Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 11 (Có ma trận và đáp án)

doc 12 trang thungat 7610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 11 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_15_phut_mon_ngu_van_lop_11_co_ma_tran_va_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn Lớp 11 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 5), NGỮ VĂN 11 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 73 đến tiết thứ 81 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Tiếng Việt Nêu khái Phân tích nghĩa niệm nghĩa sự việc và nghĩa sự việc và tình thái trong nghĩa tình các văn bản. thái. Số câu 1 1 2 Số điểm 4 6 10 Tỉ lệ % 40 20 100 IV. Đề kiểm tra Câu 1: Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái? (4.0 điểm) Câu 2: Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau: (6.0 điểm) a. Bây giờ có lẽ là 8 giờ. b. Nó không đến cũng chưa biết chừng. c. “Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa” (Tố Hữu) V. Hướng dẫn chấm Câu 1: Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái? (4.0 điểm) - Nghĩa sự việc: Là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Nghĩa tình thái: Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu Câu 2: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu văn, câu thơ: a. Bây giờ có lẽ là 8 giờ - Nghĩa sự việc: Thời gian hiện tại - Nghĩa hình thái: có lẽ (Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn) b. Nó không đến cũng chưa biết chừng. - Nghĩa sự việc: Việc “nó” có đến hay không. 1
  2. - Nghĩa hình thái: chưa biết chừng (Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy thấp) c. “Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa” - Nghĩa sự việc: Đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau. - Nghĩa hình thái: Chắc (phỏng đoán với độ tin cậy cao) (Cách chấm: Mỗi ý đúng ở câu 2 học sinh sẽ được 1 điểm.) 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 6), NGỮ VĂN 11 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 82 đến tiết thứ 97 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Đọc – hiểu Nhận diện - Nêu ý chính của Viết một đoạn văn bình biện pháp văn bản. luận vẻ đẹp của một câu nghệ thuật - Giải thích cụm thơ. được sử từ tràng giang. dụng trong văn bản, tác dụng. Số câu 1 2 1 4 Số điểm 2 4 4 10 Tỉ lệ % 20 40 40 100 IV. Đề kiểm tra Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước cách mạng tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, vẽ để ngắm cảnh Hồ Tây và sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ cũng không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương. Chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là một bài thơ tình và tình gặp cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng : Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nổi mà là một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông (Huy Cận, Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, 1994) 3
  4. 1/ Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề gì liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận? 2/ Xác định câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ? 3/ Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ ? 4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp câu thơ Củi một cành khô lạc mấy dòng. V. Hướng dẫn chấm 1/ (2 điểm) Văn bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến bài thơ Tràng giang của Huy Cận : - Người đọc hiểu Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ , đồng thời dòng sông trong bài thơ cũng là những dòng sông khác của quê hương; - Người đọc hiểu được tâm trạng của thi sĩ Huy Cận cũng là tâm trạng của thi sĩ thơ mới trong hoàn cảnh đất nước nô lệ. 2/ (2 điểm) Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản : nỗi buồn không tìm được lối ra nên như kéo dài triền miên. - nỗi buồn của mình cũng đang trải ra như những lớp sóng - Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người trong cuộc đời cũ. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh : Hiện thực hoá nỗi buồn bằng những hình ảnh cụ thể, qua đó người đọc hiểu được tâm trạng của thi nhân. 3/ (2 điểm) Giải thích từ tràng giang trong đoạn thơ : từ Tràng giang gợi hình ảnh con sông rộng do âm điệu vang xa của việc láy vần ang. 4/(4 điểm) Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; -Nội dung: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung của câu thơ. Về hình thức, câu thơ sử dụng phép đảo từ, đưa từ củi lên đầu câu thơ để nhấn mạnh hình ảnh. Sự phối hợp các từ củi, khô, lạc tạo nên hình ảnh gần gũi, đậm chất dân tộc và gợi tâm trạng. Về nội dung, câu thơ gợi hình ảnh cành củi khô nhỏ nhoi, vô nghĩa, cô đơn trôi bềnh bồng trên dòng sông mênh mông sông nước dễ gợi nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé vô định. 