Đề khảo sát chất lượng thi vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 3990
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng thi vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thi_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng thi vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THI VÀO THPT - NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là A. thành phần trạng ngữ. B. thành phần phụ chú. C. thành phần khởi ngữ. D. thành phần tình thái. Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Đại từ. C. Động từ. D. Tính từ. Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. câu cảm thán. D. câu trần thuật. Câu 4. Từ in đậm trong bài ca dao sau thuộc thành phần gì? "Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm." A. Thành phần phụ chú. B. Thành phần tình thái. C. Thành phần trạng ngữ. D. Thành phần khởi ngữ. Câu 5. Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ? A. Cá chậu chim lồng. B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. C. Nước mắt cá sấu. D. Bảy nổi ba chìm Câu 6. Trong câu ghép: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt”, các vế có mối quan hệ như thế nào? A. Đối lập. B. Bổ sung. C. Giải thích. D. Đồng thời. Câu 7. Câu nào sau đây không chứa hình ảnh ẩn dụ? A. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. B. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. C. Lại đi lại đi trời xanh thêm. D. Mặt trời đội biển nhô màu mới. Câu 8. Cụm từ “mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn” là: A. Cụm Chủ - Vị. B. Cụm động từ. C. Cụm danh từ. D. Cụm tính từ.
  2. Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian nhà bác Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, như hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” (Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9 tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Đoạn văn diễn tả tâm trạng gì của nhân vật Nhĩ? Câu 3. Nêu ý nghĩa cách sử dụng các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” Câu 4. Em có chia sẻ gì về suy nghĩ của nhân vật Nhĩ (Trình bày bằng 5 câu văn) Phần III. Tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) “Sống giản dị là một lối sống đẹp.” Em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng bàn về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hai đoạn thơ sau: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo." (Đồng chí – Chính Hữu) "Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về dây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua của kính vỡ rồi." (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) Họ và tên học sinh: Giám thị 1: Số báo danh: Giám thị 2:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THI VÀO THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 9 Phần I : Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A D B C D B Phần II. Đọc –hiểu văn bản (2,5điểm) Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức chính: miêu tả và biểu cảm Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật Nhĩ: vừa gắn bó, yêu thương, vừa pha chút nuối tiếc, ân hận khi ngắm khung cảnh thiên nhiên nơi bãi bồi thân thuộc ngay trước cửa sổ nhà mình. Câu 3. (0,5 điểm) Các từ ngữ “gần gũi” và “xa lắc” trong câu văn “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”: nhấn mạnh sự tương phản giữa khoảng cách địa lí của bãi bồi bên sông cận kề nhà Nhĩ, nhưng vì Nhĩ chưa bao giờ đặt chân đến nên bãi bồi trở nên xa lạ. Qua đó thể hiện một nghịch lí thường gặp trong cuộc sống. Câu 4. (1,0 điểm) - Viết đủ 5 câu, lí lẽ thuyết phục(0,25 điểm) - Thể hiện quan điểm và lí giải (0,75 điểm) Nếu hs thể hiện quan điểm đồng cảm với những suy nghĩ của Nhĩ cần lí giải được: trong cuộc sống con người thường ao ước, ngưỡng vọng những thứ cao xa, to lớn; đôi khi những thứ gần gũi, ngay xung quanh mình (cảnh vật, con người) ta lại thờ ơ và không cảm nhận hết được vẻ đẹp, giá trị của nó. Rồi có thể khi ta ngộ ra thì đã quá muộn màng, để lại là sự nuối tiếc, ân hận. Suy nghĩ của Nhĩ đã thức tỉnh con người. Phần III. Làm văn. (5,5 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: (0,25đ)
