Đề kiểm tra 1 tiết định kỳ học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

docx 3 trang thungat 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết định kỳ học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_dinh_ky_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết định kỳ học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt Lớp: 9 Thời gian: 45’ I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì II. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài kiểm tra nghiêm túc. II/ Hình thức kiểm tra: - Tự luận III/ MA TRẬN: Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao Chủ đề 1: - Nhận biết Chuyển đổi Viết đoạn Các thành được thành phần câu thành câu có văn (kết phần câu biệt lập có trong thành phần khởi hợp) có sử một số câu cho dụng thành ngữ. trước. phần khởi - Nhận biết được ngữ và thành phần thành phần chính, phụ và biệt lập. biệt lập có trong một đoạn văn cho trước. Số câu, số điểm 1 ½ C (C ) 1 C (C ) ½ C (½ C ) 1, 3a 2 5 3C Tỉ lệ 3đ 1đ 1đ 5đ 30% 10% 10% 50% Chủ đề 2: Tìm thấy phép Viết đoạn Liên kết câu và liên kết sử dụng văn ( kết liên kết đoạn trong đoạn văn hợp)có sử dụng các văn. và cho biết kiểu phép liên liên kết. kết. 1C Số câu, số điểm ½ C (C3b) ½ C (½ C5) Tỉ lệ 2đ 1đ 3đ 20% 10% 30%
  2. Chủ đề 3: Xác định tình Nghĩa tường huống để đặt minh và hàm ý. câu theo hai cách: - Câu có nghĩa tường minh. - Câu có nghĩa hàm ý. Số câu, số điểm 1C (C4) 1C (C4) Tỉ lệ 2đ 2đ 20% 20% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1, 3a) 1½ C (C2, 3b) 1C (C4) 1C 5C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% IV/ Đề 2: Câu 1: (2 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào: a. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. b. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. d. Hình như đó là bạn Lan. Câu 2: (1 điểm) Chuyển câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: Nó hát bài hát này hay lắm. Câu 3: (3 điểm) Cho đoạn văn sau : “Trong văn học dân gian, ca dao, dân ca đã nói rất nhiều đến con cò – con vật thân thuộc với đồng quê Việt Nam. Con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ rộng rỉa lông, rỉa cánh Chúng mang đức tính cần cù của người nông dân chân lấm tay bùn.” a. Xác định các thành phần chính, phụ, biệt lập của câu in đậm b. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn . Câu 4: (2 điểm) Cho tình huống sau: Em và mẹ cùng đi siêu thị. Ở đó em thấy có một đôi giày rất đẹp. Em muốn mẹ mua cho mình đôi giày đó. Hãy đặt một câu diễn đạt với mẹ ý muốn này của mình bằng 2 cách: a. Cách 1: Diễn đạt bằng nghĩa tường minh. b. Cách 2: Diễn đạt bằng nghĩa hàm ý. Câu 5: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) giới thiệu một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9. Trong đó, có sử dụng: a. Một thành phần khởi ngữ. Chỉ ra thành phần khởi ngữ đó.
  3. b. Một thành phần biệt lập. Chỉ ra thành phần biệt lập đó. c. Ít nhất 2 phép liên kết. Chỉ ra các phép liên kết đó. Đáp án: Câu/ý Nội dung Điểm 1 a. Thành phần gọi – đáp: Thưa ông. 0,5đ b. Thành phần cảm thán: Ôi. 0,5đ c. Thành phần phụ chú:Hôm nay tôi đi học. 0,5đ d. Thành phần tình thái: Hình như. 0,5đ 2 a. Bài hát này, nó hát hay lắm. 0,5đ b. Nó thì nó hát bài hát này hay lắm. 0,5đ 3 a. - Thành phần chính: + Chủ ngữ: ca dao, dân ca 0,25đ + Vị ngữ: đã nói rất nhiều đến con cò. 0,25đ - Thành phần phụ: Trạng ngữ: Trong văn học dân gian. 0,25đ - Thành phần phụ chú: con vật thân thuộc với đồng quê Việt Nam. 0,25đ b. - Phép lặp: con cò. 1đ - Phép thế: Chúng. 1đ 4 a. HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa tường minh. VD: Mẹ mua 1đ cho con đôi giày này đi. b. b HS viết được câu diễn đạt bằng nghĩa hàm ý. VD: Đôi giày này 1đ đẹp quá mẹ ơi! 5 Đoạn văn đúng hình thức, nội dung. 0,5đ a. Có một thành phần khởi ngữ. Chỉ ra. 0,5đ b. Có một thành phần biệt lập. Chỉ ra. 0,5đ c. Có 2 phép liên kết. Chỉ ra. 0,5đ Tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 10 tháng 04 năm 2018 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm