Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Văn học hiện đại Việt Nam - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

doc 6 trang thungat 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Văn học hiện đại Việt Nam - Học kỳ I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_9_phan_van_hoc_hien_dai_v.doc
  • docHUONG DAN CHAM 1 TIET VAN HOC HIEN DAI - HKI - NH 2018-2019.doc
  • docMA TRAN - KT DINH KI - VAN HOC HIEN DAI LOP 9.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Văn học hiện đại Việt Nam - Học kỳ I - Năm học 2018-2019

  1. Họ tên: KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN LỚP 9 ĐIỂM Duyệt đề Lớp: 9/ Phần: Văn học hiện đại Việt Nam HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2018 - 2019 A/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (5.0 đ) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con! - Ba đây con! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy." (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2006, trang 195, 196) 1/ Qua những phản ứng của bé Thu trong đoạn trích, em hiểu gì về trạng thái tâm lí của con bé? (1.0 đ) 2/ Xác định ngôi kể, người kể trong đoạn trích. Cho biết tác dụng của việc lựa chọn người kể, ngôi kể ấy? (2.0 đ) 3/ Hãy cho biết tâm trạng cảm xúc của ông Sáu qua câu văn sau: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” (1.0 đ) 4/ Việc bé Thu cự tuyệt, không chịu nhận ông Sáu là cha theo em là đáng thương hay đáng trách? Tại sao? Hãy trình bày ý kiến của em. (1.0 đ) B/ TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 đ) Viết đoạn văn (Khoảng 300 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện. Bài làm:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1TIẾT NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2018 - 2019 Phần: Truyện trung đại Việt Nam ĐỀ CHẴN A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 1 - Tác phẩm: truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” 0.5 (1.0 đ) - Tác giả: Nguyễn Dữ 0.5 Qua đoạn trích, em hiểu gì về tâm trạng cảm xúc của nhân vật Vũ Nương? - Nàng không mong vinh hiển mà chỉ mong cho chồng được bình an trở về: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Câu 2 - Cảm thông những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc (2.0 đ) quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao ”, - Yêu thương, lo lắng, khắc khoải nhớ nhung: “rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. * Lưu ý: HS trả lời đúng 3 ý (2.0 đ) ; 2 ý (1.5 đ) ; 1 ý (1.0 đ) Phân tích nguyên nhân dẫn đến bi kịch Vũ Nương? a. Nguyên nhân trực tiếp: 1.0 + Do lời nói ngây thơ, vô tình của con trẻ đã kích đúng vào óc đa nghi, thói ghen tuông mù quáng của Trương Sinh. + Do bị chồng nghi oan, ruồng rẫy, cách xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu của Trương Sinh đã bức tử Vũ Nương. Câu 3 b. Nguyên nhân gián tiếp: 1.0 (2.0 đ) + Do chiến tranh loạn lạc gây nên cảnh sinh li tử biệt, vợ chồng xa cách, tạo kẻ hở, khoảng trống để Trương Sinh gieo rắc mối nghi ngờ cho Vũ Nương. + Lễ giáo phong kiến lạc hậu, bảo thủ đã tiêm nhiễm khá sâu nặng trong đầu óc Trương Sinh: tư tưởng gia trưởng, nam quyền, trọng nam khinh nữ Trương Sinh đã bỏ ngoài tai những lời phân trần thương tâm của Vũ Nương. * Lưu ý: HS chỉ nêu nguyên nhân mà không phân tích, lí giải cho nửa số điểm. B. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận. - Đoạn văn phải có hình thức đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp các phương thức biểu đạt trong đoạn văn. - Có dung lượng phù hợp. *Yêu cầu cụ thể: 0.5 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Chữ mở đầu đoạn lùi đầu dòng, có câu mở đoạn, các câu khai triển, câu kết đoạn. Biết dẫn dắt hợp lí và nêu được càm nhận của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp và số phận oan nghiệt của Vũ Nương 0.5 trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. c. Cách biểu thị cảm nhận của bản thân: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
  3. chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể tổ chức đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Viết câu mở đoạn giới thiệu nhân vật Vũ Nương. 0.5 - Thân đoạn: Vũ Nương xinh đẹp, đức hạnh 1.5 * Ngày ở nhà mẹ: Tính đã thuỳ mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp xinh đẹp, đức hạnh. * Ngày về làm dâu nhà chồng: nàng luôn giữ gìn khuôn phép, sống ý tứ, biết cư xử đúng mực ăn ở khôn khéo. * Ngày chồng ra lính: - Cảnh tiễn đưa: + Xúc động, lời đưa tiễn chân tình “Chàng đi chuyến này cánh hồng bay bổng” không màng danh lợi; cảm thông với những vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng; yêu thương, lo lắng, khắc khoải nhớ nhung - Những ngày chồng ở nơi chiến trận: + Nàng ở nhà sinh con, nuôi con, săn sóc, phụng dưỡng mẹ chồng khi mẹ chồng ốm nặng “thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”; mẹ chồng mất, nàng lại phải một phen lo liệu ma chay chu tất. đảm đang, tháo vát, hiếu thảo. + Ngày đêm thương nhớ, lo nghĩ, mong đợi tin chồng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” thuỷ chung Vũ Nương quả là một người mẹ đảm đang, một người vợ thuỷ chung, một người dâu hiền hiếu thảo- một người phụ nữ vẹn toàn. Số phận oan nghiệt - Ngày chồng trở về, chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ, nàng bị chồng nghi oan bị ruồng rẫy, đánh đập, bức tử dẫn đến cái chết oan ức. (Thắt nút) 0.5 - Viết được câu kết đoạn chốt lại vấn đề: Vũ Nương là một người mẹ đảm đang, một người vợ thủy chung, một người dâu hiền hiếu nghĩa - một người phụ nữ xinh đẹp đức hạnh vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận oan nghiệt, bi thương. 0.5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc, cảm xúc chân thành. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 Họ tên: KIỂM TRA 1TIẾT NGỮ VĂN ĐIỂM Duyệt đề Lớp: 9/ Phần: TRUYỆN TRUNG ĐẠI HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2018 - 2019 ĐỀ LẺ
  4. A/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (5.0 đ) Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. 1. Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”? (2.0 đ) 2. Qua đoạn trích, em hiểu gì về tâm trạng cảm xúc của nhân vật Vũ Nương? (2.0 đ) 3. Giải thích ý nghĩa nhan đề tập truyện “Truyền kì mạn lục”? (1.0 đ) B/ TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 đ) 4. Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên. Bài làm: HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1TIẾT NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2018 - 2019 Phần: Truyện trung đại Việt Nam
  5. ĐỀ LẺ A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” (2.0 đ) Học sinh cần tóm tắt được những ý chính theo trình tự sau: 2.0 Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưói vợ xong đã phải đầu quân đi lính, để lại quê nhà người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng) đang mang thai. Vũ Nương ở nhà sinh con, nuôi con, săn sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, lo liệu thuốc thang rất chu tất khi mẹ chồng ốm. Thế rồi, chẳng may, bà cụ bạc phước qua đời. Nàng lại lo ma chay chu đáo. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trẻ nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan, không thể thanh minh được, đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng đứa con trai ngồi buồn bên ngọn đèn dầu. Đứa trẻ chỉ vào chiếc bóng trên tường và bảo đó là cha của nó, là người hay đến hằng đêm. Lúc đó Trương Sinh tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ. Phan Lang- người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, nên khi chạy loạn chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để tạ ơn- tình cờ gặp Vũ Nương dưới Thuỷ cung. Hai người nhận ra nhau, cùng tâm sự. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gởi chiếc hoa vàng và lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe kể, liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất. * Lưu ý: Tùy theo mức độ đạt được, GV linh hoạt định điểm phù hợp Câu 2 Qua đoạn trích, em hiểu gì về tâm trạng cảm xúc của nhân vật Vũ Nương? (2.0 đ) - Nàng không mong vinh hiển mà chỉ mong cho chồng được bình an trở về: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm, trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. - Cảm thông những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao ”, - Yêu thương, lo lắng, khắc khoải nhớ nhung: “rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín ngàn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. * Lưu ý: HS trả lời đúng 3 ý (2.0 đ) ; 2 ý (1.5 đ) ; 1 ý (1.0 đ) Câu 3 Giải thích ý nghĩa nhan đề tập truyện “Truyền kì mạn lục”? (1.0 đ) - “Truyền kỳ”: là những câu chuyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ 1.0 vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, - “mạn lục”: ghi chép tản mạn. ”Truyền kì mạn lục” là tập truyện ghi chép một cách tản mạn những câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, hoang đường được lưu truyền trong dân gian. * Lưu ý: HS giải thích đúng ý nhưng chỉ giải thích chung chung cho 0.5 đ B. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên *Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận.
  6. - Đoạn văn phải có hình thức đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp các phương thức biểu đạt trong đoạn văn. - Có dung lượng phù hợp. *Yêu cầu cụ thể: 0.5 a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Chữ mở đầu đoạn lùi đầu dòng, có câu mở đoạn, các câu khai triển, câu kết đoạn. Biết dẫn dắt hợp lí và nêu được càm nhận của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên thể 0.5 hiện qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. c. Cách biểu thị cảm nhận của bản thân: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể tổ chức đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Viết câu mở đoạn giới thiệu nhân vật Lục Vân Tiên xuất hiện qua đoạn trích 0.5 “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. - Thân đoạn: + Thấy bọn cướp đường hại dân, lập tức chàng ''ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy'' xông vào đánh cướp để giải cứu người bị nạn. hành động nghĩa hiệp của người anh hùng vì nghĩa quên thân. + Một mình với một chiếc gậy thô sơ, chàng '' tả đột hữu xông'' vẻ đẹp của một trang dũng tướng- dũng cảm, gan dạ. + Nghe Kim Liên kể lể nguồn cơn, chàng đã '' động lòng'' và tìm cách an ủi. nhân hậu, thương người. 2.0 + Hành động ngăn Kiều Nguyệt Nga ''Khoan khoan trai'' Vân Tiên là một Nho sinh chính trực, biết giữ lễ, cư xử lịch lãm với phụ nữ. + Nghe KNN nói đến chuyện đền ơn, đáp nghĩa, chàng liền cười mà nói rằng: "Làm ơn anh hùng" hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài. * Lưu ý: HS nêu và phân tích đủ 5 ý cho 2.0 đ; 3-4 ý cho 1.5 đ; 1-2 ý cho 1.0 đ - Kết đoạn: 0.5 * LVT là một Nho sinh chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa kh/tài, nhân hậu thương người, văn võ kiêm toàn. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, cảm nhận sâu sắc, cảm xúc chân thành. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5