Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1

doc 3 trang thungat 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_12_de_1.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 12 - Đề 1

  1. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT SINH HỌC: LỚP 12 ( ĐỀ 1) HỌ VÀ TÊN: LỚP: . CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN. B. mang thông tin di truyền của các loài. C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. Câu 2: Bản chất của mã di truyền là A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen. C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin. D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin. Câu 3: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. ADN pôlimeraza B. Ligaza C. Restrictaza D. ARN pôlimeraza Câu 4: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là điều hòa A.quá trình dịch mã. B. lượng sản phẩm của gen. C. quá trình phiên mã. D. hoạt động nhân đôi ADN. Câu 5: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là: A. các gen không có hoà lẫn vào nhau B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn Câu 6: Gen đa hiệu là hiện tượng A. nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng. B. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. C. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng. D. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng. Câu 7: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng A. nối các đoạn Okazaki với nhau. B. tháo xoắn phân tử ADN. C. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi. D. tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3' - OH tự do. Câu 8: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
  2. Câu 9: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. Câu 10: Trong quá trình phên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào: A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc. B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc. C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc. D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc. Câu 11: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là A. ADN B. r ARN C. m ARN D. t ARN Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp. C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động. Câu 13: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. Câu 14: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp: A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn. C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn. D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường. Câu 15: Bản chất quy luật phân li của Menđen là A. sự phân li KH ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1. B. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình GP C. sự phân li KHở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1. D. sự phân li KHở F2 theo tỉ lệ 3 : 1. Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: A. 1500. B. 1200. C. 2100. D. 1800. Câu 17: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là A. 100 B. 190 C. 90 D. 180 Câu 18: Cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe, qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là A.1 B. 2 C. 8 D. 16
  3. Câu 19: Ở một loài động vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b và D, d nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen quy định kiểu hình A - B - D? A. 6 B. 7 C. 1 D. 3 Câu 20: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. tương tác cộng gộp. B. tương tác bổ sung. C. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). D. phân li. Câu 21: Lai phân tích F1 dị hợp 2 cặp gen cùng qui định một tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung: A. 9:3:3:1 B. 9:6:1 C. 9:7 D. 12:3:1 Câu 22: Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch 1 của gen có A + T = 600. Số Nu mỗi loại của gen trên là A. A= T= 900;G=X=600. B. A=T=300; G=X=1200. C. A=T=1200; G=X=300. D. A=T=600; G=X=900. Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F 1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F 2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ A. 1/3 B. 2/3 C. 3/4 D. 1/4 Câu 24: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. A. 1/2 B.8/9 C. 5/9 D. 3/9 Câu 25: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb. A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn. HẾT