Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 20202 môn Giáo dục công dân

docx 78 trang thungat 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 20202 môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_thpt_quoc_gia_20202_mon_giao_duc_cong_dan.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 20202 môn Giáo dục công dân

  1. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD KIẾN THỨC CẦN NHỚ LỚP 11 (Dựa theo ma trận cấu trúc đề tham khảo thi THPT QG 2019) BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Sản xuất của cải vật chất a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? - Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất - Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội - Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. ⇒ Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất - Sức lao động: + Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng trong quá trình sản xuất. + Sức lao động gồm: thể lực và trí lực. + Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. - Đối tượng lao động: + Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - 1 - Phạm Thanh Trí
  2. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Đối tượng lao động có hai loại: Đối tượng lao động có sẵn (gỗ, đất đai, khoáng sản ) và đối tượng lao động qua tác động của lao động (sợi để dệt vải, sắt thép, xi măng ). + Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn. + Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. - Tư liệu lao động: + Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. + Phân loại tư liệu lao động: • Công cụ lao động. • Kết cấu hạ tầng. • Hệ thống bình chứa. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội a. Phát triển kinh tế - Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung: + Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. + Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: • Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. • Phát triển kinh tế đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. • Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. • Gắn với chính sách dân số phù hợp. • Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và tiến bộ. - 2 - Phạm Thanh Trí
  3. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Công bằng xã hội. b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội - Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân. - Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa. - Đối với xã hội: + Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. + Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. + Là điều kiện kiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa. BÀI 2: HÀNG HOÁ – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG 1. Hàng hóa a. Hàng hóa là gì? - Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán. b. Đặc điểm hàng hóa - Là một phạm trù lịch sử tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa. - Sản xuất chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể ở dạng hữu cơ hay phi vật thể. c. Hai thuộc tính của hàng hóa - 3 - Phạm Thanh Trí
  4. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Hàng hóa gồm có hai thuộc tính: + Giá trị sử dụng: • Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của vật chất có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. • Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật giá trị sử dụng của một vật được phát hiện ra ngày càng phong phú và đa dạng. • Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn. + Giá trị hàng hóa: • Giá trị của hàng hóa chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để làm ra một đơn vị hàng hóa. • Hao phí lao động từng người sản xuất được gọi là thời gian lao động cá biệt. • Thời gian lao động cá biệt tạo ra giá trị cá biệt của hàng hóa. • Nền sản xuất hàng hóa lượng giá trị không tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính bằng thời gian lao động cần thiết. • Thời gian lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. • Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. • Người có: TGLĐCB TGLĐXHCT: Thua lỗ. ⇒ Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất của hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm sẽ không trở thành hàng hóa. Hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Tiền tệ a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ - Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. + Hình thái giá trị đơn giản. + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng. + Hình thái chung của giá trị. - 4 - Phạm Thanh Trí
  5. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Hình thái tiền tệ. - Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa. b. Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả). + Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa. - Phương tiện lưu thông: + Theo công thức: Hàng – tiền – hàng (tiền là môi giới trao đổi). + Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua. - Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị. - Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế ). - Tiền tệ thế giới: Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái. c. Quy luật lưu thông hàng hóa - Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định. - Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V + M: số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông. + P: mức giá của đơn vị hàng hóa. + Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông. + V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. 3. Thị trường - 5 - Phạm Thanh Trí
  6. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Thị trường là lĩnh vực trao đổi , mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. - Các chức năng cơ bản của thị trường: + Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. + Chức năng thông tin. + Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. ⇒ Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và tiêu dùng dành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định. BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1. Nội dung của quy luật giá trị * Nội dung khái quát: - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. * Biểu hiện trong sản xuất và trong lưu thông: - Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. - Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. + Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ ũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa. + Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. 2. Tác động của quy luật giá trị a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa - 6 - Phạm Thanh Trí
  7. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không lãi sang nơi lãi nhiều thông qua biến động. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên - Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay ngề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa. c. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa - Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết. Nhờ đó giàu lên nhanh chóng, có điều kiện mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh. - Những người không có điều kiện thuận lợi làm ăn kém cỏi gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó. 3. Vận dụng quy luật giá trị a. Về phía Nhà nước - Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Điều tiết thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. b. Về phía công dân - Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu. - Đổi mới kĩ thuật - công nghệ, hợp lí sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa. BÀI 4: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh a. Khái niệm cạnh tranh - 7 - Phạm Thanh Trí
  8. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. b. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh. - Người sản xuất, kinh doanh có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. 2. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh a. Mục đích của cạnh tranh - Dành được nhiều lợi nhuận hơn người khác. b. Biểu hiện - Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. - Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. - Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng, các mặt đơn hàng. - Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán, khuyến mãi c. Các loại cạnh tranh - Cạnh tranh giữa người bán với nhau. - Cạnh tranh giữa người mua với nhau. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. - Cạnh tranh giữa các ngành. - Cạnh tranh trong nước với nước ngoài. 3. Tính hai mặt của cạnh tranh a. Mặt tích cực của cạnh tranh - Kích thích lực lượng sản xuất, KH - KT - Khai thác tối đa mọi nguồn lực. - Thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế, nâng cao năng lực - 8 - Phạm Thanh Trí
