Đề cương ôn tập thời gian nghỉ phòng dịch môn Tiếng Việt Lớp 3 - Đợt 7

doc 2 trang thungat 3922
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thời gian nghỉ phòng dịch môn Tiếng Việt Lớp 3 - Đợt 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thoi_gian_nghi_phong_dich_mon_tieng_viet_lop.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập thời gian nghỉ phòng dịch môn Tiếng Việt Lớp 3 - Đợt 7

  1. Đề cương ôn tập thời gian nghỉ phòng dịch – Đợt 7 Môm Tiếng Việt lớp 3 (cô Xuân) *) Luyện đọc và trả lời các câu hỏi bài tập đọc tuần 22 , 23 1. Điền vào chỗ trống inh hay in: B . tĩnh; t . tưởng; t cảm; chín . mọng, ch xác; n thở; m . mẫn; k đáo; k trọng; v quang; m . bạch; lung l .; x . xắn; nhường nh , t tế ; lung l ; thành phố V , 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? trong các câu sau: - Mạc Đĩnh Chi quê ở Nam Sách, Hải Dương. - Câu chuyện Mạc Đĩnh Chi thắng “ Trạng Cờ” diễn ra ở Yên Kinh, Trung Quốc - Ngô Quyền đánh tan đội quân Nam Hán cả trăm vạn tên trên sông Bạch Đằng. 3. Chép vào vở và gạch dưới những sự vật được gọi và tả như người: a. Trống Choai là một cậu gà đẹp trai. Bộ cánh của cậu lúc nào cũng bóng mượt, cái mào đỏ chói lắc lư rất kiêu ngạo. Mới tờ mờ sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. Cậu nói với cả xóm: “ Tuổi trẻ phải gáy thật to, thật vang thì mới oai chứ!” b. Những cánh buồm chung thủy với con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. c. Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào gương soi 4. Em viết tên những thành phố hoặc những vùng quê mà em biết. 5. Chép đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mặt trời từ từ nhô lên phía đằng đông, tỏa những tia nắng vàng ấm áp xuống làng quê. Chị cò vươn vai choàng tỉnh giấc. Chị khẽ mỉm cười với giọt sương trong như ngọc bích đọng trên vạt áo xanh biếc của chị. a. Sự vật nào được nhân hóa: b. Sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào? . 6. Viết một đoạn văn kể về một người trí thức mà em biết. (Viết xong em đọc cho người thân nghe, rồi đọc thuộc đoạn văn nhé.)
  2. 7) Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a) Ê-đi-xơn là nhà bác học rất giàu sáng kiến. b) Ngay từ hồi còn nhỏ tuổi, Kim Đồng đã là một cậu bé rất yêu nước. c) Bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân rất tận tụy. 8. Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại ý trong các câu dưới đây. a.Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng. (Mẫu : Bác cần trục dang cánh tay rắn chắc của mình bốc dỡ hàng ở bến cảng.) b. Mấy con chim hót ríu rít trên cây. 9. Đặt 5 câu nói về con vật hoặc đồ vật có biện pháp nhân hóa. (M: Chú mèo này rất ngoan.) 10. Đặt đấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Trần Bình Trọng là một danh tiếng thời nhà Trần. Trong một trận chiến đấu chống quân Nguyên ông bị giặc bắt. Khi tướng giặc dụ ông đầu hàng ông đã quát lên: “Tao thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc, tao đã bị bắt thì chỉ có một chết mà thôi.” 11. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và chép lại đoạn văn đó cho đúng chính tả. Mùa hạ đến tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu cái nắng như vàng hơn nhiều hơn và kéo dài hơn trên những tán cây lũ ve sầu đang đua nhau kêu ra rả trong sân trường im ắng hoa phượng bỗng rộ lên một màu đỏ chói chang. 12. Viết lại đoạn văn kể về một người lao động trí óc mà em biết. (Viết xong em đọc cho người thân nghe rồi đọc thuộc doạn văn nhé.) 13. Viết đoạn văn kể về một vị anh hùng dân tộc mà em biết. (Viết xong em đọc cho người thân nghe rồi đọc thuộc doạn văn nhé.)