Đề cương ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8

doc 2 trang thungat 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK I MÔN : LỊCH SỬ / LỚP : 8/1 Câu 1 : Hiểu thế nào là cuộc cách mạng tư sản ? - Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản ( hay quý tộc mới ) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến , đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền , mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản . Câu 2 : Hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế và quân chủ lập hiến ( giống và khác nhau như thế nào ) ? - Giống nhau : + Đều có vua . + Đều là hình thức nhà nước theo thể chế quân chủ . - Khác nhau : Nhà nước quân chủ chuyên chế Nhà nước quân chủ lập hiến - Vua nắm mọi quyền hành . - Vua chỉ là đại diện , còn mọi quyền hành trong Quốc hội . - Do giai cấp phong kiến lãnh đạo . - Do giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản và quý tộc mới . - Là thể chế nhà nước của hình thái - Là thể chế nhà nước của hình thái tư Phong kiến . bản chủ nghĩa . Câu 3 : Hiểu thế nào là cuộc cách mạng công nghiệp ? Hệ quả của nó ? - Là cuộc cách mạng kĩ thuật trong sản xuất , là quá trình từ nền sản xuất nhỏ bằng thủ công chuyển sang sản xuất lớn bằng máy móc . Diễn ra đầu tiên ở Anh sau đó lan rộng ra toàn thế giới . - Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp là : Về kinh tế : + Nâng cao năng suất lao động , đời sống được cải thiện , tạo ra khối lượng sản phẩm lớn . + Thay đổi bộ mặt các nước tư bản , nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời . Về xã hội : + Hình thành 2 giai cấp mới: tư sàn công nghiệp và vô sản công nghiệp , song lại mâu thuẩn với nhau dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản . Câu 4 : Đối tượng xâm lược của chủ nghĩa phương Tây ? Vì sao ? ( cụ thể ở một nước nào đó ) . - Đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây là : các nước Châu Á , Châu Phi , và một số đảo trên Thái Bình Dương . - Vì : có vị trí địa lí gần các nước phương Tây , đất rộng , người đông , giàu tài nguyên , thiên nhiên . Chế độ phong kiến đang suy yếu . Câu 5 : Các công ty độc quyền ra đời như thế nào ? Vai trò của nó ? - Kinh tế phát triển đến khi tập trung cao độ sản xuất thì các công ty độc quyền xuất hiện . - Vai trò : chi phối đời sống và kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa . Câu 6 : Nguyên nhân nền kinh tế Mĩ phát triển mau lẹ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? - Nguyên nhân : + Vì vị trí địa lí của Mỹ nằm vực xảy ra chiến tranh nên Mĩ không phải hứng chịu hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất . + Mĩ tham gia vào giai đoạn cuối của chiến tranh nên cũng được chia phần thắng lợi từ chiến tranh . + Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước châu Âu vay trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ .
  2. Câu 7 : Nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) ? - Nguyên nhân : Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt . Trong khi đó sức mua giảm sút vì nhân dân quá nghèo khổ . - Hậu quả : + Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa . + Hàng trăm triệu người ( công nhân , nông nhân và gia đình họ ) rơi vào tình trạng đói khổ , cùng cực dẫn đến các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân bùng nổ ở khắp nơi . + Một số nước tư bản châu Âu như Anh , Pháp , tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội . + Chính từ cuộc khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức ,Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang nhằm gây chiến tranh chia lại thế giới . Câu 8 : Vì sao phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? - Do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân . - Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo . Câu 9 : Nguyên nhân và kết quả của chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945 ) ? Nguyên nhân : - Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất . - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc , dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới . - Hình thành hai khối quân sự đối địch nhau : khối đồng minh ( Anh – Pháp – Mĩ ) và khối phát – xít ( Đức – Ý – Nhật ) . - Mâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô. - Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. - Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ . * Hậu quả : - Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản .Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh. - Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại . - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.