  9. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD b. Mặt hạn chế của cạnh tranh - Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên. - Dùng mọi thủ đoạn để giành giật khách hàng. - Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. BÀI 5: CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ 1. Khái niệm cung - cầu - Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. VD: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng. - Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. VD: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán. 2. Mối quan hệ cung - cầu. a. Nội dung khái quát quan hệ cung - cầu - Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. b. Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu - Cung – cầu tác động lẫn nhau: + Khi cầu tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng. + Khi cầu giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm. - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: + Khi cung lớn hơn cầu → giá giảm. - 9 - Phạm Thanh Trí
  10. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Khi cung bé hơn cầu → giá tăng. + Khi cung bằng cầu → giá ổn định. - Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu: + Khi giá tăng → sản xuất mở rộng → cung tăng. + Khi giá giảm → sản xuất thu hẹp → cung giảm. ⇒ Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau. + Khi giá tăng → cầu giảm. + Khi giá giảm → cầu tăng. ⇒ Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau. c. Vai trò của quan hệ cung - cầu - Lí giải vì sao giá cả và giá trị hàng hoá không ăn khớp với nhau. - Là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất: + Khi giá tăng thì các doanh nghiệp → Mở rộng SX. + Khi giá giảm thì các doanh nghiệp → Thu hẹp SX. - Giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp. + Khi nào nên mua hàng hoá: Cung > cầu. + Khi nào không nên mua hàng hoá: Cung cầu Cung Nhà nước dùng biện pháp kích cầu. b. Đối với nhà sản xuất, kinh doanh - Tăng sản xuất kinh doanh khi cung giá trị. - Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị. - 10 - Phạm Thanh Trí
  11. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD c. Đối với người tiêu dùng - Giảm mua các mặt hàng khi cung cầu, giá thấp. BÀI 6: CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: + Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. + Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới. + Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: + Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. + Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức. + Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - 11 - Phạm Thanh Trí
  12. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. 2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước a. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất - Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội. - Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả - Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. - Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức. c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân 3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất. - Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại. BÀI 7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần - 12 - Phạm Thanh Trí
  13. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD a. Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần * Khái niệm thành phần kinh tế: - Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. * Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta: - Về lí luận:Trong thời kì đi lên chủ nghĩa xã hội bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. - Về thực tiễn: + Trong thời kì quá độ lên CNXH nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước, trong quá trình xây dựng CNXH xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới. + VN đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau, các hình thức sở hữu khác nhau nên thành phần kinh tế là khác nhau. b. Các thành phần kinh tế ở nước ta - Kinh tế Nhà nước: + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất. + Bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia + Giữ vai trò chủ đạo, then chốt. - Kinh tế tập thể: + Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. + Hợp tác xã là đơn vị kinh tế nòng cốt. + Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng kinh tế quốc dân. - Kinh tế tư nhân: + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. + Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân. + Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế. - Kinh tế tư bản Nhà nước: - 13 - Phạm Thanh Trí
  14. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư bản. + Gồm những doanh nghiệp liên doanh (giữa nhà nước với tư bản trong và ngoài nước ). + Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: + Là thành phần kinh yế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. + Quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng. + Thúc đẩy nển kinh tế nước ta tăng trường, phát triển. ⇒ Các thành phần kinh tế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh lẫn nhau, góp phần khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. c. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần - Tin tưởng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình. - Vân động người thân tham gia vào sản xuất, kinh doanh. - Tổ chức sản xuất, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà luật pháp không cấm. - Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế. 2. Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước a. Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước - Do yêu cầu cần phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất (vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước. - Do yêu cầu cần phải phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của kinh tế thị trường. - Do yêu cầu cần phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta. b. Nội dung quản lí kinh tế của Nhà nước - Quản lí danh nghiệp nhà nước với tư cách Nhà nước là người chủ sở hữu. - Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. c. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước - 14 - Phạm Thanh Trí
  15. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí. - Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường. - Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, chế độ công thức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực, sáng tạo và vững mạnh. - 15 - Phạm Thanh Trí
  16. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD KIẾN THỨC CẦN NHỚ LỚP 12 (Dựa theo ma trận cấu trúc đề tham khảo thi THPT QG 2019) BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b. Đặc trưng của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến: + Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi. + Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật. + Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định. - Tính quyền lực, bắt buộc chung: + Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. + Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật. - Tính xác định chặt chẽ về hình thức + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật. - 16 - Phạm Thanh Trí
  17. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD 2. Bản chất của pháp luật a. Bản chất giai cấp của pháp luật - Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. b. Bản chất xã hội của pháp luật - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. - Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giứa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế - Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật,sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật. - Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị - Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. - Đồng thời, pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội. c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức - Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật. - Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - 17 - Phạm Thanh Trí
  18. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức, Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổcủa mình. - Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủvà hiệu quả nhất , vì: + Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. + Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. + Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụthể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình. - Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật. Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. b. Các hình thức thực hiện pháp luật - 18 - Phạm Thanh Trí
  19. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép. - Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước. c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật - Giai đoạn 1: giữa các cá nhân, tổ chức hình thành mối quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh gọi là quan hệ pháp luật. - Giai đoạn 2: cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật - Thứ nhất là hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể là hành động cũng có thể là không hành động. VD: Đi xe vào làn đường một chiều hoặc người sử dụng lao động để xảy ra tai nạn lao động. - Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. - Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi: Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. b. Trách nhiệm pháp lí - Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Nhà nước thực hiện trách nhiệm pháp lí nhằm: + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật. + Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. + Buộc họ phải làm những công việc nhất định. c. Các loại vi phạm pháp luật - Vi phạm hình sự: - 19 - Phạm Thanh Trí
  20. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự. + Chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự. - Vi phạm hành chính: + Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí Nhà nước. + Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. - Vi phạm dân sự: + Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác. + Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. - Vi phạm kỉ luật: + Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp. + Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình. BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT - Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau: + Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bảnvà các - 20 - Phạm Thanh Trí
  21. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD quyền dân sự, chính trị khác Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế + Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật) - Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chấtvà mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử. 3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. - Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo ra các điều kiện cần thiết bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. - Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo công bằng, hợp lý trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - 21 - Phạm Thanh Trí
  22. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình * Bình đẳng giữa vợ và chồng: - Trong quan hệ nhân thân: + Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. + Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau. + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau - Trong quan hệ tài sản: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt * Bình đẳng giữa cha mẹ và con: - Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. - Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con. - Cha mẹ không phân biệt đối xử, ngược đãi các con. - Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. - Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật. - Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ. * Bình đẳng giữa ông bà và cháu: - Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. - Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà (nội, ngoại). * Bình đẳng giữa anh chị em: - Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau. - 22 - Phạm Thanh Trí
  23. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình - Một là Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình. - Hai là, Nhà nước xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau. 2. Bình đẳng trong lao động a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? - Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động * Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động: - Quyền lao động của công dân có nghĩa là công dân được sử dụng sức lao động của mình làm bất cứ việc gì, cho bất cứ người sử dụng sức lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. * Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động: - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. - Khi kí kết hợp đồng lao động đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người lao động. - Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện đầy đủ những điều cam kết. - Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động đó là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm; bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xữ bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện khác. * Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam: - Pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với lao động nữ như: được hưởng chế độ thai sản, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ - 23 - Phạm Thanh Trí
  24. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD vì lí do kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. 3. Bình đẳng trong kinh doanh a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? - Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh - Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. - Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO 1. Bình đẳng giữa các dân tộc a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc màu da đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. - 24 - Phạm Thanh Trí
  25. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD b. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Bình đẳng về chính trị: + Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội + Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử + Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. + Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước. - Bình đẳng về kinh tế: + Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đối với các dân tộc. + Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng. + Nhà nước ban hành các chính sách phát triển KT-XH, đặc biệt ở các xã có ĐK KT khó khăn. - Bình đẳng về văn hóa, giáo dục + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp. + Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy. + Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập. c. Ý nghĩa về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. - Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc. 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo a. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo - 25 - Phạm Thanh Trí
  26. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ. b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Nhà nước đảm bảo quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật - Nhà nước thừa nhận và đảm bảo cho công dân có hoặc không có tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. - Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo không theo tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật. BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân - 26 - Phạm Thanh Trí
  27. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung: - Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ - Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật. * Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người: - Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội - Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp. + Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. + Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được. + Khi thấy ở người hoặc chổ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm. - Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. * Ý nghĩa: - Đây là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người - Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật - Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân - Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ” - Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. * Nội dung: - 27 - Phạm Thanh Trí
  28. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Thứ hai: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Không bịa đặt điều xấu, tung tin, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự của người khác * Ý nghĩa: - Xác định địa vị pháp lý của công dân - Đề cao nhân tố con người c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. - Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định * Nội dung: - Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau: + Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án + Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh. * Ý nghĩa: - Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do. - Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức Nhà nước. d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Ý nghĩa: - Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm. e. Quyền tự do ngôn luận - 28 - Phạm Thanh Trí
  29. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. - Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau: + Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng. + Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của Nhà nước + Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở. * Ý nghĩa: - Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội. 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân a. Trách nhiệm của nhà nước - Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân. b. Trách nhiệm của công dân - Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình. - Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân. - Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép. - Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ - 29 - Phạm Thanh Trí
  30. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử - Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương trong phạm vi cả nước. b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân * Người có quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân: - Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân. * Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân: - Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri. - Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri. c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân - Là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta. 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội. b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội * Ở phạm vi cả nước: - Thảo luận, góp ý. - Biểu quyết. * Ở phạm vi cơ sở: - Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. - 30 - Phạm Thanh Trí
  31. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ). - Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. - Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định. - Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra. c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân. - Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân * Người có quyền khiếu nại, tố cáo: - Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại. - Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo. * Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ. * Người giải quyết khiếu nại: - 31 - Phạm Thanh Trí
  32. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. * Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: - Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định. - Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. - Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. * Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau: - Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. - Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo. - Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. - Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định. c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân - Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân. 4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân - Trách nhiệm của nhà nước: Phải đảm bảo các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền dân chủ. - Trách nhiệm công dân: Thực hiện tốt quyền dân chủ. - 32 - Phạm Thanh Trí
  33. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân a. Quyền học tập của công dân * Khái niệm: - Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. * Nội dung quyền học tập của công dân: - Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế. - Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào. - Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. - Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. b. Quyền sáng tạo của công dân * Khái niệm: - Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. * Quyền sáng tạo gồm hai loại: - Quyền nghiên cứu khoa học. - Nghiên cứu vũ trụ. c. Quyền được phát triển của công dân * Khái niệm: - Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. - 33 - Phạm Thanh Trí
  34. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD * Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện: - Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ - Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí * Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng: - Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH. - Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc. 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân - Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. - Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân a. Trách nhiệm của Nhà nước - Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. - Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. b. Trách nhiệm của công dân - Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội. - Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất. - Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh. - 34 - Phạm Thanh Trí
  35. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC 1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước a. Trong lĩnh vực kinh tế - Tạo khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân - Các quy định của pháp luật về thuế, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. ⇒ Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước. b. Trong lĩnh vực văn hóa - Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam. c. Trong lĩnh vực xã hội - Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta. - Pháp luật giải quyết những vấn đề: + Dân số và việc làm. + Bất bình đẳng xã hội. + Khoảng cách giàu nghèo. + Nâng cao dân trí. + Đạo đức và lối sống không lành mạnh. + Tai, tệ nạn xã hội d. Trong lĩnh vực môi trường - 35 - Phạm Thanh Trí
  36. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD - Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội - Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật” - Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng ” 2. Nội dung cơ bản của pháp Luật Với Sự Phát Triển KT đất nước a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế * Quyền tự do kinh doanh của công dân: - Có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh * Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh: - Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giất phép kinh doanh, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ quền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong đó nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng. b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa - Pháp luật về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí - Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội - Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội: + Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm. - 36 - Phạm Thanh Trí
  37. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD + Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo. + Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. + Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội. d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân - Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. - Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng . - Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường. - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh. - Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia - Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học. - Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân. - 37 - Phạm Thanh Trí
  38. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD MA TRẬN CẤU TRÚC ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QG 2019 CHUYÊN ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1 Thực hiện pháp luật (K12) 2 3 2 5 12 2 Công dân bình đẳng trước 1 1 0 0 2 pháp luật (K12) 3 Quyền bình đẳng của công 1 1 4 1 7 dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (K12) 4 Công dân với các quyền tự 0 2 0 1 3 do cơ bản (K12) 5 Công dân với các quyền dân 1 3 1 1 6 chủ (K12) 6 Pháp luật với sợ phát triển 2 1 1 0 4 của công dân (K12) 7 Pháp luật với sợ phát triển 1 1 0 0 2 bền vững của đất nước (K12) 8 Công dân với kinh tế (K11) 4 0 0 0 4 TỔNG 12 12 8 8 40 - 38 - Phạm Thanh Trí
  39. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD ĐỀ THI MINH HOẠ 2019 (Bộ GD & ĐT) Câu 1. Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là: A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 2. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các: A. thỏa ước lao động tập thể. B. kỹ năng giao lưu trực tuyến. C. quan hệ giao dịch dân sự. D. quy tắc quản lí nhà nước. Câu 3. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi: A. khuyết điểm. B. hoạt động. C. tội phạm. D. hành vi. Câu 4. Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa: A. người sử dụng lao động và đối tác. B. lao động nam và lao động nữ. C. lực lượng lao động và bên đại diện. D. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. Câu 5. Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là thực hiện quyền: A. khiếu nại. B. tố cáo. C. tố tụng. D. khiếu kiện. Câu 6. Công dân được tự do nghiên cứu khoa học để đưa ra các phát minh, sáng chế là thực hiện quyền: A. thẩm định. B. đàm phán. C. sáng tạo. D. đối thoại. Câu 7. Một trong những nội dung của quyền được phát triển là công dân được: A. thay đổi đồng bộ cơ cấu kinh tế. B. lựa chọn mọi nguồn quỹ phúc lợi. B. trực tiếp kí kết hiệp định toàn cầu. C. hưởng đời sống vật chất đầy đủ. Câu 8. Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là: A. thực hiện xóa đói, giảm nghèo. B. thúc đẩy hiện tượng độc quyền. C. triệt tiêu quan hệ cung - cầu. D. nâng cao tỉ lệ lạm phát. Câu 9. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là: A. tư liệu sản xuất. B. phương thức sản xuất. C. điều kiện lao động. D. sức lao động. - 39 - Phạm Thanh Trí
  40. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 10. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi được dùng để trả nợ, nộp thuế là tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Cung cấp thông tin. B. Cung cấp dịch vụ. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 11. Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động: A. mang tính ngẫu nhiên. B. mang tính bất biến. C. cá biệt cần thiết. D. xã hội cần thiết. Câu 12. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu giảm, sản xuất và kinh doanh thu hẹp thì lượng cung hàng hóa: A. giảm xuống. B. ổn định. C. tăng lên. D. giữ nguyên. Câu 13. Công dân không tuân thủ pháp luật khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Tố cáo công khai. B. Khiếu nại tập thể. C. Kinh doanh ngoại tệ. D. Giải cứu con tin. Câu 14. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh không đảm bảo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 15. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây? A. Ổn định ngân sách quốc gia. B. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân. C. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ. D. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật. Câu 16. Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là bất kì công dân nào khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải A. thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. đóng thuế đầy đủ và đúng hạn. C. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. C. chuyển giao mọi bí quyết làng nghề. Câu 17. Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động? A. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương. B. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể. C. Tự do đề đạt nguyện vọng. D. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. Câu 18. Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Tuyên truyền thông tin nội bộ. B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp. C. Tiến hành vận động tranh cử. D. Cấp cứu người bị điện giật. Câu 19. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Lực lượng bưu chính viễn thông. - 40 - Phạm Thanh Trí
  41. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD C. Đội ngũ phóng viên báo chí. D. Nhân viên chuyển phát nhanh. Câu 20. Cử tri kiến nghị với Đại biểu Quốc hội về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự chủ phán quyết. B. Tự do ngôn luận. C. Quản lí cộng đồng. D. Quản lí nhân sự. Câu 21. Quyền bầu cử của công dân không được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Đại diện. D. Trực tiếp. Câu 22. Công dân đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi các bộ luật là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây? A. Cả nước. B. Vùng miền. C. Cơ sở. D. Địa phương. Câu 23. Theo quy định của pháp luật, nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân được A. bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. chuyển nhượng quyền tác giả. C. chăm sóc sức khỏe ban đầu. D. tham gia hoạt động văn hóa. Câu 24. Pháp luật về sự phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế quy định, công dân khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? A. Trực tiếp tham gia quản lí thị trường. B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. C. Tự chủ phân phối mọi mặt hàng. D. Đồng loạt mở rộng quy mô doanh nghiệp. Câu 25. Anh X báo với cơ quan chức năng về việc anh C tổ chức đường dây đánh bạc trên mạng với quy mô lớn. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây A. Phổ biến pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật Câu 26. Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 27. Anh A được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh A thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 28. Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng tuổi về nhà mẹ ruột. Bức xúc, bà C mẹ chồng chị B bí mật đưa cháu D đến gửi tại nhà người quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn đề nghị giám đốc doanh nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Lao động công vụ. C. Sản xuất và kinh doanh. D. Nhân phẩm, danh dự - 41 - Phạm Thanh Trí
  42. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 29. Sau khi li hôn, anh A đồng ý nhận chị B vừa tốt nghiệp trung học phổ thông thay thế vị trí vợ cũ của mình trực tiếp bán hàng tại quầy thuốc tân dược mà anh đã được cấp giấy phép kinh doanh. Vì bị anh A ngăn cản việc mình gặp gỡ người yêu, chị B đã xin nghỉ làm và công khai việc cửa hàng của anh A thường xuyên bán thêm nhiều thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Kinh doanh. C. Nhân phẩm và danh dự. D. Lao động. Câu 30. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Phổ biến. D. Công khai. Câu 31. Chị A thường xuyên yêu cầu được trang bị bảo hộ lao động theo quy định nên ông T giám đốc doanh nghiệp nơi chị làm việc cắt giảm phụ cấp chức vụ trưởng phòng của chị. Chị A cần vận dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình? A. Tố cáo. B. Khởi tố. C. Tranh tụng. D. Khiếu nại. Câu 32. Trường Trung học phổ thông X trang bị hệ thống máy tính có kết nối mạng internet trong phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để học sinh thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền được phát triển? A. Quản trị truyền thông. B. Tích cực đàm phán. C. Được cung cấp thông tin. D. Đối thoại trực tuyến. Câu 33. Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Anh A, anh D và chị Q. B. Ông B, anh D và chị Q. C. Anh A, ông B và anh D. D. Anh A, anh D, ông B và chị Q. Câu 34. Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh B chánh văn phòng bị say rượu nên anh A văn thư sở điện lực X đã thay anh B sang phòng ông C giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông C đang ngủ, anh A ra quán cà phê gặp anh D nhân viên bán bảo hiểm. Vì anh D không đồng ý các điều khoản do anh A yêu cầu nên giữa hai anh đã xảy ra xô xát. Anh E quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy làm anh D ngã gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Anh B, ông C và anh D. B. Ông C, anh A và anh E. C. Anh B, anh A và ông C. D. Anh A, ông C và anh D. - 42 - Phạm Thanh Trí
