Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng việt Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng việt Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_tieng_viet_lop_9_de_2_nam_hoc_2017_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng việt Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm
- TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt Lớp: 9 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì I. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích các biện pháp tu từ, từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn thơ; nhận biết câu dẫn trực tiếp và chuyển được câu dẫn trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp. - Rèn kĩ năng viết đoạn hội thoại theo yêu cầu. - Đưa ra nhận xét thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài thi nghiêm túc. B/Thiết kế ma trận: Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao Chủ đề 1: - Chỉ ra các biện - Phân tích Đưa ra Từ vựng pháp tu từ được được tác dụng nhận xét (10t) sử dụng. của các biện thể hiện - Chỉ ra các từ pháp tu từ được quan điểm dùng theo nghĩa sử dụng. riêng của gốc và nghĩa - Giải thích đúng bản thân về chuyển. phương thức việc sử chuyển nghĩa. dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. Số câu, số điểm 1C (C2a, 3a) 1C (C2b, 3b) 1C (C5) 3C Tỉ lệ 2đ 2đ 2đ 6đ 20% 20% 20% 60% Chủ đề 2: Nhận biết câu Chuyển được Tạo lập được Hoạt động dẫn trực tiếp. câu dẫn trực tiếp tình huống
- giao tiếp thành câu dẫn người sử dụng (6t) gián tiếp. vi phạm phương châm hội thoại và phân tích. Số câu, số điểm ½ C (C1a) ½ C (C1b) 1C (C4) 2C Tỉ lệ 1đ 1đ 2đ 4đ 10% 10% 20% 40% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1a, 2a,3a) 1 ½ C (C1b, 2b,3b) 1C 1C 5C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% Đề 2: Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau: Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:”Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”. (“Lão Hạc” – Nam Cao) a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên. b. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp. Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây: 1. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”- Nguyễn Khoa Điềm) 2. Đi tu Phật bắt ăn chay Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không. (Ca dao) 3. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (“Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận) a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó. Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau: 1/ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu, nồng đượm. (“Bếp lửa” – Bằng Việt) 2/ Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) a.Từ “lửa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “lủa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển? b. Phân tích sự chuyển nghĩa của từ “lửa” đó. Câu 4: (2,0 đ)
- a. Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “nhi đồng” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. Đáp án: Câu/ý Nội dung Điểm 1 a. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! 1đ b. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo ông giáo rằng có lẽ lão sẽ bán 1đ con chó. 2 a. - Ẩn dụ : mặt trời” trong câu thơ thứ 2. 0,25đ - Chơi chữ: thịt chó - thịt cầy. 0,25đ - So sánh : Mặt trời – hòn lửa. 0,25đ - Nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa. 0,25đ b. - Em bé là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ như mặt trời với 0,25đ muôn loài. - Tạo sự hấp dẫn, thú vị. 0,25đ - Gợi cảnh hoàng hôn trên biển rực rỡ, sinh động. 0,5đ 3 a. - Từ “lửa” trong câu thơ 1được dùng theo nghĩa gốc. 0,5đ - Từ “lửa” trong câu thơ 2 được dùng theo nghĩa chuyển. 0,5đ b. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: Hình ảnh “lửa lựu” gợi 1đ lên cho người đọc một hình ảnh khác “hoa lựu đỏ thắm”. Từ đó gợi cảm xúc cho người đọc trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 4 a. HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương 1đ châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại 1đ trên. 5 Đồng ý. Vì từ “nhi đồng” dùng trong những trường hợp mang 2đ tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp, làm lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên. Tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 17 tháng 11 năm 2017 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm