Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề khảo sát học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Nga Thắng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT NGA SƠN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS NGA THẮNG NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi 23/3/2018 Phần lịch sử thế giới: ( 10 điểm) Câu 1: (5 điểm) Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Câu 2: (5 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy Tân Minh trị ở Nhật Bản đã được thực hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX? Phần lịch sử Việt Nam: ( 8điểm) Câu 3. (4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tại sao kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại? Câu 4: (4 điểm) Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Nhận xét về tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế. Phần lịch sử địa phương: (2 điểm) Câu 5: (2điểm) Kể tên các di tích lịch sử văn hóa ở Thanh Hóa gắn với chiến công của các vị anh hùng dân tộc thế kỷ III và thế kỷ XV. Trách nhiệm của bản thân em đối với các di tích đó? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Lịch sử 8 Đáp án và biểu chấm: I. Lịch sử thế giới: ( 10 điểm ) Câu 1: (5 điểm) 1. Nguyên nhân: (1 điểm) - Kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa này. (0,5 đ) - Cư dân các thuộc địa Bắc Mĩ mâu thuẫn gay gắt với chính quốc, tiến hành đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh. (0,5 đ) 2. Diễn biến:( 2,5 điểm) - 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh , ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh ở các thuộc địa Bắc Mĩ. (0,5 đ) - Từ 5/9 đến 26/10/1774, đại biểu các thuộc địa Bắc Mĩ đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí. Nhà vua không chấp nhận. (0,5 đ) - 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các thuộc địa Bắc Mĩ. (0,5 đ) - 4/7/1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. (0,5 đ) - 17/10/1777, quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm suy sụp tinh thần quân Anh, củng cố lòng tin chiến thắng của nhân dân các thuộc địa. (0,5 đ) 3. Kết quả và ý nghĩa: (1,5 điểm) a. Kết quả: (0,5 điểm) - 1783, Anh kí Hiệp ước Véc-xai thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa Bắc Mĩ. Hợp chúng quốc Mĩ (thường gọi là nước Mĩ hay Hoa Kì) ra đời. (0,25 đ) - 1787, Hiến pháp được ban hành. (0,25 đ) b. Ý nghĩa: (1 điểm) - Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển. (0,5 đ) - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. (0,5 đ) Câu 2(5đ) *Hoàn cảnh:1đ - Trước sự nhòm ngó của các nước tư bản phương Tây buộc Nhật Bản phải lựa chọn con đường để phát triển đất nước (0,5 điểm ) - Tháng 1/ 1868 Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu ( 0,5 điểm )
  3. *Nội dung(3đ) + Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền của g/c pk, phát triển kinh tế TBCN, xây dựng cơ sở hạ tầng ( 0,75 điểm ) + Về chính trị: Xoá bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hoá lên nắm quyền ( 0,75 điểm ) + Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KH – KT ( 0,75 điểm ) + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp quân sự ( 0,75 điểm ) *Kết quả(1đ): Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước công nghiệp. (1 điểm ) I. Lịch sử Việt Nam: ( 8 điểm ) Câu 3(4điểm) *Nguyên nhân 2đ + Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên 1đ + Việt Nam có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên 0,5 + Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu 0,5đ * Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại, vì 2đ + Nhân dân đấu tranh quyết liệt 0,75đ + Thái độ, hành động tích cực phối hợp của nhà Nguyễn với nhân dân 0,75đ + Nguyễn Tri Phương thực hiện kế hoạch lập phòng tuyến 0,5đ Câu 4: (4 điểm) 1. Nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 (2,0 điểm) -Hiệp ước kí ngày 5/6/1862(0,5đ) - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. (0,5 đ) - Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. (0,5 đ) - Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. (0,5 đ) - Bồi thường cho pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến (0,5 đ) 2. Nhận xét về tính chất hiệp uớc và thái độ triều đình Huế. ( 1,5 điểm) - Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hoà, đi ngược lại với ý chí nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ đặt lên trên quyền lợi của dân tộc. (0,75 đ) - Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập của dân tộc, nhân dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế. (0,75 đ)
  4. III. Lịch sử địa phương(2 điểm): Câu 5(2 điểm): - Đền Bà Triệu, khu di tích lịch sử Lam Kinh(Thọ Xuân)(1 đ) - Trách nhiệm: Tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước(0,5) Bảo vệ, gìn giữ (0,5)