  43. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 35. Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị B trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh C phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Sau đó, khi anh D đi công tác, theo chỉ đạo của ông A, chị B yêu cầu anh S là bảo vệ chuyển toàn bộ số máy này vào khoa cấp cứu của bệnh viện. Trong lần đầu tiên sử dụng máy chạy thận nhân tạo này đã có hai bệnh nhân tử vong. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A, anh C và anh S. B. Chị B, ông A và anh C. C. Ông A, anh C và anh D. D. Chị B, anh C, anh S và ông A. Câu 36: Anh C nghi ngờ vợ mình là chị B có quan hệ tình cảm với ông A giám đốc nơi vợ chồng anh cùng công tác nên xúc phạm hai người trong cuộc họp. Thấy chị B trốn khỏi cơ quan và bỏ đi biệt tích, anh D là anh rể chị B đánh anh C gãy tay. Trong thời gian anh C xin nghỉ phép mười ngày để điều trị, ông A đã sa thải anh C và tuyển dụng anh E vào vị trí này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Anh D, ông A và anh C. B. Chị B và ông A. C. Ông A, anh C và anh E. D. Ông A và anh C. Câu 37. Anh D trưởng công an xã nhận được tin báo ông C thường xuyên cho vay nặng lãi nên yêu cầu anh A giam giữ ông C tại trụ sở xã để điều tra. Trong hai ngày bị bắt giam, ông C nhiều lần lớn tiếng xúc phạm, gây gổ dọa đánh anh A. Ngay sau khi trốn thoát, ông C đã bắt cóc và bỏ đói con anh D nhiều ngày rồi tung tin anh A là thủ phạm. Ông C và anh D cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩ D. Bất khả xâm phạm về thân thể. Câu 38. Cơ quan chức năng phát hiện bà C giám đốc doanh nghiệp X chưa lắp đặt hệ thống xử lí rác thải theo quy định và thường xuyên sử dụng chất cấm trong sản xuất hàng hóa. Bà C không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 39. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín? A. Anh A, chị S, chị C và ông X. B. Ông X, chị S và chị C. C. Chị S, chị C và anh A. D. Anh A, ông X và chị S. - 43 - Phạm Thanh Trí
  44. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 40. Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Bức xúc, chị A thuê anh D viết bài nói xấu anh C và ông B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại? A. Ông B, anh C và anh D. B. Chị A và anh D. C. Ông B và anh C. D. Ông B, anh C và chị A. HẾT - 44 - Phạm Thanh Trí
  45. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD ĐỀ THI CHÍNH THỨC THPT QG 2019 (Bộ GD & ĐT) Câu 81. Chủ trương kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số của nhà nước là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển: A. loại hình dịch vụ y tế. B. loại hình dịch vụ kinh tế. C. các lĩnh vực xã hội. D. các hình thức bảo hiểm. Câu 82. Cá nhân tự do đưa ra những cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Thẩm tra. B. Phản biện. C. Phán quyết. D. Sáng tạo. Câu 83. Theo qui định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là: A. giáo dục. B. trừng trị. C. đe dọa. D. trấn áp. Câu 84. Trong quá trình sản xuất, một trong những yếu tố cấu thành tư liệu lao động là: A. kiến trúc thượng tầng. B. đội ngũ nhân công. C. cơ cấu kinh tế. D. kết cấu hạ tầng. Câu 85. Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật: A. đã bãi bỏ. B. chưa cho phép. C. cho phép làm. D. tuyệt đối cấm. Câu 86. Khi được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, tiền tệ đã thực hiện chức năng nào sau đây? A. Phương tiện cất trữ. B. Xử lí thông tin. C. Thước đo giá trị. D. Điều tiết lưu thông. Câu 87. Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm: A. lợi ích hợp pháp của mình. B. tài sản thừa kế của người khác. C. ngân sách quốc gia. D. nguồn quỹ phúc lợi. Câu 88. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, sản xuất và kinh doanh thu hẹp thì lượng cung hàng hóa: A. luôn bình ổn. B. tăng lên. C. được mở rộng. D. giảm xuống. Câu 89. Cá nhân tham gia các hoạt động văn hóa là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Tích cực thẩm tra. B. Được phát triển. C. Tự phản biện. D. Chủ động tư vấn. - 45 - Phạm Thanh Trí
  46. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 90. Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm: A. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. phải khai báo tạm trú, tạm vắng. C. cần bảo mật lí lịch cá nhân. D. cần chủ động đăng kí nhân khẩu. Câu 91. Theo quy định của pháp luật, việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc trực tiếp giữa người sử dụng lao động và: A. chính quyền sở tại. B. văn phòng tư pháp. C. người lao động. D. cơ quan dân cử. Câu 92. Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là: A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. gia tăng tốc độ phân hóa giàu nghèo. C. đẩy mạnh quá trình đầu cơ tích trữ. D. thúc đẩy hiện tượng khủng hoảng kinh tế. Câu 93. Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Phát hiện đường dây sản xuất vacxin giả. B. Bị trì hoãn thanh toán tiền lương. C. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng. D. Bị thu hồi giấy phép lái xe ô tô. Câu 94. Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp khi: A. độc lập lựa chọn ứng cử viên. B. bảo mật nội dung viết vào phiếu bầu. C. đề xuất danh sách ban kiểm phiếu. D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 95. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bí mật giải cứu con tin. B. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục. C. Đồng loạt khiếu nại tập thể. D. Truy tìm chứng cứ vụ án. Câu 96. Quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Giao kết hợp đồng lao động. B. Thực hiện quyền lao động. C. Tự do tìm kiếm việc làm. D. Quyết định lợi nhuận thường niên. Câu 97. Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người: A. đã tham gia giải cứu nạn nhân. B. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. C. đang thực hiện hành vi phạm tội. D. đã chứng thực di chúc thừa kế. Câu 98. Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối nhận di sản thừa kế. B. Xác minh lí lịch cá nhân. C. Bắt người phạm tội quả tang. D. Công khai danh tính người tố cáo. - 46 - Phạm Thanh Trí
  47. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 99. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật trong trường hợp nào sau đây? A. Lựa chọn các nhà đầu tư. B. Thanh lí tài sản nội bộ. C. Kinh doanh đúng mặt hàng được cấp phép. D. Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Câu 100. Người làm nhiệm vụ chuyển phát thư tín, điện tín vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi: A. thay đổi phương tiện vận chuyển. B. tự ý thay đổi nội dung điện tín của khách hàng. C. niên yết công khai giá cước viễn thông. D. kiểm tra chất lượng đường truyền. Câu 101. Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối: A. sử dụng vũ khí trái phép. B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. C. nộp thuế đầy đủ theo quy định. D. bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 102. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Tổ chức hội nghị khách hàng. C. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo. D. Tham gia bảo hiểm nhân thọ. Câu 103. Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Công khai lịch trình chuyển phát. B. Vận chuyển bưu phẩm đường dài. C. Tự ý thu giữ thư tín của người khác. D. Thông báo giá cước dịch vụ viễn thông. Câu 104. Nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân: A. được chăm sóc sức khỏe. B. tự do kinh doanh ngoại tệ. C. được cung cấp thông tin. D. tham gia hoạt động văn hóa. Câu 105. Chị A giấu chồng thế chấp ngôi nhà của hai vợ chồng chị để lấy tiền góp vốn cùng bạn mở cửa hàng kinh doanh. Phát hiện sự việc, chồng chị A là anh S đã đánh và ép chị phải chấm dứt việc kinh doanh với bạn. Bức xúc, chị bỏ về nhà mẹ đẻ sinh sống. Chị A và anh S cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Tài chính và thương mại. C. Hợp tác và đầu tư. D. Sản xuất và kinh doanh. Câu 106. Cán bộ sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước 3 tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự. C. Hình sự và hành chính. D. Hình sự và kỉ luật. - 47 - Phạm Thanh Trí
