Đề khảo sát cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tân Ước (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tân Ước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2018.doc
Nội dung text: Đề khảo sát cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Tân Ước (Có đáp án)
- PHÒNG GD- ĐT THANH OAI 1. ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2018 -2019 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ƯỚC Môn : Tiếng Việt - lớp 3 – Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và Tên: Lớp Điểm chung Điểm đọc Điểm viết Chữ kí người chấm Điểm đọc thành Điểm đọc thầm 1, tiếng 2, A, KIỂM TRA ĐỌC: 1, Đọc thành tiếng:(6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35) 2, Đọc thầm (4 điểm) Con cò. Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò. Màu thanh thiên bát ngát. Buổi chiều lẳng lặng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối. Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên nh\ mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí. Theo Đinh Gia Trinh Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày ? A. Buổi sáng. B. Buổi chiều. C. Buổi trưa. 2, Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay ? A. Bay chầm chậm bên chân trời. B. Bay là là rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất. C. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? A. Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc. B. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ. C. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ. 4. Câu: "Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình." trả lời cho câu hỏi nào ? A. Vì sao ? B. Bằng gì ? C. Khi nào ? 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ? A. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen - li đã hoàn thành bài thể dục. B. Bằng một sự cố gắng phi thường Nen - li, đã hoàn thành bài thể dục. C. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen - li đã hoàn thành, bài thể dục.
- B, Bài kiểm tra viết: 1, Chính tả: ( 5 điểm ) Nghe – viết : Ong thợ. Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay, các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. 2, Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- PHÒNG GD- ĐT THANH OAI 2. ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2014 -2015 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ƯỚC Môn : Tiếng Việt - lớp 3 – Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và Tên: Lớp Điểm chung Điểm đọc Điểm viết Chữ kí người chấm Điểm đọc thành Điểm đọc thầm 1, tiếng 2, A, KIỂM TRA ĐỌC: 1, Đọc thành tiếng:(6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35) 2, Đọc thầm (4 điểm) Hãy tập thể dục. Sức khỏe rất cần thiết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Bác Hồ đã nói: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe". Có sức khỏe, con người mới vui sống, học hành, công tác,, chiến đấu tốt. Vì vậy, Bác thường khuyên: "Nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe". Đó cũng là bổn phận của người dân yêu nước. Các em cần biết, tập thể dục không chỉ để khỏe mạnh mà còn là để phát triển giống nòi. Bác Hồ đã từng nêu gương và nhắc nhở: "Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập". Trong các em, ai đã làm theo lời Bác dạy? Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng nhau tập thể dục. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Sức khỏe cần thiết như thế nào đối với đất nước ? A. Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ. B. Sức khỏe giúp xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. C. Cả hai ý trên đều đúng. 2, Tập thể dục hàng ngày mang lại lợi ích gì cho sức khỏe ? A. Mang lại nhiều tiền bạc. B. Làm cho khí huyết lưu thông, tính thần đầy đủ. C. Mang lại niền tin, giúp em học giỏi. 3. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ? A. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. B. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
- C. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập, thể dục. 4. Điền dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vào đoạn văn sau: "Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất vừa luôn miệng khuyến khích "Cố lên Cố lên" 5. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về việc tập thể dục. B, Bài kiểm tra viết: 1, Chính tả: ( 5 điểm ) Nghe – viết : Ong thợ. Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay, các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang 2, Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem ở trường em (hoặc nơi khác) tổ chức.
- PHÒNG GD- ĐT THANH OAI 3.ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN ƯỚC Môn : Tiếng Việt - lớp 3 – Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và Tên: Lớp Điểm chung Điểm đọc Điểm viết Chữ kí người chấm Điểm đọc thành Điểm đọc thầm 1, tiếng 2, A, KIỂM TRA ĐỌC: 1, Đọc thành tiếng:(6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35) 2.Đọc thầm (4 điểm) Học sinh đọc thầm đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, trước ý trả lời đúng nhất. CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng hàng ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo VŨ TÚ NAM 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cả cây gạo và chim. 2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Vào mùa hoa. b. Vào mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. 3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?(Viết rõ đó là hình ảnh nào.)
- a. 1 hình ảnh. Đó là: b. 2 hình ảnh. Đó là: c. 3 hình ảnh. Đó là: 4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ? a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa. b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa. c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa. 5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với người. B, Bài kiểm tra viết: I/.Chính tả (5 điểm) Thời gian viết: 15 phút. 2, Tập làm văn : Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 - 10 câu) kể thầy( cô giáo) em yêu quý nhất.
- 1- Chính tả nghe- viết (5 điểm) – Thời gian 15 phút Cây gạo. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A- KIỂM TRA ĐỌC: Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm): - Mỗi câu được 1, 0 điểm; - Đáp án: Câu 1: b Câu 2 : b Câu 3 : a Câu 4 : "Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: "Cố lên! Cố lên!" Câu 5 : VD: Em rất thích rèn luyện với anh cầu lông vào buổi sáng. B- KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm): 1- Viết chính tả (5 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn – 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( âm đầu, vần, thanh ); không viết hoa đúng qui định, trừ 0,5 điểm. - Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. 2- Tập làm văn (5 điểm): - Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm: + Viết được một đoạn văn Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. + Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả; + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 - 0,5 1- Chính tả nghe- viết (5 điểm) – Thời gian 15 phút Ong thợ. Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay, các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A- KIỂM TRA ĐỌC: Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): - Mỗi câu được 1, 0 điểm; - Đáp án: Câu 1: b Câu 2 : c Câu 3 : b Câu 4 : b Câu 5 : a B- KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm): 1- Viết chính tả (5 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn – 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( âm đầu, vần, thanh ); không viết hoa đúng qui định, trừ 0,5 điểm. - Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài. 2- Tập làm văn (5 điểm): - Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm: + Viết được một đoạn văn Kể về một việc đã làm để bảo vệ môi trường + Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả; + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 - 0,5