Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 12

doc 3 trang thungat 2030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 12

  1. Trường THCS – THPT Kiểm Tra 1 Tiết Môn Sinh Học 12CB Học sinh: Lớp Câu 1: Khi nói về hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì chắc chắn protein của gen này bị bất hoạt II. Khi protein ức chế bám lên vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z,Y,A không phiên mã III. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen R làm cho gen này không phiên mã thì các gen cấu trúc Z,Y,A sẽ phiên mã được IV. Khi môi trường có Glactozo thì gen R vẫn tiến hành phiên mã và dịch mã A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Trong quá trình hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình nào sau đây vẫn diễn ra trong môi trường có hoặc không có chất cảm ứng glactozo? A. Gen điều hòa R phiên mã và dịch mã tạo nên protein ức chế B. Đường glactozo bị phân giải bởi các protein do các gen Z,Y,A quy định. C. Gen cấu trúc Z,Y,A tiến hành phiên mã và dịch mã tạo nên protein D. Protein ức chế bám lên vùng vận hành O ngăn cản sự phiên mã của gen Z,Y,A Câu 3: Tần số đột biến ở từng gen riêng lẽ vào khoảng A. 10-6 10-4 B. 10-3 10-1 C. 10-4 10-2 D. 10-5 10-3 Câu 4: Tác nhân đột biến nào sau đây có thể có thể gây ra đột biến thay thế 1 cặp nu? A. tia tử ngoại B. consixin C. 5-BU D. acridin Câu 5: Khẳng định nào sau đây không đúng về đột biến gen A. đột biến gen trội không được biểu hiện ở trạng thái dị hợp B. đột biến gen trội biểu hiện ngay ở đời cá thể đầu tiên C. đột biến gen lặn có thể được biểu hiện trong các đời cá thể D. đột biến gen lặn biểu hiện ngay nếu ở trạng thái đồng hợp lặn Câu 6: Theo lý thuyết, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất A. mất 1 cặp nu ở vị trí số 6 sau mã mở đầu B. thêm 2 cặp nu trước mã kết thúc 5 vị trí C. thay thế 1 cặp nu ngay sau mã kết thúc D. mất 1 cặp nu ở vị trí số 4 trước mã kết thúc Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Gen đột biến được biểu hiện ngay trong đời cá thể nếu là đột biến gen lặn II. Đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên trong mô tạo thành thể khảm III. Đột biến thường là có hại vì phá vỡ mối quan hệ trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường. IV. Đột biến gen được di truyền và là nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và chọn lọc A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định (ARN hoặc protein) được gọi là: A. Gen B. Anti Cođon C. Mã di truyền D. Axit amin Câu 9: Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng? I. Gen có 2 mạch xoắn phải song song và có liên kết hidro giữa 2 mạch II. Trong tế bào của sinh vật đơn bội, gen tồn tại thành từng cặp alen III. Gen có 3 vùng theo trình tự: khởi động, vận hành, kết thúc IV. Trên mạch chính của gen chỉ có bộ mã 3’TAX5’ quy định axit amin mở đầu A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 1
  2. Câu 10: Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng? I. Mã di truyền là mã bộ ba, tức là 1 bộ ba quy định mã hóa 3 axit amin liên tiếp II. Mã di truyền có tính thoái hóa tức là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin III. Tính phổ biến của mã di truyền chứng tỏ sinh vật ngày nay có nguồn gốc chung IV. Nhân đôi ADN được diễn ra vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp V. Nhờ có nhân đôi ADN mà thông tin di truyền được truyền đạt cho thế hệ sau A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Một gen có chiều dài 5100A0, số nucleotit loại A chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Số liên kết Hidro của gen này là: A. 3600 B. 3800 C. 3000 C. 3900 Câu 12: Một gen có chiều dài 4080A0, số nu loại A chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A chiếm 20% và có 200 nucleotit loại G. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. A1/X1 = 6/7 II. (A1+G1)/(T1+X1) = 11/19 III. (T2+A2)/(G2+X2)= 3/2 IV. Tổng số H = 2808 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13: Loại axit nucleic nào sau đây vận chuyển các axit amin trong dịch mã? A. rARN B. mARN C. tARN D. ADN Câu 14: Ở sinh vật nhân sơ, giai đoạn cuối cùng của quá trình dịch mã là A. ADN tháo xoắn, tách rời 2 mạch đơn B. Riboxom gặp tín hiệu kết thúc, axit amin đầu tiên bị cắt ra C. Hoạt hóa axit amin tạo thành phức hợp aa-tARN D. Protein ức chế bám lên vùng vận hành Câu 15: Một gen có chiều dài 6800A0 tiến hành phiên mã 3 lần liên tiếp. Số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình trên là A. 9600 B. 6000 C. 2400 D. 28000 Câu 16: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong số các khẳng định sau đây? I. Quá trình phiên mã diễn ra trong tế bào chất II. Phiên mã và dịch mã là 2 quá trình có chung nguyên tắc III. Có 61 bộ mã mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin IV. Có 3 bộ mã kết thúc trên mARN là AUG, UAG và UGA A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Thành phần không thuộc cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli là A. Vùng khởi động B. Vùng vận hành C. Gen điều hòa R D. Nhóm gen cấu trúc Z,Y,A Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Hầu hết các thể đột biến lệch bội đều có khả năng sinh sản hữu tính B. Hội chứng siêu nữ ở người có cặp NST giới tính được kí hiệu là XXX C. Hội chứng Claiphento ở người là do mất đoạn NST số 21 D. Bệnh ung thư máu là do người nữ có cặp NST giới tính OX Câu 19: Có bao nhiêu khẳng định đúng trong số các khẳng định sau đây? I. Nếu đột biến số lượng NST liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp sẽ gây đột biến lệch bội II. Đột biến đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính III. Các cây trồng không hạt thường là các dạng lệch bội thể 1 IV. Nếu trong nguyên phân, thoi vô sắc không hình thành sẽ gây nên đột biến đa bội chẵn A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Quan sát một tế bào thể 1 của một loài thực vật, vào kì giữa của nguyên phân người ta đếm được có tất cả 26NST. Tế bào lưỡng bội của loài này có số NST là A. 52 B. 13 C. 12 D. 14 2
  3. Câu 21: Ở một loài thực vật 2n=14. Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng? I. Thể 3 của loài này có 15NST trong tế bào II. Ở kì giữa của nguyên phân, tế bào thể 1 có 26NST III. Thể tam bội của loài này có 21NST IV. Nếu 1 tế bào có 3NST ở cặp NST số 6 thì tế bào này thuộc dạng thể 3 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng? I. Đột biến đã biểu hiện ra một phần kiểu hình được gọi là thể khảm II. Mức độ biểu hiện của đột biến gen phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen III. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh khi có các tác nhân đột biến bên ngoài tác động IV. Đột biến mất và thêm cặp nucleotit thường gây nguy hiểm cho thể đột biến A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen của một gen cùng nằm trên 1 NST? A. mất đoạn B. đảo đoạn C. lặp đoạn D. chuyển đoạn Câu 24: Vùng đầu mút của NST có trình tự nucleotit đặc biệt có tác dụng A. bảo vệ nhiễm sắc thể trước khả năng đột biến B. giúp các nhiễm sắc thể không dính vào nhau C. đính nhiễm sắc thể lên thoi vô sắc trong phân bào D. bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền Câu 25: Trong quá trình dịch mã, không có sự tham gia của A. ADN B. mARN C. Riboxom D. tARN Câu 26: Có bao nhiêu khẳng định đúng về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? I. Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống của thể đột biến II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng số lượng của nhiễm sắc thể III. Đột biến mất đoạn NST số 22 gây bệnh ung thư máu ở người IV. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều biểu hiện ngay ra kiểu hình đột biến A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27: Có một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đã phát sinh đối với nhiễm sắc thể ban đầu mang các gen được kí hiệu AB.CDEFGH. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Nếu các gen sau đột biến có trình tự là AB.CDFEGH thì sinh vật thường không bị ảnh hưởng đến sức sống cũng như khả năng sinh sản II. Nếu các gen sau đột biến có trình tự là HAB.CDEFG thì thức năng của protein do gen H chỉ huy tổng hợp có thể bị thay đổi. III. Nếu các gen sau đột biến có trình tự là AB.CDGH thì sinh vật thường giảm khả năng sống sót. IV. Nếu các gen sau đột biến có trình tự là AB.CDCDEFGH thì sinh vật có thể tăng cường sự biểu hiện của tính trạng được quy định với gen C và D. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, một đoạn phân tử ADN có 146 cặp nucleotit quấn 7/4 vòng quanh 8 phân tử protein histon được gọi là A. axit amin B. mARN C. nucleoxom D. sợi cơ bản Câu 29: Ở một loài thực vật 2n, đột biến lệch bội dạng thể 1 được kí hiệu là A. 2n+1 B. 2n-1 C. n+2 D. n+1 Câu 30: Một loài thực vật có 2n=30. Số NST trong tế bào thể tam bội của loài này là A. 90 B. 33 C. 45 D. 60 HẾT 3