Đề cương ôn thi tổng hợp các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021

doc 16 trang thungat 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi tổng hợp các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_tong_hop_cac_mon_lop_4_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề cương ôn thi tổng hợp các môn Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT TX NGHI SƠN PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC. (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2020-2021 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp . 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn : Toán – Thời gian làm bài :40 phút I/ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM . Hãy khoanh vào ý trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0,5 điểm) Giá trị của chữ số 9 trong số 93 574 là: A. 90 B. 900 C. 9000 D. 90000 Câu 2:. (0,5 điểm) Tính trung bình cộng của các số 96; 99, 102; 105; 108 là: A. 12 B. 102 C. 112 D. 510 Câu 3: (0,5 điểm) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 8m28dm2 = . dm2 là: A. 808 B. 880 C. 8008 D. 88 Câu 4: (0,5điểm) ) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm 5 tấn 65kg = kg là: A. 565 B. 56500 C. 500065 D. 5065 Câu 5: (1đ) Cho hình vẽ ABCD là hình chữ nhật A B a.Đoạn thẳng BC vuông góc với các đoạn thẳng và b.Đoạn thẳng BC song song với đoạn thẳng D C Câu 6: (0,5 đ) Viết số “6 trăm nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 7 đơn vị” được viết là A. 602 507 B. 600 257 C. 602 057 D. 620 507 II/PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 7: (2đ) Đặt tính rồi tính : a) 307 x 40 b) 672 : 21 c) 572863 + 280192 d) 728035 - 49382 . . . . . . . Câu 8: ( 1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 2 x 39 x5 Câu 9: (1đ) Tính giá trị biểu thức ( 2100 + 45 ) x 4 + 1537 – 249
  2. Câu 10: (2,5đ) Một mảnh đất hình chữ nhật có tổng chiều dài và chiều rộng bằng 270m, chiều dài hơn chiều rộng là 56m. a, Tính chu vi mảnh đất đó ? b, Tính diện tích mảnh đất đó?
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 1 (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2020-2021 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn :TIẾNG VIỆT – Thời gian làm bài :40 phút A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc hiểu - Kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút) Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều” Vào đời vua Trần Thái Tông,có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền.Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng.Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và trí nhớ lạ thường. có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, Tối đến, chú đọi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai lưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kỳ thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xi thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên tre nhất của nước Nam ta. Theo TRINH ĐƯỜNG Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu hỏi: Câu 1: (1 điểm) Chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? A Chú có trí nhớ lạ thường. B. Bài của chú chữ tốt văn hay. C. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 2: (1 điểm) Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? A Vì chú rất ham thả diều. B. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. C. Vì chú biết làm diều từ lúc còn bé. Câu 3: (1 điểm) Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? A. Trần Thánh Tông B.Trần Nhân Tông C. Trần Thái Tông Câu 4: (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
  4. A. Ngoan ngoãn B. Tiếng sáo C. Vi vút Câu 5: (0.5 điểm) Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người? A. Chí phải, chí lí B. Quyết tâm, quyết chí C. Nguyện vọng, chí tình Câu 6: (0.5 điểm) Bài Ông Trạng thả diều có mấy danh từ riêng? Có danh từ riêng. Đó là các từ: Câu 7: (0.5 điểm) Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: “Nguyễn Hiền là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta” . . Câu 8: (0.5 điểm) Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm bao nhiêu tuổi? Câu 9: (0.5 điểm) Ai là trạng nguyên trẻ nhất nước Nam A. Nguyễn Hoàng B. Nguyễn Nhạc C. Nguyễn Hiền Câu 10: (1 điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền II- Đọc thành tiếng (3 điểm)- Thời gian cho mỗi em khoảng 2 phút Giáo viên kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách Hướng dẫn Tiếng Việt Lớp 4- Tập 1B (NXBGD). Nhận xét Điểm Đọc hiểu – KTKT Tiếng Việt Đọc thành tiếng TỔNG ĐIỂM ĐỌC
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 2 (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2020-2021 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn :TIẾNG VIỆT – Thời gian làm bài :20 phút B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả : Nghe viết(2 điểm) Bài “ Kéo co’’– Sách Tiếng Việt 4,tập 1B, trang 95 - NXBGD Viết tên bài và đoạn (từ Hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng.)
  6. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHẤM Sau khi chấm, giáo viên ghi nhận xét kết quả bài làm của HS vào cột nhận xét, đồng thời cho điểm vào cột điểm Nhận xét Điểm
  7. PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2020-2021 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn : Tiếng Việt – Thời gian làm bài :40 phút II -Tập làm văn (8 điểm) – thời gian 35 phút Đề bài: Hãy tả lại một đồ vật mà em yêu thích.
  8. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHẤM Sau khi chấm, giáo viên ghi nhận xét kết quả bài làm của HS vào cột nhận xét, đồng thời cho điểm vào cột điểm. Sau 3 tờ chấm GV ghi điểm trung bình môn Tiếng Việt. Nhận xét Điểm TỔNG ĐIỂM VIẾT ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN TIẾNG VIỆT
  9. Đáp án kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 Điểm) Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm). Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm). Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/1 phút (0,5 điểm). Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm). 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm ) Câu 1: (1 điểm) C. Chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Câu 2: (1 điểm) B. Vì chú đỗ Trạng nguyên khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. Câu 3: (1 điểm) C. Trần Thái Tông Câu 4: (0,5 điểm) B. Tiếng sáo Câu 5: (0,5 điểm) B. Quyết tâm, quyết chí Câu 6: (0,5 điểm) Có 2 danh từ riêng, đó là: Trần Thái Tông, Nguyễn Hiền. Câu 7: (0,5 điểm) Ai là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta? Câu 8: (0.5 điểm) Năm 13 tuổi Câu 9: (0.5 điểm) C. Nguyễn Hiền Câu 10: (1 điểm) Em học tập được gì ở Nguyễn Hiền Vượt lên những khó khăn, ý chí quyết tâm,gian khổ,ham học ,chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (2,0 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm). Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (8,0 điểm) - Bài văn đảm bảo các mức như sau: Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm) Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm) Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm) - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.
