Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

doc 3 trang thungat 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đè kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II HUYỆN TRỰC NINH Năm học 2017-2018 Môn Ngữ văn - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần nào trong câu? “Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.” A. Phụ chú C. Khởi ngữ B. Chủ ngữ D. Tình thái Câu 2. Câu thơ nào sau đây có sử dụng nghệ thuật hoán dụ? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. . B. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. C. Ra đậu dặm xa dò bụng biển. D. Chỉ cần trong xe có một trái tim. Câu 3. Câu văn: “Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình - cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.” (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) có sử dụng thành phần biệt lập nào? A. Tình thái, gọi đáp C. Phụ chú, tình thái B. Phụ chú, gọi đáp D. Phụ chú Câu 4. Từ gạch chân trong câu thơ sau thuộc từ loại nào: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Hữu Thỉnh, Sang thu) A. Danh từ C. Tính từ B. Động từ D. Đại từ Câu 5. Nếu viết “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe.” câu văn sẽ mắc lỗi gì? A. Thiếu vị ngữ C. Thiếu trạng ngữ B. Thiếu chủ ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy? A. Hãn hữu C. Hí hoáy B. Thử thách D. Hội họa Câu 7. Từ nào không thuộc trường từ vựng: mắt của con người? A. Long lanh C. Lung linh B. Đen huyền D. Ti hí Câu 8. Thành ngữ in đậm trong câu: “Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) có nghĩa là:
  2. A. Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai. B. Kẻ tinh ranh, quỷ quái gặp phải đối thủ xứng đáng. C. Sự hợp tác của những người làm thuê trong xã hội cũ. D. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai. PHẦN II. Đọc hiểu (2,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.” (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, sgk Ngữ văn 9 tập II, NXBGDVN) a) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b) Từ việc so sánh với người Nhật, tác giả muốn nói đến thực trạng con người Việt Nam ta như thế nào? c) Em hiểu thế nào là “nước đến chân mới nhảy”. Hiện nay có một số học sinh vẫn suy nghĩ theo kiểu “nước đến chân mới nhảy.” em có đồng ý với phương châm sống đó không? Vì sao? PHẦN III. Tập làm văn Câu 1. (1,5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười.” (Y Phương, Nói với con, sgk Ngữ văn 9 tập II, NXBGDVN) Câu 2. (4,0 điểm) “Ý chí là con đường về đích sớm nhất”. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Họ tên và chữ kí của giám thị 1 : Họ tên và chữ kí của giám thị 2: Họ tên của thí sinh: Lớp Trường: