - Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn. - Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản đã khai mạc ở Mat-xco-va. 4. Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931? - Anh: Sản lượng thép sụt giảm nhanh chóng. - Liên Xô: Sản xuất thép tăng trưởng nhanh. 5. Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức. - Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề nền kinh tế nước Đức: Sản xuất công nghiệp giảm sút, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng, - Mâu thuẫn xã hội dâng cao, đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ. - Ngày 4/1/1933. Hít - le lên làm thủ tướng, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh. 6. Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp? - Nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít do: + Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh. 40
  41. + Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, bao gồm nhiều đảng phái chính trị tham gia. + Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. + Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi. 7. Hãy nêu tình hình chung của các nước tư bản Châu Âu trong những năm 1918- 1929? - Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế. - Một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước châu Âu trong những năm 1918- 1923 (điển hình là ở Đức) đe dọa nền thống trị của tư sản. - Từ 1924-1929, Chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị. - Kinh tế các nước tư bản dần phục hồi và phát triển nhanh chóng. 8. Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943? - Quốc tế Cộng sản đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới. - Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. => Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. 9. Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ? - Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất - Xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ, nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ. - Chính trị: Chủ nghĩa phát xít được hình thành và nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản). 10. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? - Ở Đức: + Giai cấp tư sản dung dưỡng cho sự hình thành chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. + Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít. - Ở Pháp: + Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh. + Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, bao gồm nhiều đảng phái chính trị tham gia. + Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử 5-1936. 41
  42. BÀI 18: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) 1. Theo em, hai bức ảnh (SGK, trang 93) phản ánh điều gì? - Hai bức ảnh phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. + Bức ảnh "Bãi đỗ xe ở New York năm 1928" cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo ô tô, một ngành kinh tế hàng đầu của Mĩ. + Bức ảnh "Công nhân xây dựng nhà cao ốc ở Mĩ" cho thấy sự phát triển của ngành xây dựng và sự phồn vinh của nền kinh tế Mĩ, thời kì này ở Mĩ đã xuất hiện nhiều tòa cao ốc. 2. Qua các hình 65, 66, 67 (SGK, trang 94), em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ? Ba bức ảnh phản ánh sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội Mĩ. + Giai cấp tư sản giàu có trong khi nhân dân lao động vẫn sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn. 3. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? - Đảng cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh phong trào công nhân chống lại tư sản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ. - Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân. 4. Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào? Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai người lao động: Công nhân, nông dân, thương nhân 5. Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69 (SGK, trang 95). Bức tranh nói lên hình ảnh khổng lồ - tượng trưng cho vai trò điều tiết của nhà nước đã vực dậy nền kinh tế Mĩ, đưa Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng. 6. Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? - Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới. + Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%. + Năm 1928, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. + Đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ + Về tài chính: Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới. 7. Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 nhờ tổng thống Mĩ Ru-dơ- ven đã thực hiện Chính sách mới với những biện pháp phù hợp, kịp thời. 8: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven. - Giải quyết nạn thất nghiệp. 42
  43. - Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính: Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước. - Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. 43
  44. BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939) 1. Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929? - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. - Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp. 2. Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản. - Từ năm 1927, thủ tướng Nhật Bản đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: + Khởi đầu là chiếm Trung Quốc, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. - Tháng 9 - 1931, đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng mở rộng. => Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương. 3. Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? - Trong những năm 1929-1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống quá trình phát xít hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã diễn ra mạnh mẽ. - Cuộc đấu tranh thu hút động đảo nhiều tầng lớp tham gia, làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản. 4. Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. + Sản lượng công nghiệp của Nhật tăng gấp 5 lần. + Nhiều công ty xuất hiện, mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Á. - Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp. - Chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ. 5. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài? - Giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để: + Đưa Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. + Giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa. + Thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thống trị thế giới của Nhật. 44