  48. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 107. Trong thời gian chị A xin nghỉ việc để chăm sóc con nhỏ mười tám tháng tuổi bị ốm, giám đốc cơ quan nơi chị công tác là ông Q bất ngờ kí quyết định sa thải chị. Ông Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây? A. Thanh toán bảo hiểm nhân thọ. B. Nâng cao năng lực quản lí. C. Thay đổi quy trình tuyển dụng. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 108. Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì bà K phải điều trị chấn thương cột sống tại bệnh viện nên nhân viên tổ bầu cử là anh A đã tự động viết phiếu bầu thay bà K theo ý của anh và bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Anh A đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Đại diện. C. Trung gian. D. Được ủy quyền. Câu 109. Anh A viết bài chia sẽ kinh nghiệm phòng, chống đuối nước cho người dân. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 110. Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật và dân sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 111. Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường dây sản xuất xăng trái phép, giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyền nào sau đây? A. Truy tố. B. Thẩm định. C. Tố cáo. D. Khiếu nại. Câu 112. Lãnh đạo thành phố X đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung cấp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây? A. Có mức sống đầy đủ về vật chất. B. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng. C. Sử dụng nguồn quỹ bảo trợ xã hội. D. Chủ động xử lí công tác truyền thông. Câu 113. Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H là nhân viên, anh B là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, ông M nêu ý kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, ông M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Thấy vậy, bà T ép ông M dừng lời và chỉ đạo anh B đuổi ông ra ngoài. Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện thoại quay lại toàn bộ sự việc và chia sẽ với nhiều người. Những ai sau đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Bà A và chị H. B. Bà T, bà A và anh B. C. Bà T, chị H và anh B. D. Bà A và bà T. Câu 114. Ông B là giám đốc, chị S là trưởng phòng tài vụ, anh A là nhân viên cùng công tác tại sở X. Phát hiện ông B cùng chị S vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại của ngân - 48 - Phạm Thanh Trí
  49. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD sách nhà nước 5 tỉ đồng, anh A đã làm đơn tố cáo nhưng lại bị lãnh đạo cơ quan chức năng là ông D vô tình làm lộ thông tin khiến ông B biết anh là người tố cáo. Vì vậy, ông B liên tục gây khó khăn cho anh A trong công việc. Bức xúc, anh A đã ném chất thải vào nhà riêng của ông B. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Ông B, chị S và anh A. B. Ông B và ông D. C. Ông B, chị S và ông D. D. Ông B và chị S. Câu 115. Ông C là giám đốc, chị N là kế toán và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Lo sợ anh S biết việc mình sử dụng xe ô tô của cơ quan cho thuê để trục lợi, ông C chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống anh S làm thất thoát tài sản của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên anh S nhờ anh M viết bài công khai bí mật đời tư của chị N trên mạng xã hội. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của anh S. Hành vi của những ai sau đây, có thể vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? A. Ông C và chị N. B. Chị N, anh M và anh S. C. Anh S và anh M. D. Ông C, chị N và anh M. Câu 116. Anh M và anh Q cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh. Biết hồ sơ của mình chưa đủ điều kiện theo quy định, anh M đã nhờ lãnh đạo cơ quan chức năng là ông C giúp đỡ. Ông C đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền là chị S làm giả một số giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ rồi cấp phép kinh doanh cho anh M. Thấy anh M được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, anh Q đã tung tin anh M chuyên bán hàng giả. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Ông C, chị S và anh Q. B. Anh M, ông C và anh Q. C. Anh M, ông C và chị S. D. Anh M, ông C, chị S và anh Q. Câu 117. Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính của mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai. Một ngày sau, bố anh A là ông V phát hiện con mình bị ông Q giam và bỏ đói đến ngất xỉu tại trụ sở công an phường nên đã yêu cầu ông Q phải thả anh A. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Ông V và ông Q. B. Chị S, ông V và ông Q. C. Anh C, anh A và ông Q. D. Chị S và ông V. Câu 118. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi được chị B viết hộ phiếu bầu theo ý mình, cụ Q là người cao tuổi nhờ anh D bỏ giúp phiếu bầu đó vào hòm phiếu nhưng anh D lại nhờ chị H và được chị H đồng ý bỏ phiếu bầu của cụ Q thay mình. Tranh thủ cơ hội này, chị H đã tự ý sửa phiếu bầu của cụ Q theo ý mình rồi mới bỏ phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Những ai sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Cụ Q, chị H và anh D. B. Chị B, cụ Q và anh D. C. Chị B, cụ Q và chị H. D. Chị B, anh D và chị H. - 49 - Phạm Thanh Trí
  50. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 119. Nghi ngờ cháu A lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình quản lí, nên ông M đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh D bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu A là ông B phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã đến tìm gặp và hành hung làm cho anh D bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Ông M và ông B. B. Anh D và ông B. C. Ông M và anh D. D. Ông M, anh D và ông B. Câu 120. Tại cuộc họp tổ dân phố X, vì bà P tố cáo việc ông S nhập khẩu trái phép tôm càng đỏ nên ông S đã đánh bà P bị ngất xỉu. Thấy vậy, chủ tọa là ông C đã tạm dừng cuộc họp và đề nghị anh B, là y tá đồng thời là người duy nhất có xe ô tô, đưa bà P đi cấp cứu. Nhưng do có mâu thuẫn cá nhân từ trước, anh B đã từ chối đề nghị của ông C, buộc ông phải gọi xe cứu thương đưa bà P đến bệnh viện. Những ai sau đây đã sử dụng pháp luật? A. Bà P và ông C. B. Anh B, bà P và ông C. C. Ông S, ông C và bà P. D. Ông S và anh B. HẾT - 50 - Phạm Thanh Trí
  51. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD CÁC ĐỀ THI THỬ 2019 – 2020 ĐỀ 1 Câu 81. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ: A. nhân thân và tài sản. B. giao dịch, kí kết hợp đồng. C. lao động, công vụ Nhà nước. D. kinh tế và xã hội. Câu 82. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về: A. trách nhiệm và chính trị. B. trách nhiệm và nghĩa vụ. C. trách nhiệm pháp lí. D. trách nhiệm công dân. Câu 83. Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác? A. Tính thống nhất của các văn bản pháp luật. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 84. Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về: A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục. Câu 85. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền A. tìm kiếm việc làm. B. tìm kiếm thị trường. C. tự do làm mọi việc. D. tự do kinh doanh. Câu 86. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng: A. ổn định. B. giữ nguyên. C. tăng lên. D. giảm xuống. Câu 87. Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là: - 51 - Phạm Thanh Trí
  52. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD A. văn hóa. B. tôn giáo. C. luật lệ. D. phong tục. Câu 88: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước được gọi là: A. pháp luật. B. phong tục. C. pháp chế. D. đạo đức. Câu 89. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện thanh toán. B. Tiền tệ thế giới. C. Phương tiện giao dịch. D. Thước đo giá trị. Câu 90. Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động: A. cá biệt cần thiết. B. của từng người sản xuất. C. của một số người sản xuất. D. xã hội cần thiết. Câu 91. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ: A. sở hữu. B. tình cảm. C. tài sản. D. thừa kế. Câu 92. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là: A. công cụ sản xuất. B. đối tượng lao động. C. tư liệu lao động. D. công cụ lao động. Câu 93. Pháp luật có vai trò là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp nào dưới đây? A. Tổ chức kinh doanh theo nhu cầu cá nhân. B. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại. C. Kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức. D. Khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật. Câu 94. Nội dung nào dưới đây không thể hiện mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh? A. Bảo đảm mọi nhu cầu của người lao động. B. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. C. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. D. Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước - 52 - Phạm Thanh Trí
  53. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 95. Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật? A. Nam, nữ tự do kết hôn và li hôn. B. Đình chỉ công tác đối với cán bộ vi phạm kỉ luật. C. Thu hồi giấy phép kinh doanh. D. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Câu 96. Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Phản bác ý kiến trong các cuộc họp. B. Từ chối kí hợp đồng lao động. C. Mở rộng quy mô kinh doanh. D. Công khai danh tính người tố cáo. Câu 97. Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Tự do cạnh tranh dưới mọi hình thức. B. Tự do liên kết với mọi tổ chức kinh tế. C. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. D. Tự do thay đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh. Câu 98. Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây thuộc quyền sở hữu của cả vợ và chồng? A. Tất cả tài sản trước thời kì hôn nhân. B. Tất cả tài sản trong thời kì hôn nhân. C. Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định. D. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung. Câu 99. Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây công dân không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? A. Ngân hàng RQ thưởng tết cho nhân viên nhiều hơn ngân hàng VT. B. Công ty Z không tuyển nhân viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc. C. Trong một lớp học có bạn được miễn học phí, có bạn không được miễn. D. Anh T được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang trong thời gian học đại học. Câu 100. Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối: A. viết hộ phiếu bầu cử cho người khác. B. thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. thực hiện giao dịch dân sự. D. tham gia các hoạt động tôn giáo. - 53 - Phạm Thanh Trí
  54. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 101. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? A. Ai cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau. B. Quyền của công dân độc lập với nghĩa vụ công dân. C. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau. D. Mọi người đều được hưởng quyền ưu tiên như nhau. Câu 102. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục? A. Công dân thuộc dân tộc đa số và thiểu số đều bình đẳng về cơ hội học tập. B. Ưu tiên cộng điểm thi đại học cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. C. Nhà nước đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu,vùng xa. D. Chỉ có sinh viên vùng dân tộc thiểu số mới được xét để cấp học bổng. Câu 103. Công dân sử dụng pháp luật trong trường hợp nào dưới đây? A. Đóng thuế khi sản xuất, kinh doanh. B. Không kinh doanh hàng giả, hàng nhái. C. Bảo vệ môi trường. D. Kí kết hợp đồng lao động. Câu 104. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? A. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác. B. Công dân có thể theo hay không theo bất cứ một tôn giáo nào. C. Công dân phải tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí. D. Công dân cần thực hiện mọi hành động để bảo vệ các tôn giáo. Câu 105. Chị H đã dùng ngôi nhà được thừa kế riêng để cho những người lang thang, cơ nhỡ ở miễn phí, mặc dù chồng chị muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Chị H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Nhân thân. B. Tài sản. C. Sở hữu. D. Tham vấn. Câu 106. Ông T là giám đốc, chị L là nhân viên kế toán cơ quan X. Nhận thấy công việc ông T giao cho mình có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên chị L đã từ chối. Tức giận, ông T - 54 - Phạm Thanh Trí
  55. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD đã chuyển chị L sang làm ở phòng tạp vụ. Ông T đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Xác lập quy trình quản lí. B. Giao kết hợp đồng lao động. C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng. D. Thay đổi vị trí việc làm. Câu 107. Cảnh sát giao thông thành phố X tăng cường việc sử dụng hệ thống camera để phát hiện vi phạm giao thông do ngày càng nhiều người không có ý thức chấp hành luật giao thông. Việc làm của Cảnh sát giao thông thành phố X đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất xã hội. B. Bản chất khoa học. C. Bản chất kinh tế. D. Bản chất giai cấp. Câu 108: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. Câu 109. Cán bộ sở X là chị K bị Tòa án tuyên phạt tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt số tiền chính sách dành cho học sinh nghèo là 3 tỷ đồng. Chị K đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Hành chính và kỉ luật. C. Hành chính và dân sự. D. Hình sự và dân sự. Câu 110: Tòa án nhân dân tỉnh X đã tuyên phạt 36 năm tù đối với các bị cáo trong vụ trộn lõi Pin vào phế phẩm cà phê. Tòa án nhân dân tỉnh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 111. Bạn L viết bài chia sẻ về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay để đăng lên trang Web của nhà trường. Bạn L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 112. Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh H bị Tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội vi phạm quy định về an toàn lao động khiến một công nhân tử vong. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Hình sự và dân sự. - 55 - Phạm Thanh Trí
  56. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD C. Hành chính và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự. Câu 113. Anh K mua một số hàng hóa không rõ nguồn gốc của bà M về bán trong dịp tết. Vì bị thanh tra thị trường phát hiện nên anh K đã không thanh toán tiền cho bà M và còn khai báo bà M là chủ nhân của số hàng hóa không rõ nguồn gốc đó khiến cho bà M vừa bị mất tiền, vừa bị cán bộ chức năng là ông Q xử phạt. Biết chuyện, chị G là hàng xóm của anh K đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh K và bà M. B. Anh K, bà M và ông Q. C. Bà M và chị G. D. Anh K, chị G và bà M. Câu 114. Anh K đã mua một số thực phẩm không rõ nguồn gốc của chị H để chế biến đồ ăn bán cho khách hàng. Hàng xóm của anh K là chị M phát hiện ra sự việc đã báo cho cán bộ cơ quan chức năng là ông N. Do có nhận của anh K một số tiền, nên ông N đã chỉ đạo cho nhân viên dưới quyền là anh G lập biên bản xử phạt chị H, còn anh K không bị xử phạt. Biết chuyện, chị H đã tố cáo hành vi của ông N với cơ quan có thẩm quyền khiến ông N bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị H, anh K và ông N. B. Anh K, chị H, ông N và anh G. C. Anh G, anh K và ông N. D. Anh K, anh G, ông N và chị M. Câu 115. Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, anh K đã chung sống như vợ chồng với chị L. Phát hiện ra sự việc, vợ anh K là chị M đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng rồi bỏ đi khỏi nhà. Mẹ chị M là bà T biết chuyện nên đã đến cơ quan nơi chị L làm việc để xúc phạm chị trước mặt nhiều người khiến chị bị khiển trách trước toàn cơ quan. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh K, chị M và chị L. B. Anh K và chị M. C. Anh K và chị L. D. Anh K, chị L và bà T. Câu 116. Anh K là thủ quỹ của công ti G. Trong quá trình làm việc anh K đã thông đồng với anh T, kế toán trưởng, chiếm đoạt một số tiền của công ti để tiêu xài cá nhân. Anh Y, kế toán viên, phát hiện ra việc làm trên của anh K và anh T nên đã báo cho giám đốc Q. Do có quan hệ họ hàng với anh K nên giám đốc Q đã làm ngơ và bỏ qua. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Anh K và anh T. B. Anh Y, anh K và anh T. C. Anh K và giám đốc Q. D. Anh K, anh T và giám đốc Q. - 56 - Phạm Thanh Trí
  57. Đề cương ôn thi THPT QG 2020 môn GDCD Câu 117. Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho bà T. Bà T yêu cầu anh K phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng anh K không chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã gọi con trai của mình là anh Q đến thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá cửa hàng của anh K. Thấy vậy, vợ anh K là chị L đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi 2 mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự? A. Anh K và anh Q. B. Chị L, anh Q và anh K. C. Anh K và bà T. D. Bà T, anh Q và chị L. Câu 118. Anh K là cán bộ sở X. Chị L và chị M đều là nhân viên dưới quyền của anh K. Trong quá trình làm việc, chị M phát hiện anh K có quan hệ tình cảm bất chính với chị L nên đã kể lại chuyện này với vợ anh K là chị H, chủ một cửa hàng may mặc. Tức giận, chị H đã đến nơi làm việc của chồng để xúc phạm chị L trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị L bị giảm sút. Biết chuyện, anh K đã quyết định chuyển chị M đi công tác ở nơi khác đúng lúc chị M nghỉ ốm quá thời gian quy định. Những ai dưới đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và kỉ luật? A. Anh K và chị H. B. Anh K, chị L và chị H. C. Anh K, chị L và chị M. D. Anh K và chị L. Câu 119. Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị K, chị L và chị T. B. Ông P, chị L và chị T. C. Ông P và chị T. D. Chị L và ông P. Câu 120. Chị K thấy hàng xóm của mình là bà L thường xuyên xả rác thải không đúng nơi quy định nên đã nhắc nhở. Bà L không những không nghe mà còn có những lời lẽ xúc phạm chị K. Bực tức, chị K kể lại chuyện này với em gái mình là chị H. Một lần, bắt gặp con trai bà L là anh T đi cổ vũ đánh bạc, chị H đã báo cho cơ quan chức năng biết khiến anh T bị xử phạt. Tức giận, anh T đã thuê anh P đánh người yêu của chị H là anh Q khiến anh Q bị thương nặng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Bà L và anh T. B. Bà L, anh T và anh P. C. Anh P và anh T. D. Chị K, chị H và anh P. - 57 - Phạm Thanh Trí