Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Triệu hàn Đan (Có đáp án)

doc 8 trang thungat 1310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Triệu hàn Đan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Triệu hàn Đan (Có đáp án)

  1. KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ Văn lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 27/12/2018 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn 11 - chương trình chuẩn. - Đánh giá một cách tổng quát về một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 11- học kì I, theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm Văn. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tự luận. Cụ thể: + Tiếng Việt (biện pháp tu từ) + Văn học Trung đại + Vận dụng kiến thức làm làm bài văn nghị luận văn học. 2. Kĩ năng - Nhận diện được nội dung và nghệ thuật trong một số văn bản thơ trung đại. - Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về tác phẩm thơ. Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong các văn bản. + Năng lực đọc – hiểu một ngữ liệu văn học theo đặc trưng thể loại + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của các nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi thảo luận về hướng giải quyết về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Đọc – hiểu và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra theo đề chung tại lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề \ Mức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng độ cao - Khái niệm một số Chỉ ra được tác Nêu được nội Chỉ ra được phép tu từ: so sánh dụng của biện dung của văn nghĩa của từ 1. Làm văn: - Nhận biết được pháp tu từ qua bản và cảm Xác định được phép tu từ qua ngữ các ngữ liệu cụ nhận ban phép tu từ liệu cụ thể. thể. đầu trong trong câu thơ. những ngữ liệu cụ thể. 30%= 3 1,0 1,0 1,0 điểm 2. Làm văn: Nhớ được những Hiểu, giải thích Chỉ ra được ý Đánh giá, Kỹ năng làm nét chính về tác được ý nghĩa nghĩa của bài liên hệ rút văn nghị luận giả, tác phẩm. của các từ ngữ, thơ qua các từ ra bài học văn học: về tác biện pháp nghệ ngữ, biện pháp cho bản phẩm thơ thuật then chốt. nghệ thuật then thân chốt. 70%= 0,5 1,5 4,0 1,0 7điểm 100%= 1,0= 1,0% 3,0 = 30% 5,0 = 50% 1,0 = 10% 10điểm
  2. IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? Phần II: Làm văn (7 điểm) Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Họ và tên thí sinh : . Lớp : Hết . (Đề thi gồm 01 trang )
  3. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI RA ĐỀ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THẨM ĐỊNH Triệu Hàn Đan Hoàng Thị Hương LÃNH ĐẠO DUYỆT
  4. KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 27/12/2018 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Đọc hiểu Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt 0.5 đẹp, nhân ái giữa con người với con người. 3 - Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những 1.0 phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận - Hiệu quả NT: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau 4 Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục. 1.0 (HS lựa chọn nêu quan điểm và lí giải được quan điểm đã nêu – GV linh hoạt khi chấm bài) Phần II: Làm văn (7 điểm) 2 Phân tích hình ảnh bà Tú và tình cảm thương vợ của ông Tú 7.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (Có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài). - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; 0,50 cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết phải đảm bảo các ý sau * Giới thiệu chung: 0,50 - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. * Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ qua 4 câu thơ đầu 5.0 - Hai từ "quanh năm" và "mom sông", một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền. - Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Hơn thế nữa "buổi đò đông" còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng".
  5. =>Bốn câu thơ đầu thực tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, cũng đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương da diết của Tú Xương. 2/ Đức tính cao đẹp của bà Tú. - Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Từ "đủ" trong "nuôi đủ" vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu, Tú Xương ý thức rõ nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng. - Ở bà Tú, sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh. Đức hi sinh vì chồng vì con của bà Tú trước hết thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy bán buôn để nuôi gia đình. Nếu chỉ có thế thôi thì cũng đủ để nhà thơ cảm thương và trân trọng lắm rồi. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp: Năm nắng mười mưa dám quản công. Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa. 3/ Ý nghĩa lời "chửi" trong hai câu thơ cuối Câu thơ cuối là lời Tú Xương, Tú Xương tự rủa mát mình, cũng là lời tự phán xét, tự lên án: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. Tiếng "chửi" thói đời bạc, sự hờ hững của chồng tưởng là của bà vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ với vợ. 4/ Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ - Thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xương, dường như bao giờ người ta cũng gặp hai hình ảnh song hành: Bà Tú hiện lên phía trước và ông Tú khuất lấp ở phía sau. - Ở bài thơ Thương vợ cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng, không chỉ là thương mà còn là biết ơn đối với người vợ. *Đánh giá : 0,5 - Yêu thương, quý trọng, tri ân với vợ, đó là những điều làm nên nhân cách của Tú Xương. Ông Tú không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông Tú là do "duyên" nhưng "duyên" một mà "nợ" hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. Vậy là thiệt thòi cho bà Tú. Duyên ít mà nợ nhiều. Có lẽ cũng chính bởi điều đó mà ở trong câu thơ cuối, Tú Xương đã tự rủa mát mình: "Có chồng hờ hững cũng như không". - Điều lạ là dù xuất thân Nho học, song Tú Xương không nhìn nhận theo những quan điểm của nhà nho: Quan điểm "trọng nam khinh nữ", "xuất giá tòng phu" (lấy chồng theo chồng), "phu xướng, phụ tuỳ" (chồng nói vợ theo) mà lại rất công bằng. Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám nhìn nhận ra những khuyết thiếu của mình để mà day dứt, đó là một nhân cách đẹp. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 nghị luận. Hành văn trong sáng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 .Hết . (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
  6. KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn Ngữ văn lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”. (Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái” Vì sao? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Hết . (Đề thi gồm 01 trang ) Họ và tên thí sinh : . Lớp :
  7. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI RA ĐỀ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THẨM ĐỊNH Triệu Hàn Đan Hoàng Thị Hương
  8. Mẫu 1 TRƯỜNG THPT VÂN NHAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN Thẩm định đề thi kỳ thi học kì I (Ngày thi: ) Môn Ngữ Văn, khối 11 1. Họ tên người thẩm định: Hoàng Thị Hương Họ và tên người ra đề: 2. Thời gian: giờ , ngày tháng năm 2019 3. Nội dung thẩm định 3.1. Đề thi - Hình thức (tiêu đề, thể thức văn bản ): - Nội dung (phạm vi kiến thức, tính chính xác khoa học, phù hợp với đối tượng ): - Thời gian làm bài: . 3.2. Hướng dẫn chấm - Hình thức (tiêu đề, thể thức văn bản ): . . . - Nội dung (đủ các ý chính, thang điểm hợp lý? ): 4. Kết luận chung LÃNH ĐẠO DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI THẨM ĐỊNH (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) Triệu Hàn Đan