Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi (Có đáp án)

doc 8 trang thungat 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì? A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh. C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo. Câu 2. “Thạch Sanh” là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào? A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh. C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng. Câu 3. Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là? A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười. Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì? A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi. Câu 5. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”. A. Trong lớp B. An C. nói năng D. tự tiện Câu 6. Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là gì? A. Trạng ngữ B. Bổ ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ Câu 7. Trong các từ sau từ nào thuộc từ loại chỉ từ? A. Tập thể B. Nhưng C. Nọ D. Tất cả Câu 8. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể loại truyện trung đại? A. Sự tích Hồ Gươm. B. Mẹ hiền dạy con. C. Em bé thông minh. D. Thầy bói xem voi. II. Tự luận (8,0 điểm) Kể về một người bạn mà em yêu quý. Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Đề chính thức I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C C D C C B II. Tự luận (8,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại : văn tự sự. - Nội dung:Kể về người bạn mà em yêu quý. - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. - Giới thiệu chung về người bạn em sẽ kể ( tên bạn là gì, vì 1,0 điểm Mở bài sao em quý bạn ) - Về ngoại hình ( những nét nổi bật nhất) 1,0 điểm - Kể về tính cách ( cách ứng xử với những người xung 1,5 điểm Thân bài quanh, với bạn bè trong lớp ) - Những việc làm của bạn với mọi người và đặc biệt với em 1,5 điểm - Kể về tình cảm của bạn giành cho em hoặc kỉ niệm sâu 2,0 điểm sắc giữa em với bạn Kết bài - Cảm nghĩ của em về người bạn đó. 0,5 điểm - Những bài học em có thể học được từ người bạn của mình. 0,5 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. 1. Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào? “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp 2. Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên gọi là: A. Thần thơ thánh chữ B. Tam Nguyên Yên Đổ C. Thi tiên D. Thi thánh 3. Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì về người phụ nữ? A. Vẻ đẹp hình thể B. Vẻ đẹp tâm hồn C. Số phận bất hạnh D. Vẻ đẹp và số phận 4. Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh? A. Dòng suối B. Tiếng hát C. Trăng D. Bầu trời Câu 2. Nối cột A và cột B cho thích hợp rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ 1 – A) Cột A (Tác phẩm) Cột B (Thể thơ ) 1. Bánh trôi nước A. Thất ngôn tứ tuyệt 2. Tiếng gà trưa B. Lục bát 3. Bạn đến chơi nhà C. Ngũ ngôn 4. Bài ca Côn Sơn D. Thất ngôn bát cú Đường luật E. Song thất lục bát Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Cảm nghĩ về người thân trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 7 Đề chính thức I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C B D C Câu 2. (1,0 điểm) HS ghép đôi đúng mỗi cặp (0,25 điểm) 1 +A ; 2 + C ; 3 + D ; 4 + B. II. Tự luận (8,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại : Văn biểu cảm. ( Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) - Đối tượng: Về một người thân trong gia đình - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. - Giới thiệu về người thân 0,5 điểm Mở bài - Cảm xúc chung của em về người đó 0,5 điểm - Kể, tả về người thân ( chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu) 1,0 điểm - Tình cảm của người đó với mọi người và với mình 1,5 điểm Thân bài ( Kể lại một việc làm cụ có tác dụng thể hiện t/c) - Tình cảm của mình đối với người thân 1,5 điểm - Những việc định làm của mình đối với người thân 2,0 điểm Kết bài - Khái quát lại cảm xúc, tình cảm của bản thân 0,5 điểm - Mong ước của mình cho người thân 0,5 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” thuộc thể loại nào sau đây? A. Phóng sự B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn Câu 2. Dòng nào sau đây có các từ cùng trường từ vựng? A. Chạy, áo B. Vẫy, đẹp C. Bút, tóc D. Nức nở, sụt sùi Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp” thuộc kiểu câu gì? A. Câu ghép B. Câu rút gọn C. Câu đặc biệt D. Câu đơn Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là gì? A. Phép nhân hoá B. Phép nói quá C. Phép tương phản D. Phép ẩn dụ Câu 5. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình? A. Lò dò B. Rũ rượi C. Hu hu D. Mếu máo Câu 6. Ai là người kể chuyện trong truyện ngắn “Lão Hạc”? A. Lão Hạc B. Binh Tư C. Tôi D. Vợ ông giáo Câu 7. Trong câu “Ngay tôi cũng không biết đến việc này.” từ nào là trợ từ? A. Ngay B. tôi C. không D. này Câu 8. Cách nói nào sau đây không sử dụng phép nói quá? A. Không một ai có mặt B. Cười vỡ bụng C. Đứt từng khúc ruột D. Một tấc đến trời II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng. Câu 2. (6,0 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập. Hết
