Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Cẩm Lý

doc 6 trang thungat 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Cẩm Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Trường THPT Cẩm Lý

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT CẨM LÝ NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC 12 Mã đề thi 132 Họ, tên học sinh: Lớp: Điền câu trả lời đúng vào bảng sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA Câu 1: CĐ 07: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 3– CĐ 12: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu B. Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường. C. Mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. D. Số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa. Câu 4: CĐ 2010: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 5– ĐH 12: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng: A. Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, nguồn thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Trang 1/6 - Mã đề thi 132
  2. D. Mật độ cá thể của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. Câu 6: CĐ 07: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Kiểu phân bố.C. Tỷ lệ đực cái. B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.D. Mối quan hệ giữa các cá thể. Câu 7– ĐH11: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau : Quy ước: Nhóm tuổi trước sinh sản A B C Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản A : Tháp tuổi của quần thể 1 B : Tháp tuổi của quần thể 2 C : Tháp tuổi của quần thể 3 Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được: A. Quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). B. Quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái). C. Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái). D. Quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). Câu 8– ĐH11: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì: A. Quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. C. Khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. D. Trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 9– CĐ 11: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? A. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. B. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. D. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. Câu 10– CĐ 12: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do: A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng của môi trường. B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt D. Kích thước của quần thể còn nhỏ Câu 11: CĐ 11: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi A. Điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất. B. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau. C. Điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng). D. Mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng. Câu 12: ĐH 09: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Trang 2/6 - Mã đề thi 132
  3. Câu 13: CĐ 09: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. Câu 14: ĐH 09: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là: A. 11020 B. 11180 C. 11260 D. 11220 Câu 15: ĐH 10: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. D. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. Câu 16: CĐ 08: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động A. Theo chu kì mùa.C. Không theo chu kì. B. Theo chu kì tuần trăng.D. Theo chu kì nhiều năm. Câu 17: CĐ 2010: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3). Câu 18: ĐH 09: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. Làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái B. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt C. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài Câu 19: CĐ 08: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ A. Hội sinh.C. Động vật ăn thịt và con mồi. B. Ức chế - cảm nhiễm.D. Cạnh tranh khác loài. Câu 20: CĐ 09: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. Hợp tác. B. Cạnh tranh C. Dinh dưỡng D. Sinh sản Câu 21: CĐ 09: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. D. Làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã. Câu 22: CĐ 2010: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. Trang 3/6 - Mã đề thi 132
  4. B. Tỉ lệ giới tính. C. Sự phân bố của các loài trong không gian. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 23– ĐH 12: Khi nói về sự phân bố trong cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng: A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiều phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. Câu 24: ĐH 10: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng Câu 25– CĐ 11: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. B. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. Câu 26– CĐ 11: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là A. Tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn. B. Hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực. C. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực. D. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. Câu 27– CĐ12: Cho các ví dụ sau: 1. Sán lá gan sống trong gan bò 2. Ong hút mật hoa 3. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm 4. Trùng roi sống trong ruột mối Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: A. 2,3 B. 1,4 C. 2,4 D. 1,3 Câu 28– ĐH 12: Mối quan hệ kí sinh vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây: A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Loài có hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 29: ĐH 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. C. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. Trang 4/6 - Mã đề thi 132
  5. D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. Câu 30: ĐH 08: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. Cộng sinh B. Kí sinh - vật chủ C. Hội sinh D. Hợp tác Câu 31– CĐ 12: Cho các quần xã sinh vật sau: 1. Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng 2. Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế 3. Cây gỗ nhỏ và cây bụi 4. Rừng lim nguyên sinh 5. Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là: A. 5→3→1→2→4 B.2→3→1→5→4 C. 4→1→3→2→5 D. 4→5→1→3→2 Câu 32: CĐ 08: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. Câu 33: CĐ 07: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. C. Thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. Thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. Câu 34– ĐH11: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3). Câu 35: ĐH 08: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 36: ĐH 09: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là A. Sinh khối ngày càng giảm. B. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. C. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. Câu 37– CĐ 11: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Trang 5/6 - Mã đề thi 132
  6. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (4), (3), (2). B. (1), (3), (4), (2). C. (1), (2), (4), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 38– ĐH12: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên C. Tính đa dạng về loài tăng D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. Câu 39– CĐ 12: Trong các diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn: 1. Quần xã đỉnh cực 2. Quần xã cây gỗ lá rộng 3. Quần xã cây thân thảo 4. Quần xã cây bụi 5. Quần xã khởi đầu, chủ yếu là cây một năm Trình tự đúng của các giai đoạn đó là: A. 5→3→2→4→1 B. 5→3→4→2→1 C. 5→2→3→4→1 D. 1→2→3→4→5 Câu 40: CĐ 09: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu, hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 132