Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng

docx 5 trang thungat 4911
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Nghĩa Hùng

  1. TRƯỜNG TH NGHĨA HÙNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 3 Năm học 2020 - 2021 Bài số 1 Họ và tên: Lớp: I. Em hãy đọc đoạn trích sau để làm bài tập: Cây nhút nhát Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên ngọn cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Hé hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: Hàng nghìn hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế. Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại. Theo Trần Hoài Dương II. Dựa vào đoạn trích trên em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (3,5 điểm) Câu 1: Cây xấu hổ trong bài được gọi là cây gì? A. Cây thanh mai B.Cây nhút nhát C.Cây cỏ xuýt xoa D. Cây cỏ xung quanh Câu 2 : Theo em nhân vật chính trong truyện là? A. Con chim xanh. B. Cây cỏ xung quanh. C.Cây nhút nhát. D. Cây thanh mai Câu 3: Truyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Đừng nhút nhát quá. B. Cây xấu hổ rất tiếc vì không nhìn thấy con chim xanh huyền diệu. C. Cần phải sống khiêm tốn, giản dị. D. Cây xấu hổ mở bừng con mắt lá và không có gì lạ thật.
  2. Câu 4 : Những sự vật nào trong truyện được nhân hóa? A. Cây xấu hổ, cây cỏ xung quanh. B. Cây xấu hổ, con chim xanh. C. Cây xấu hổ, cây thanh mai. D. Cây cỏ xung quanh, con chim xanh Câu 5 : Cây xấu hổ trong truyện được nhân hóa bằng cách nào? A. Dùng từ nó để chỉ cây xấu hổ. B. Dùng từ chỉ người, chỉ hoạt động đặc điểm của người để kể và tả. C. Dùng từ nhút nhát chỉ một đặc điểm của người để đặt tên cho cây. D. Dùng từ chỉ hoạt động của người để kể và tả. Câu 6 : Trong câu: “Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? là: A. Xung quanh vẫn cứ xôn xao. B.Vẫn cứ xôn xao. C.Xôn xao. D. Cứ xôn xao. Câu 7 : Câu: “Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao.” Thuộc kiểu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai như thế nào? III. Hoàn thành các bài tập sau (4,5 điểm): Câu 8 : Tìm từ đồng nghĩa với từ vội vàng: - Từ đồng nghĩa với từ vội vàng: Câu 9 : Tìm từ trái nghĩa với từ nhút nhát: - Từ trái nghĩa với từ nhút nhát: Câu 10 : Đặt câu hỏi để tìm bộ phận in đậm trong câu: Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. * Câu hỏi: Câu 11 : Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp sau: Trong giờ học, em gặp một bài khó em không làm được. Câu 12 : Viết mỗi loại 3 từ: a) Tên đồ dùng viết bằng ch:
  3. b) Tên loài vật viết bằng s: Câu 13 : Gạch chân những từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thì ra vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới” Câu 14 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Câu 15 : Đặt một câu có hình ảnh so sánh nói về một con vật mà em yêu thích? Câu 16 : Điền vào chỗ trống bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Mèo con đang thích thú nằm sưởi nắng IV. Phần tự luận (2,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về một trò chơi mà em thích. Đề 2: Em hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về việc lớp em đã làm thể hiện tình cảm đối với cô giáo nhân ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN HỌC SINH LỚP 3 – GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021 I. Bài tập trắc nghiệm: (3,5 điểm) Mỗi câu khoanh đúng (từ câu 1-câu 7) cho điểm như sau: Mã đề Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 01 B C A A B B C II. Hoàn thành các bài tập (4,5 điểm) ĐÁP Yêu cầu cần đạt, đáp án Số điểm ÁN Câu 8 Vội vã ( nhanh nhẩu, nôn nóng) 0,5 đ Câu 9 Bạo dạn ( mạnh dạn, tự tin) 0,5 đ Câu 10 Những chiếc lá khô như thế nào? 0,5 đ Câu 11 HS đưa ra phương án giải quyết phù hợp. 0,5 đ Câu 12 a. Chén, chăn, chảo, chậu 0,5 đ b. Sói, sóc, sâu ,sứa, sư tử Mỗi ý a,b cho 0,25 đ. Mỗi ý viết được 2-> 3 từ cho 0,25. Mỗi ý viết được 1 từ, cả 2 ý cho 0,25 điểm Câu 13 Xanh biếc, lóng lánh 0,5 đ Câu 14 Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, 0,5 đ bằng hoa. Câu 15 HS đặt 1 câu theo yêu cầu phù hợp. 0,5 đ Câu 16 HS điền thêm bộ phận chỉ nơi chốn phù hợp. 0,5đ III. Tự luận: (2,0 điểm) * Nội dung:
  5. - HS viết được đoạn văn kể về một trò chơi mà em yêu thích: biết cách chơi, tác dụng của trò chơi, cảm xúc khi chơi, hoặc kể được việc lớp đã làm thể hiện tình cảm đối với thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 ( trọng tâm), bản thân biết giúp các bạn chơi những trò chơi bổ ích hoặc trách nhiệm của bản thân góp phần làm cho ngày 20-11 thêm ý nghĩa đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức. - Trình tự bài viết hợp lí, lời văn tự nhiên, có cảm xúc. * Hình thức: - Đoạn văn có đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Viết câu đúng ngữ pháp, đảm bảo liên kết câu, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng không sai lỗi chính tả. Mức 1: Đạt các yêu cầu trên cho 2 điểm Mức 2: Đạt các yêu cầu trên xong còn sai 1- 2 lỗi chính tả cho 1,5 điểm Mức 3 : Đạt các yêu cầu xong tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chính tả cho 1 điểm hoặc 0,5 điểm Lạc đề không cho điểm. * Lưu ý: Điểm bài kiểm tra là tổng điểm các phần làm tròn theo nguyên tắc số nguyên.