  10. Thứ .ngày tháng .năm TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2018-2019 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn : Lịch sử - Địa Lý – Thời gian làm bài :40 phút I. LỊCH SỬ: (5điểm) Câu 1. (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào? A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông. B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. C. Cả a, b đúng D. Cả a, b sai Câu 2. (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Quân giặc sang đánh nưc ta trong trận Bạch Đằng năm 938 là? A. Quân Tống B. Quân Mông – Nguyên C. Quân Nam Hán D. Quân Thanh Câu 3. (1 điểm) Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: Thời Sự kiện lịch sử gian 938 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. 968 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 981 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. 1 076 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Câu 4. (1đ) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo? Câu 5. (1 điểm) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
  11. II. ĐỊA LÍ: (5điểm) Câu 1. (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Khách du lịch thường thích mua hàng thổ cẩm ở Hoàng Liên Sơn vì? A. Giá rất rẻ B. Quý hiếm C. Hàng thổ cẩm tốt hơn các mặt hàng khác D. Chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp. Câu 2. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S. Đà Lạt khí hậu quanh năm mát mẻ, có rất nhiều hoa quả và rau xanh. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Câu 3. (1 điểm) Điền các từ ngữ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp ( mùa khô, hai mùa, trời nắng, kéo dài) Khí hậu Tây Nguyên có rõ rệt là mùa mưa và Mùa mua thường có những ngày mưa liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, . Gay gắt, đất khô vụn bở. Câu 4. (1 điểm) Mùa mưa ở Tây Nguyên diễn ra trong khoảng thời gian : A. Từ tháng 1 đến tháng 4; B. Tháng 11 và tháng 12 ; C. Từ tháng 5 đến tháng 10 Câu 5. (1 điểm) Hãy kể những hoạt động sản xuất có ở Tây Nguyên. Trong những hoạt động sản xuất đó, hoạt động sản xuất nào không có ở địa phương em? Đánh giá của người chấm Nhận xét Điểm
  12. Đáp án và biểu điểm kiểm tra cuối HKI năm học 2018 - 2019 Môn: lịch sử và địa lí - lớp 4 TT ĐÁP ÁN ĐIỂM I LỊCH SỬ Câu 1 C. Cả a, b đúng 1,0 điểm Câu 2 C. Quân Nam Hán 1,0 điểm Câu 3 938 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 0,25 điểm 968 ĐBL dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. 0,25 điểm 981 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. 0,25 điểm 1 076 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ hai. 0,25 điểm Câu 4 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng 1,0 điểm vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Câu 5 Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng 1,0 điểm phẳng, dân cư không bị khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. II ĐỊA LÍ Câu 1 D. Chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp. 1,0 điểm Câu 2 1. Đ 2. S. 1,0 điểm Câu 3 Thứ tự cần điền ( hai mùa, mùa khô, kéo dài, trời nắng ) 1,0 điểm Câu 4 C. Từ tháng 5 đến tháng 10 1,0 điểm Câu 5 -Trồng cây CN lâu năm (Cao su, ca phê, hồ tiêu, chè ) 1,0 điểm - Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ. - Nuôi và thuần dưỡng voi. - Sử dụng sức nước làm thủy điện. * Hoạt động sản xuất không có ở địa phương em là: Nuôi và thuần dưỡng voi. Tổng 10,0 điểm
  13. Thứ .ngày tháng .năm TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 (Kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1) Năm học 2018-2019 Họ tên người coi, chấm Họ và tên học sinh: : Lớp 1. Họ và tên giáo viên dạy: . 2. Môn : Khoa học – Thời gian làm bài :40 phút PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1 (1điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn C. Nước uống D. Tất cả các ý trên Câu 2 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? A. Ăn vừa phải B. Ăn theo khả năng C. Ăn dưới 300g muối D. Ăn trên 300g muối Câu 3 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò: A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K B. Xây dựng và đổi mới cơ thể C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên. D. Tất cả các ý trên. Câu 4 (1 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? A. 4 nhóm B. 3 nhóm C. 2 nhóm D. 1 nhóm Câu 5 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là: A. Khí Ni-tơ B. Khí Ôxi và khí Hiđrô C. Khí Ôxi và khí Ni-tơ D. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ Câu 6 (1 điểm): Không khí và ước có tính chất gì giống nhau: A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi. C. Chảy từ cao xuống thấp D. Tất cả các ý trên. PHẦN II: TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì?
  14. Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? Câu 10 (1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât? Đánh giá của người chấm Nhận xét Điểm
  15. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 Năm học 2018 - 2019 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án D C D A C B Điểm 1 1 1 1 0,5 0,5 PHẦN II: TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì? Trả lời: Trong quá trình con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường ngững chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất. Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Trả lời; Chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều lấy từ nguồn thức ăn khác nhau. Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? Trả lời: Muốn phòng bệnh báo phì cần: - Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện thể dục, thể thao. Câu 10(1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât? Trả lời: Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thé được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.