  4. Yêu cầu viết đúng hình thức một đoạn văn về chủ đề sống giản dị nếu không đúng không cho điểm phần này. * Yêu cầu về nội dung cần đảm bảo các ý sau: - Giải thích: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội, không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài. ( 0,25đ) - Biểu hiện: Sống giản dị thể hiện ở cách mặc trang phục giản dị, giản dị trong sinh hoạt, trong lời nói, quan điểm, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh, trước mọi vấn đề. (0,25đ) - Sống giản dị là lối sống đẹp vì: (0,5đ) HS nêu được 2/3 yêu cầu là được điểm tối đa + Sống giản dị giúp con người không bị lệ thuộc vào những ham muốn vật chất, tinh thần; biết tự điều chỉnh, tự kìm chế vượt qua những cám giỗ trong cuộc sống. + Sống giản dị giúp con người có khả năng hoà đồng với những người xung quanh, được nhiều người yêu quý. Sống giản dị giúp con người có khả năng hoà đồng với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Nhờ vậy con người sống vui khoẻ và thanh thản. + Sống giản dị góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh. HS đưa ra một số tấm gương về người có lối sống giản dị để chứng minh như: Bác Hồ, Nguyễn Trãi, - Sống giản dị cần có trí tuệ và bản lĩnh để biết đủ, biết dừng chứ không phải sống khổ hạnh hay ép mình. Sống giản dị không phải là giản đơn thô sơ từ đó liên hệ rút ra bài học cho bản thân . Phê phán lối sống xa hoa lãng phí . (0,25đ). Câu 2. (4.0 điểm) * Yêu cầu chung: (0,5 điểm) - Bài viết phải đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Kết hợp các thao tác nghị luận, chú ý thao tác so sánh, bình luận. - Bài viết thể hiện kĩ năng viết văn: bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu. Khuyến khích sự sáng tạo. * Yêu cầu cụ thể: (3,5 điểm) Có nhiều cách trình bày, xây dựng luận điểm song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí hai đoạn thơ (0,5 điểm) 2. Những nét chung trong hai đoạn thơ: (0,75 điểm)
  5. - Cả hai đoạn thơ đều thể hiện hình tượng người lính hào hùng, hào hoa: (0,5 điểm) + Họ chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nghiệt ngã của chiến tranh, có chung dòng máu yêu nước, dũng cảm, kiên cường trước mọi nguy nan. + Họ luôn lạc quan, yêu đời, lãng mạn và gắn bó trong tình đồng chí đồng đội => Viết về đề tài người lính ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều gặp nhau ở cách thể hiện đó là bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn. (0,25 điểm) 3. Những nét đặc sắc riêng trong mỗi đoạn thơ 3.1. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đồng chí (1,25 điểm) - Đoạn thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí với hình ảnh của chiến trường, thiên nhiên, người lính với tâm hồn và tinh thần cao đẹp. (0,25điểm) - Hình ảnh người lính trên nền hiện thực “rừng hoang sương muối” với cái lạnh thấu xương nhưng vẫn kề vai sát cánh bên nhau tạo nên tư thế vững chãi, hiên ngang. (0,25 điểm) - Hình ảnh “vầng trăng” tạo nên chất lãng mạn. Hình ảnh người lính, cây súng, vầng trăng hòa quyện vào nhau tạo nên hình ảnh thơ đẹp đẽ, thơ mộng “đầu súng trăng treo”. Đó là tình đồng đội cao đẹp, tâm hồn lãng mạn, yêu đời, lạc quan của người lính. (0,5 điểm) - Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng, bút pháp tài hoa (0,25điểm) 3.2. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1,25 điểm) - Đoạn thơ là hình ảnh đẹp về người lính lái xe Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ trong những giây phút nghỉ ngơi với tình cảm thân tình, gắn bó. (0,25điểm) - Những hình ảnh của hiện thực chiến tranh bom đạn khốc liệt “chiếc xe từ trong bom rơi”, “cửa kính vỡ rồi” càng làm nổi bật những con người coi thường gian khổ với niềm lạc quan. (0,25điểm) - Tâm hồn trẻ trung, chan hòa trong tình đồng chí đồng đội thắm thiêt bình dị “hộp thành tiểu đội”, “gặp bạn bè suốt dọc đường”, “bắt tay” Đây là những hình ảnh thú vị bộc lộ sự hồn nhiên vô tư- một nét rất riêng của người lính thời chống Mỹ. (0,5điểm) Nghệ thuật: Ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn, hình ảnh độc đáo. (0,25điểm) 4. Đánh giá chung: (0,25 điểm)
  6. - Đây là những câu thơ hay, giản dị, xúc động thể hiện chân thực hiện thực chiến tranh khốc liệt và tâm hồn cao đẹp của người lính – những nhân vật trung tâm của thời đại. - Suy nghĩ về vẻ đẹp thế hệ cha anh và liên hệ bản thân. Lưu ý: HS phân tích chung chung, cho tối đa không qua nửa số điểm toàn bài.