Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2150
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NGỌC LẶC CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2018-2019 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: /02/2019 PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? (Mẹ, Đỗ Trung Quân) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua”?
  2. Câu 3: Nhà thơ đã nhận ra được điều gì trong những câu thơ sau: Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm Câu 4: Tình cảm, suy tư nào của nhà thơ được bộc lộ trong đoạn thơ trên khiến anh chị đồng cảm sâu sắc nhất? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN: (14,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm) Từ lối sống vô tình, thản nhiên của người con với mẹ trong văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lối sống thờ ơ, vô cảm với những người thân xung quanh mình của giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. Câu 2: (10,0 điểm) Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi (Ngữ Văn 9, tập 2, trang 14) có câu: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn” Bằng bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu (Ngữ Văn 9, tập 1) anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Liên hệ với bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu (Ngữ Văn 8, tập 2) để thấy rõ hơn “cách sống của tâm hồn” mà những nghệ sĩ lớn đã mang đến cho thời đại của họ. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh .Số báo danh
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ Văn Phần Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do 0,5 2 - Biện pháp tu từ nhân hóa: thời gian chạy điên cuồng qua 2,0 tuổi mẹ già nua. - Nêu tác dụng: + Thể hiện thời gian trôi qua nhanh chóng. + Làm nổi bật tâm trạng hoảng hốt của nhà thơ. I. 3 Điều nhà thơ nhận ra trong những câu thơ là: khi ta thất bại, 1,5 ĐỌC vấp ngã trên đường đời, trong khi nhiều người xung quanh HIỂU thờ ơ, dửng dưng thì mẹ dẫu ở cách xa vẫn dõi theo lo lắng. 4 - HS cần nêu được một tình cảm suy tư của nhà thơ trong 2,0 văn bản mà mình đồng cảm. - Lí giải vì sao tình cảm suy tư đó lại khiến bản thân đồng cảm sâu sắc. 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Cách dùng từ, đặt 0, 5 câu cần đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0, 5 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể triển khai đoạn văn theo hướng sau: - Giải thích và nêu biểu hiện của lối sống thờ ơ, vô cảm của 1,0 giới trẻ trong cuộc sống hôm nay. - Trình bày suy nghĩ về tác động, ảnh hưởng, nguyên nhân 1,5 II. của lối sống này. TẠO - Liên hệ bản thân, rút ra bài học. 0,5 LẬP 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. Cách dùng 0,5 VĂN từ, đặt câu cần đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ BẢN nghĩa Tiếng Việt. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù 8,5 hợp, sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giái thích nhận định của Nguyễn Đình Thi: 1,0 Mỗi tác phẩm văn học là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm ấy là kết tinh tâm hồn của người nghệ sĩ. Thông qua tác phẩm, những người nghệ sĩ và đặc biệt là người nghệ sĩ lớn mang đến cho người đọc ở thời đại họ cách tư duy, cách sống của những tâm hồn lớn. Vì thế, trong văn bản “Tiếng
  4. nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. * Chứng minh nhận định của Nguyễn Đình Thi là đúng qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 5,0 - Giới thiệu vài nét về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”. 1,0 + Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. + Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác đầu năm 1948, khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thời kì đầu của cuộc kháng chiến 4,0 chống Pháp. + Vẻ đẹp của tình đồng chí: Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, nảy sinh từ sự cùng 1,5 chung lí tưởng, gắn bó trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ. Và tình cảm đó biểu hiện một cách cao đẹp khi những người lính cảm thông, thấu hiểu cho tâm tư nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn nơi chiến trường, cùng chung chiến hào, kề vai sát cánh chung nhiệm vụ + Hình ảnh những người lính cách mạng trong bài thơ: Đó là những người lính xuất thân từ tầng lớp nông dân, ra đi từ những vùng quê nghèo khó, trải qua những gian khổ, thiếu 1,0 thốn tột cùng nhưng vẫn nở nụ cười lạc quan. Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó, tiếp cho họ sức mạnh để họ chiến đấu và chiến thắng. - Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí và khắc họa thành công hình ảnh người lính, Chính Hữu đã mang đến cho thời đại ông một tình cảm thiêng liêng, cao cả: tình đồng chí. Tình cảm cao đẹp ấy góp phần làm nên thắng lợi của 1,0 cuộc kháng chiến, trở thành mối quan hệ mang tầm vóc thời đại, trở thành cách sống của cả thời đại. Hình ảnh người lính trong bài thơ cũng trở thành hình tượng đẹp đẽ, mang tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất của con người Việt Nam trong những năm tháng gian lao của cuộc kháng chiến chống Pháp. => Với bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã ghi dấu ấn rất riêng của ông trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đóng góp của ông không chỉ đơn giản là một bài thơ viết về tình
  5. đồng chí mà còn qua bài thơ ấy, ông đã đem đến một “cách sống của tâm hồn” cho thời đại của mình. Đúng như Nguyễn 0,5 Đình Thi đã nhận định: “Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn”. * Liên hệ với bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu để làm rõ hơn “cách sống của tâm hồn” mà những người nghệ sĩ lớn như Tố Hữu, Phạm Tiến Duật đã đem đến cho thời đại của họ. - Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu, hoàn cảnh ra đời của 1,5 bài thơ “Khi con tu hú”. - Bài thơ thể hiện một tâm hồn yêu cuộc sống, khát vọng tự do mãnh liệt của người tù cách mạng trẻ tuổi. Khát vọng tự do và lí tưởng cách mạng luôn thường trực, cháy bỏng trong tâm tư người tù, thôi thúc người tù đấu tranh và hành động. 0, 5 - > Bài thơ cho chúng ta thấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam 0, 5 trong kháng chiến chống Pháp. Trong khắc nghiệt của lao tù, tâm hồn họ vẫn tràn đầy tự do và sánh sáng. Họ sống có lí tưởng và kiên định với lí tưởng trong bất kì hoàn cảnh nào. *Đánh giá chung: - Hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ “Khi con tu 0,5 hú” hay những người lính nông dân trong bài thơ “ Đồng chí” đều là những khuôn mẫu lí tưởng, những cách sống mà Tố Hữu và Chính Hữu muốn gửi đến và tạo dựng ở thời đại của họ. Đó là những con người mang tâm hồn và phẩm chất Việt Nam: yêu cuộc sống, đoàn kết, lạc quan, khát vọng tự 1,0 do và say mê trong lí tưởng. Đó là những mối quan hệ keo sơn, là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. Tất cả đã góp phần làm nên những thời kì lịch sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc. Đồng thời, họ cũng nhắc nhở thế hệ mai sau trân trọng hòa bình, nuôi dưỡng sự lạc quan và xây dựng ước mơ, lí tưởng mới. - Hai bài thơ trên đã chứng minh nhận định của Nguyễn Đình Thi ““Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn” là hoàn toàn chính xác. Nhận định của ông ghi nhận sự cống hiến của những người nghệ sĩ chân chính. Khẳng định tên tuổi, vai trò của họ trong việc bồi dưỡng tâm hồn và cách sống của thời đại. d. Bài làm có sáng tạo, diễn đạt độc đáo, thể hiện được 0,5 những suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.