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 7), NGỮ VĂN 11 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 98 đến tiết thứ 107 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Làm văn - Giải thích được - Trình bày thái độ và Viết bài văn nghị thế nào là kiểu hành động của bản thân luận xã hội ngắn. người trong bao. với lối sống trong bao. - Liên hệ với - Đảm bảo cấu trúc bài thực tế đời sống. nghị luận xã hội ngắn. Số câu 2 1 3 Số điểm 5 5 10 Tỉ lệ % 50 50 100 IV. Đề kiểm tra Sau khi học truyện ngắn “Người trong bao” của Sê-khốp, em hiểu thế nào là kiểu người Bê-li- cốp ? Theo em, ở tầng lớp thanh niên trong xã hội hiện nay có còn kiểu người đó? Em có thái độ và hành động như thế nào với lối sống trong bao? V. Hướng dẫn chấm Mở bài: (0.5 điểm) – Giới thiệu về nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao”. – Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: một lối sống hèn nhát, thu mình Thân bài: – Kiểu người Bê-li-cốp là như thế nào?(sống hèn nhát, thu mình, ích kỉ) (3 điểm) + Biểu hiện ở lối sống, quan điểm, tư tưởng, tình cảm + Nguyên nhân dẫn đến lối sống đó: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan + Tác hại của lối sống đó với bản thân và với cộng đồng – Trong xã hội hiện nay: vẫn còn nhiều biểu hiện giống Bê-li-cốp (2 điểm) + Còn một bộ phận thanh niên sống thu mình, hèn nhát, ích kỉ: biểu hiện? tác hại? – Thái độ và hành động của bản thân với lối sống trong bao. (4 điểm) + Thái độ của bản thân: cần lên án, bài trừ lối sống đó. + Hành động: Với bản thân: sống mạnh dạn, dám thử sức, dám đấu tranh, dám tiếp thu cái mới. Với cộng đồng: gần gũi, giúp đỡ những kẻ sống hèn nhát. + Thanh niên phải sống mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm. 5
  6. Kết bài: (0.5 điểm) - Đánh giá ý nghĩa của vấn đề. - Bài học đối với bản thân. 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (SỐ 8), NGỮ VĂN 11 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 108 đến tiết thứ 120 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng Chủ đề Đọc – hiểu - Nhận diện Viết đoạn văn ngắn bàn các phép liên về lòng yêu nước của kết được sử tuổi trẻ và việc phát huy dụng trong truyền thống yêu nước. văn bản và tác dụng của chúng. - Chỉ ra phương thức biểu đạt. Số câu 2 1 3 Số điểm 5 5 10 Tỉ lệ % 50 50 100 IV. Đề kiểm tra Đọc bài phát biểu sau và trả lời các câu hỏi : Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng thiêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở đảm bảo độc lập, tự chủ. chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) Câu 1: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu trên đã sử dụng phép liên kết nào? Giá trị của những phép liên kết đó? Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của lời phát biểu trên là gì? Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 100 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay cũng như sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với việc phát huy truyền thống tốt đẹp này. V. Hướng dẫn chấm 7
  8. Câu 1: (3 điểm) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu trên đã sử dụng hai phép liên kết: + Phép lặp: Lặp từ “chủ quyền” và từ “thiêng liêng” => Tác dụng: Tạo tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn, nhấn mạnh chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. + Phép thế: Thế từ “điều thiêng liêng này” thay cho từ “Chủ quyền và lợi ích chính đáng”. Câu 2: (2 điểm) Phương thức biểu đạt chính của lời phát biểu trên: Nghị luận. Câu 3: (5 điểm) Yêu cầu bài viết: Xác định được hai nội dung: + Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay: Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đã, đang tiếp nối truyền thống yêu nước quý báu, vẻ vang của dân tộc. Biểu hiện cụ thể lòng yêu nước của giới trẻ hiện nay là trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. + Sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta đối với việc phát huy truyền thống yêu nước của các thế hệ người Việt Nam: Khuyến khích nhân dân thực hiện phong trào yêu nước: “Thi đua là yêu nước, yêu nước là phải thi đua”. Tuyên truyền, vận động để người dân có thể phát huy được cao nhất truyền thống yêu nước. bên cạnh đó nhà nước cũng có những chính sách, những chỉ đạo để lòng yêu nước của nhân dân đi đúng hướng. 8
  9. BÀI VIẾT SỐ 5 A. MỤC TIÊU KIỂM TRA Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá tác phẩm văn học. Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận. Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Tự luận - Hình thức tổ chức kiểm tra: 45 phút C. KHUNG MA TRẬN Mức độ Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề biết hiểu thấp Làm văn Vận dụng kiến thức đã học và kĩ - Những vấn đề năng tạo lập văn bản viết bài văn chung về văn bản nghị luận văn học. và tạo lập văn bản. - Nghị luận văn học Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm 10 điểm 10điểm Tỉ lệ % 100% =100% Tổng số câu 1 Số câu: 1 Tổng số điểm 10 điểm 10 điểm Tỉ lệ % 100% 100% D. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Phân tích vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng qua bài “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu. E. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu kĩ năng Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau 9