  45. BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918- 1939) 1. Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á. Tên nước Phong trào đấu tranh Trung Quốc Phong trào Ngũ tứ (1919) Cách mạng nhân Mông Cổ (1921-1924), thành lập nhà nước dân chủ Mông Cổ nhân dân Mông Cổ. Đông Nam Á Phong trào độc lập lan rộng khắp các nước. Việt Nam Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ. Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh Ấn Độ mẽ. Chiến tranh giải phóng dân tộc (1919-1922) thắng lợi, thành lập nước Thổ Nhĩ Kì Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì. 2. Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Giai cấp công nhân tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. - Phong trào đấu tranh ở một số nước đã có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản như ở Trung Quốc, Việt Nam, 3. Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)? - Khẩu hiệu của Phong trào Ngũ tứ: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ hiệp ước 21 điều” + Vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến. + So với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn vì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ mang tính cát chống phong kiến "Đánh đổ Mãn Thanh". 4. Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á? - Các Đảng cộng sản được thành lập giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á. - Phong trào đấu tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ có những mục tiêu rõ ràng, chấm dứt các phong trào đấu tranh lẻ tẻ, tự phát. 5. Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới? - Trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập. 45
  46. - Giai đoạn này xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi tự do ở Mã Lai. 6. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương? - Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương diễn ra sôi nổi, liên tục. - Diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang. - Mục tiêu chống thực dân Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn lẻ tẻ, tự phát. - Ở Việt Nam Đảng Cộng sản được thành lập, lãnh đạo cách mạng. 7. Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào? - Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan, giành độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. - Năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra do Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a lãnh đạo => đều bị đàn áp. - Quần chúng nhân dân ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô - lãnh tụ của Đảng Quốc dân đứng đầu, tiếp tục đấu tranh. 8. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ? - Do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh làm cho đời sống nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á cực khổ. - Do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã cổ vũ phong trao giải phóng dân tộc ở châu Á. 9. Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939? - Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ. - Tháng 7-1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. - Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng lật đổ các tập đoàn quân phiệt đang thống trị ở Trung Quốc. - Năm 1927 - 1937: Nội chiến lật đổ nền thống trị phản động của Quốc dân đảng. - Tháng 7-1937: thời kì Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật. 10. Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? - Phong trào diễn ra mạnh mẽ, lan rộng ra nhiều khu vực. - Hình thức phong phú. - Trong quá trình đáu tranh giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào. - Ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. - Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển. 46
  47. BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939- 1945). 1. Em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? - Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu, đã nhượng bộ Hít-le. - Kẻ thù lớn nhất của Đức là Liên Xô nhưng vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Đức cần có thời gian củng cố lực lượng nên quyết định tấn công các nước châu Âu trước. 2. Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. * Giai đoạn đầu (9-1939 đến năm 1943) - Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ. - Mặt trận Tây Âu: Đức đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu. - Mặt trân Xô-Đức: Ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. - Mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương: + Tháng 12- 1941, Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. + Nhật chiếm Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương. - Mặt trận Bắc Phi: Tháng 9-1940, I-ta-li-a tấn công Ai Cập. 3. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? - Hồng quân và nhân dân Liên Xô đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. + Đi tiên phong trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, không những vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mà còn vì sự sống còn của toàn nhân loại. + Liên Xô tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật. + Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít. 4. Em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? - Chiến tranh thế giới thứ hai gây hậu quả nặng nề, là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. + Số người chết và bị thương lớn nhất. + Tàn phá nhiều thành phố, làng mạc. + Thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại là phải ngăn chặn chiến tranh. 5. Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Đức, I-ta-li-a mất hết thuộc địa => Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc trở nên gay gắt. 47
  48. - Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tạo điều kiện để chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản => Hình thành ba lò lửa chiến tranh. => Chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh để chia lại thị trường thế giới. 6. Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) Thời gian Sự kiện 1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ 9-1940 I-ta-li-a-tấn công Ai Cập 26-6-1941 Đức tấn công Liên Xô 7-12-1941 Nhật tấn công Mĩ ở Ha-oai 1-1942 Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập 2-2-1943 Chiến thắng Xta-lin-grat 6-6-1944 Liên quân Anh - Mĩ đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp 9-5-1945 Phát xít Đức đầu hàng 15-8-1945 Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc 48
  49. MỤC LỤC BÀI TÊN BÀI TRANG 1 Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên 1 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII 4 3 Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới 11 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của CN Mác 14 5 Công xã Pari 1871 16 6 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX- đầu TK XX 18 7 Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX- đầu TK XX 21 8 Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật 23 10 Trung Quốc giữa TK 19- đầu TK 20 26 11 Các nước Đông Nam Á cuối TK XIX- đầu TK XX 28 12 Nhật Bản giữa TK XIX- đầu TK XX 30 13 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) 32 14 Ôn tập lịch sử thế giới cận đại 34 Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ 15 cách mạng (1917- 1921) 36 16 Liên Xô xây dựng CNXH (1921- 1941) 38 17 Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) 40 18 Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) 42 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) 44 20 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918- 1939) 45 21 Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) 48 49