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 8 Đề chính thức I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A C C C A A II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về Nguyên Hồng: Với các ý sau: - Cuộc đời: (1,0 điểm) + Nguyên Hồng: ( 1918 – 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng. + Quê ở thành phố Nam Định - Sự nghiệp: (1,0 điểm) + Là nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán. + Đề tài sáng tác thường viết về trẻ em và phụ nữ + Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu Câu 2. (6,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại : Văn thuyết minh. - Đối tượng: Về một đồ dùng học tập - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. Mở bài Giới thiệu vÒ một đồ dùng học tập 1,0 điểm - Nguồn gốc, xuất xứ. 0,5 điểm - ĐÆc ®iÓm và cấu tạo 1,5 điểm + H×nh d¸ng Thân bài + Mµu s¾c + Cấu tạo của từng phần - Công dụng và lợi ích của đồ dùng học tập đó. 1,0 điểm - Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng học tập của mình. 1,0 điểm Kh¼ng ®Þnh vÒ vÞ trÝ cña đồ dùng học tập đối với người học 1,0 điểm Kết bài sinh trong hiện t¹i vµ tương lai Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Theo Tác giả Lê Anh Trà trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, khác người. B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng. C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng. D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao. Câu 2. Ai là tác giả của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí? A. Kim Lân. B. Phạm Tiến Duật. C. Ngô gia văn phái. D. Nguyễn Thành Long. Câu 3. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến các sự việc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du? A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc. B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ. C. Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ – Gặp gỡ và đính ước. D. Gia biến là lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ. Câu 4. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm lịch sự. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm về chất Phần II. Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau : “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. ” (Bếp lửa - Bằng Việt) Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh “ngọn lửa” trong khổ thơ? Câu 2. (6,0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận). Hết
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 9 Đề chính thức PHẦN I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án D C B B PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) HS viết đoạn văn đảm bảo các ý sau: - Hình ảnh “ngọn lửa“ thực sớm chiều bà chi chút, tần tảo nhóm lên mỗi sớm mai, chăm lo từng bữa ăn cho cháu trong cuộc sống thường ngày. (1,0 điểm) - ‘‘Ngọn lửa lòng bà’’, ‘‘Ngọn lửa chứa niềm tin. ’’ đó là hình ảnh ẩn dụ: Ngọn lửa đó là tình bà ấm nóng, là niềm tin là niềm hi vọng, là sức mạnh mà bà muốn truyền cho cháu. Ngọn lửa đó có sức tỏa sáng diệu kì nâng đỡ cháu trên bước đường đời cháu đi. (1,0 điểm) Câu 2. (6,0 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại : văn tự sự. ( Kết hợp kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận) - Thay đổi ngôi kể ( Bé Thu)- hợp lí, có nhiều cảm xúc , sâu sắc - Hình thức: bố cục ba phần, văn phong mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. Hoàn cảnh nhân vật bé Thu kể lại câu chuyện ( Khi đã trở 1,0 điểm Mở bài thành cô giao liên) Kể lần lượt các sự việc: - Trong những ngày ông Sáu về thăm nhà. + Giây phút đầu gặp ông Sáu 2,0 điểm Thân bài + Trong những ngày sau đó + Khi chia tay - Những ngày ông Sáu ở chiến khu và hi sinh ( Nghe bác Ba 1,0 điểm kể lại) - Khi nhận kỉ vật của cha 1,0 điểm - Tình cảm của bé Thu đối với cha. 1,0 điểm Kết bài - Suy ngẫm về chiến tranh, về gia đình , Tổ quốc Lưu ý: Trên đây chỉ là những hướng dẫn cơ bản, khi chấm bài TLV, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.