Đề kiểm tra bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thị Định (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thị Định (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_bai_viet_so_2_mon_ngu_van_lop_10_truong_thpt_ngu.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra bài viết số 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Thị Định (Có ma trận và đáp án)
- SỞ GD-ĐT BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: Bài làm ở nhà I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận kiểu bài tự sự Tích hợp kiến thức của tuần : 6+7+8+9 2. Kĩ năng Kĩ năng viết văn tự sự có kết hợp biểu cảm Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung 3Tư tưởng : - Nghị luận trong sáng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt trong hành văn II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 10 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề Vận dụng Vận dụng cao thấp Kiểu bài văn Lựa chọn Biết sử Làm văn tự sự . Phân phương pháp dụng chất Kĩ năng: Nắm Kiểu bài tự sự biệt được lập luận phù liệu trong vững phương pháp ( Đề mở) kiểu văn bản hợp với kiểu những văn làm bài nghị luận miêu tả và bài văn tự bản văn văn học kết hợp với tự sự sự học để làm phương pháp văn bài văn tự tự sự và biểu cảm sự trong bài viết. Tích hợp kiến thức đã học để viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm.Biết điều chỉnh dung lượng của bài viết. Số câu: 1 1 câu(100% 1 câu Tỉ lệ: 100% điểm = 100 điểm 10 đ Tổng cộng 1 câu : 100% 10 đ
- IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: HS làm ở nhà Đề : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất . Hết V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Đề : Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh ( chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất. a. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung - Xây dựng luận điểm – luận cứ - luận chứng rõ ràng b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau: A Mở bài 1,0 đ - Nêu được vấn đề cần nghị luận + Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình có kỉ niệm ấn tượng sâu sắc nhất ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè + Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy B. Thân bài: 2,0 đ - Giơí thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta có ấn tượng sâu sắc khó quên - Kể về kỉ niệm : diễn biến câu chuyện, không gian, thời gian, sự việc dẫn dắt vào 2,0 đ câu chuyện, các sự việc tiêu biểu, kết cục của câu chuyện - Giải thích lí do người kể cho đó là kỉ niệm sâu sắc , ấn tượng khó quên trong 2,0 đ
- cuộc đời. Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? ( một bài học, thêm yêu quý từ kỉ niệm đó) - Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với cuộc đời người kể 2,0 đ C. Kết bài : 1,0 đ - Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy. Bày tỏ niềm tự hào, hạnh phúc vì có kỉ niệm sâu sắc như thế. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. * Lưu ý: - HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề. - Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 - 10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 7- 8 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. - Điểm 3 - 4 : Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy - Điểm 1- 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế - Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. Hết