Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT A Nghĩa Hưng

doc 4 trang thungat 2310
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT A Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_13.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT A Nghĩa Hưng

  1. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG, 8 TUẦN HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG NĂM HỌC 2017- 2018 (Đề thi có 4 trang) Môn : SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Lớp MÃ ĐỀ 132 Câu 1: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng A. rỉ nhựa. B. ứ giọt. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. thoát hơi nước. Câu 2: Trên mạch gốc của gen có triplet 3’ TAX 5’ ; tìm côđon và anticôđon tương ứng? A. 5’AUG 3’ ; 3’ UAX 5’ B. 5’AUA 3’ ; 3’ UAU 5’ C. 5’UAG 3’ ; 3’ AUX 5’ D. 5’AXG 3’ ; 3’ UGX 5’ Câu 3: Bộ phận nào của hoa sẽ biến đổi thành quả? A. Nhụy hoa B. Bầu nhụy C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh D. Đài hoa Câu 4:Rễ cây phát triển thế nào để hấp thụ nước và ion khoáng đạt hiệu quả cao? A.Phát triển đâm sâu, lan rộng, tăng số lượng lông hút. B.Theo hướng tăng nhanh về số lượng lông hút. C. Phát triển nhanh về chiều sâu để tìm nguồn nước. D. Phát triển mạnh trong môi trường có nhiều nước. Câu 5: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính lớn nhất? A. Sợi cơ bản. B. Sợi siêu xoắn. C. Sợi chất nhiễm sắc. D. Sợi crômatit. Câu 6: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 7: Bước đầu tiên trong phương pháp nghiên cứu của Menden là A. tạo dòng thuần chủng. B. lai các dòng thuần chủng. C. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả. D. tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết. Câu 8: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên A. làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. B. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật. D. làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 9: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm: A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, êtilen, axit abxixic. Câu 10: Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen A. đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể. B. alen với nhau. C. di truyền như các gen trên NST thường. D. tồn tại thành từng cặp tương ứng. Câu 11: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là A. tạo ra các đại phân tử protein. B. tạo ra các tế bào sinh sơ khai. C. tạo ra các hợp chất hữu cơ như protein và axit nucleic. D. tạo ra các cơ thể sinh vật. Câu 12: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1 2 3 B. 3 1 2 C. 2 3 1 D. 2 1 3 Câu 13: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 14: Kích thước của quần thể sinh vật là A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 1
  2. C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu 15: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. B. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. D. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình nhân đôi ADN? (1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. (2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. (3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. (4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5' → 3'. (5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y. (6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 17: Trong tự nhiên, đa bội thể thường gặp phổ biến ở A. Động vật có vú B. các loài sinh sản hữu tính C. Thực vật D. nấm Câu 18: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau? (1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn. (3) Lai tế bào sinh dưỡng. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen. A. 1. B. 2. C. 3. D.4 Câu 19: Ở ngô có 2n = 20, số nhóm gen liên kết là A. 20 B. 15 C. 10 D. 5 Câu 20: Cơ chế đóng mở khí khổng là do A. sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng. B. sự thiếu hay no nước của 2 tế bào hình hạt đậu C. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi. D. hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên trương nước khác nhau. Câu 21: Cho một số hiện tượng sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Cấu tạo hoa ngô và hoa lúa khác nhau nên chúng không thụ phấn được cho nhau. (5) Gà và công có tập tính sinh dục khác nhau nên không giao phối với nhau. Có bao nhiêu hiện tượng là biểu hiện của cách li trước hợp tử? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào? A. 2n + 2 B. 2n – 1 C. 2n + 2 + 2 D. 2n + 1 Câu 23: Pha sáng của quang hợp là: A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH . B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong NADPH . C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH . D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP. Câu 24: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới A. dễ mẫm cảm với bệnh. B. chỉ mang 1 NST giới tính X. C. chỉ mang 1 NST giới tính Y. D. dễ xảy ra đột biến. Câu 25: Khi nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen rtong máu tăng cao có tác dụng: A. Gây ức chế ngược lên tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH. 2
  3. B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH. C. Kích thích tuyến yênvà vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH. D. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH. Câu 26: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (4), (5), (6). Câu 27: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 6. B. 8. C. 1. D. 3. Câu 28: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. C. Vì tim chỉ có 2 ngăn. D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. Câu 29: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là A. 50% B. 20% C. 10% D. 70% Câu 30: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X. Trong một gia đình, người bố có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường, người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc NST, quá trình giảm phân ở người mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây? A. XaY và XAY. B. XAXAY và XaXaY. C. XAXaY và XaY. D. XAXAY và XaY. Câu 31: Ở ngô giả sử hạt phấn (n +1 ) không có khả năng thụ tinh, noãn (n +1 ) thụ tinh bình thường. R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với r quy định hạt trắng. Cho ♂ RRr (2n + 1) x ♀ Rrr (n + 1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: A. 3 đỏ : 1 trắng. B. 5 đỏ : 1 trắng. C.11 đỏ : 1 trắng. D. 35 đỏ : 1 trắng. Câu 32: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 33: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ A. 81/256. B. 9/64. C. 27/256. D. 27/64. Câu 34: Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “ngảy cóc” vì A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh Câu 35: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai cặp bố mẹ thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F 1. Cho các ruồi giấm F1 thu được giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ A. 41,5%. B. 50%. C.56,25%. D. 64,37%. Câu 36: Trong tổ Ong cá thể đơn bội là: A. Ong thợ B. Ong đực C. Ong thợ và Ong đực D. Ong chúa Câu 37: Xét phép lai P: aaBbDd x AabbDd. Tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AaBbdd ở F là 1 A. 3/32B. 1/16C. 1/4D. 1/8 Câu 38: Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Trong các nhận xét dưới đây, có mấy nhận xét đúng? 3
  4. (1) Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa. (2) Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa. (3) Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. (4) Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng? A. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%. B. F2có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1. C. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảyđỏ chiếm tỉ lệ 12,5%. D. Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%. Câu 40: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau I 1 2 Quy ước II 3 4 5 6 7 8 : Nam tóc quăn và không bị mù màu : Nữ tóc quăn và không bị mù màu III 9 10 11 12 : Nam tóc thẳng và bị mù màu ? Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 III 1trong1 phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là A. 4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3 4