  10. Sau đây là một số gợi ý: - Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng trong lẽ sống cao cả, làm trai là phải xoay trời chuyển đất, vũ trụ không được sống tầm thường (2 câu đầu) - Vẻ đẹp hào hùng mang ý thức cái tôi đầy trách nhiệm (2 câu thực) - Vẻ đẹp hào hùng trong quan niệm sống vinh nhục gắn liền với sự tồn vong của đất nước và ý thức khát vọng táo bạo từ bỏ lối học khoa cử để tìm con đường mới có thể cứu nước(2 câu luận). - Cuối cùng là vẻ đẹp hào hùng tron tư thế người ra đi tìm đường cứu nước đầy hăm hở, khí thế, nhiệt huyết với bao khát vọng mang tầm vóc vũ trụ (2 câu cuối). Nội Mức độ kết quả cần đạt dung Giỏi Khá TB Yếu Kém đánh giá Làm Tiêu chí Tiêu chí: Tiêu chí: Tiêu chí: Tiêu chí: văn - Bố cục rõ ràng, - Bố cục rõ - Bố cục, lập - Mắc lỗi bố Không lập luận chặt chẽ, ràng, lập luận luận chưa rõ cục, lập luận, làm hoặc diễn đạt lưu loát, có tương đối chặt ràng, mắc nhiều rất nhiều lỗi hoàn toàn cảm xúc và sáng chẽ; còn mắc lỗi về chính tả, về diễn đạt. lạc đề. tạo; có thể còn một một số lỗi về dùng từ, ngữ vài sai sót về chính chính tả, dùng pháp. - Chưa hiểu tả, dùng từ. từ, ngữ pháp. - Phân tích vẻ đề, diễn đạt - Giới thiệu được - Phân tích đẹp của hình không rõ ý, vấn đề được đầy đủ vẻ tượng nhân vật Phân tích vẻ - Phân tích được đẹp của hình nhưng chưa sâu đẹp của hình đầy đủ vẻ đẹp của tượng nhân vật nhưng chưa đầy tượng nhân hình tượng nhân nhưng chưa đủ vật quá sơ sài. vật. sâu. - diễn đạt - Nhận xét được về - Nhận xét không rõ ràng. nghệ thuật. được về nghệ Điểm: 6– 5 Điểm:4,75 - Điểm: - Bài viết sâu sắc, thuật . 3,75 3,5-0 sáng tạo. Điểm: 10 – 8,0 Điểm: 7,75 – 6,5 10
  11. BÀI VIẾT SỐ 6 A. MỤC TIÊU KIỂM TRA Vận dụng kiến thức đã học và các thao các thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết bài văn nghị luận xã hội. Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận. Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Tự luận - Hình thức tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà C. KHUNG MA TRẬN Mức độ Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề biết hiểu thấp Làm văn Vận dụng kiến thức đã học và kĩ - Những vấn đề năng tạo lập văn bản viết bài văn chung về văn bản nghị luận xã hội. và tạo lập văn bản. - Nghị luận xã hội Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm 10 điểm 10điểm Tỉ lệ % 100% =100% Tổng số câu 1 Số câu: 1 Tổng số điểm 10 điểm 10 điểm Tỉ lệ % 100% 100% D.ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA Thời gian làm bài: Bài viết ở nhà Theo anh chị, làm thế nào để môi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp ? E.HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Yêu cầu kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết câu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý cơ bản sau: Sau đây là một số gợi ý: - Môi trường là gì? - Vì sao cần phải bảo vệ môi trường? - Con người và môi trường có quan hệ như thế nào? - Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường? 11
  12. Liên hệ việc làm của thanh niên, họcsinh hiện nay. Trình bày lưu loát, chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. Nội Mức độ kết quả cần đạt dung Giỏi Khá TB Yếu Kém đánh giá Làm Tiêu chí Tiêu chí: Tiêu chí: Tiêu chí: Tiêu chí: văn - Bố cục rõ ràng, - Bố cục rõ - Bố cục, lập - Mắc lỗi bố Không lập luận chặt chẽ, ràng, lập luận luận chưa rõ cục, lập luận, làm hoặc diễn đạt lưu loát, có tương đối chặt ràng, mắc nhiều rất nhiều lỗi hoàn toàn cảm xúc và sáng chẽ; còn mắc lỗi về chính tả, về diễn đạt. lạc đề. tạo; có thể còn một một số lỗi về dùng từ, ngữ vài sai sót về chính chính tả, dùng pháp. - Chưa hiểu tả, dùng từ. từ, ngữ pháp. - Lý giải được đề, diễn đạt - Giới thiệu được - Lý giải được con người và không rõ ý, vấn đề con người và môi trường có Phân tích vấn - Lý giải được con môi trường có quan hệ như thế đề sơ sài. người và môi quan hệ như thế nào.Biện pháp trường có quan hệ nào.Biện pháp thiết thực để bảo vệ môi như thế nào.Biện thiết thực để Điểm:4,75 - bảo vệ môi trường? pháp thiết thực để 3,75 trường? nhưng chưa sâu bảo vệ môi trường? Điểm: Liên hệ việc làm Liên hệ việc sắc 3,5-0 của thanh niên, làm của thanh - Diễn đạt họcsinh hiện nay. niên, họcsinh không rõ ràng. - Bài viết sâu sắc, hiện nay. Điểm: 6– 5 sáng tạo. nhưng chưa sâu Điểm: 10 – 8,0 sắc Điểm: 7,75 – 6,5 12