Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_mon_ngu_van_lop_9_lan_2_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 2 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013 LẦN 2 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút I.Trắc nghiệm: (2.0 điểm) Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Các tác phẩm “Làng” của Kim Lân “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật có chung điểm nào sau đây ? A. Cùng viết về chủ đề yêu nước của con người Việt Nam trong kháng chiến. B. Ra đời trong kháng chiến chống Pháp. C. Đều viết về hình ảnh người lính. D. Viết về người phụ nữ. Câu 2: Bài thơ “Ánh trăng” được viết vào thời gian nào ? A. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Ba năm sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. D. Trước cách mạng tháng Tám, 1945. Câu 3. Từ “Ơi” trong câu thơ : “Ơi chiếc xe vận tải / Ta cầm lái đi đây ” (Tố Hữu–Bài ca lái xe đêm) thuộc thành phần nào ? A. Tình thái C. Gọi - đáp B. Cảm thán D. Phụ chú Câu 4. Câu nào sau đây không chứa khởi ngữ ? A. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng. B. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm. C. Hiểu thì tôi hiểu, nhưng giải thì tôi chưa giải được. D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. II. Tự luận: ( 8.0 điểm) Câu 1: Cho câu thơ sau: “ Không có kính, rồi xe không có đèn” a. Hãy chép ba câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ ? Những câu thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào ? của ai ? b. Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ ? c. Viết đoạn văn (7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ vừa chép ? Câu 2: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của nhà thơ Huy Cận ?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 A. Trắc nghiệm: ( 2.0 điểm mỗi câu đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A C B D B.Tự luận: (8.0 điểm) Câu Ý Điểm Câu 1 a. - HS chép đúng 3 câu thơ tiếp theo (3.0) “ Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, (0.25 đ) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim ” - Những câu thơ nằm trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (0.25đ). b.Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: (1.0 đ) Nhan đề bài thơ khá dài, ta tưởng chừng như có chỗ thừa. Nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ, độc đáo của nó. Nhan đề của bài thơ làm nối bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực của nhà thơ về đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời, nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, bất khuất, trẻ trung, vượt trên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. c. HS biết cách viết đoạn văn trình bày được cảm nhận về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ. Cơ bản như sau; 1.5 đ - Cách sử dụng điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần kết hợp với liệt kê : “ không kính, không đèn, không mui, thùng xước” bốn dấu phẩy được sử dụng liên tiếp trong hai dòng thơ tạo nhịp thơ dồn dập gợi tả những khó khăn thiếu thốn, thử thách khốc liệt ngày một tăng, song người lính vẫn chủ động vượt qua. - Quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ: “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim. ”. Cụm từ “ vẫn chạy” gợi sự hăm hở, quyết tâm chiến đấu vì mục đích cao đẹp: “ Vì miền Nam phía trước ”, đồng thời tái hiện hình ảnh những đoàn xe vượt lên bom đạn, băng ra tiền tuyến. Sự tương phản giữa khó khăn về vật chất với tư thế chủ động, hiên ngang, giữa cái có và cái không . Nhằm khẳng định tình yêu nước, ý chí quyết tâm sẽ làm nên chiến thắng. Hình ảnh hoán dụ: “ Trái tim” chỉ người chiến sĩ với trái tim nồng nàn yêu nước, tinh thần chiến đấu cao đẹp, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Khẳng định sức mạnh của người lính của dân tộc không phải ở vũ khí hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu sắt đá. Câu 2 Về hình thức: HS biết cách trình bày bài cảm nhận về bài thơ, có bố cục ba phần 5.0 đ rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, không mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. Về nội dung: HS cần đạt các ý cơ bản sau: + MB: - Dẫn dắt giới thiệu tác giả Huy Cận, bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” ( 0.5 đ) - Cảm nhận chung về bài thơ: Bằng giọng thơ hào hứng, phơi phới niềm tin yêu, hình ảnh thơ giàu liên tưởng, tưởng tượng, tráng lệ , cùng bút pháp khoa trương, phóng đại. Bài thơ là hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền đánh cá, qua đó thể hiện niềm vui của nhà thơ về con người lao động, về đất nước. + TB: (4.0 đ) 1.0 đ
  3. * Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: ( 2 khổ đầu) - Khung cảnh hoàng hôn trên biển giống như bức tranh sơn mài tráng lệ và đầy huyền bí. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> HS cảm nhận về nghệ thuật nhân hóa và so sánh. - Cảnh con người lao động ra khơi : Mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động. Niềm mong ước ra khơi lưới nặng cá đầy khoang. "Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi" * Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: ( 4 khổ tiếp theo) 2.0 đ - Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá giữa biển trời đêm: + Hình ảnh đoàn thuyền: Các hoạt động , bút pháp phóng đại, khoa trương sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ. + Khung cảnh biển trời đêm: rộng lớn mênh mông. - Khổ 4: Sự giàu có của biển đêm. + Sự giàu có của biển : Liệt kê hàng loạt không dùng dấu phẩy Cá nhụ cá chim cùng cá đé + Vẻ đẹp tráng lệ của biển được tạo lên từ chính sự giàu có => Trí tưởng tượng bay bổng cảnh biển đêm vốn bí hiểm ghê rợn bỗng trở thành khung cảnh tuyệt đẹp nên thơ thơ, gần gũi với con người. - Khổ 5: Hoạt động đánh cá trên biển đêm + Các hoạt động đánh cá trên biển đêm vốn là công việc nặng nhọc, đầy hiểm nguy, bất trắc đã được nhà thơ tái hiện thật nhẹ nhàng, nên thơ, khỏe khoắn. Hình ảnh so sánh “ Biển như lòng mẹ” là sự thể hiện lòng biết ơn vô hạn của người dân chài với biển cả quê hương. - Khổ 6: Thành quả của công việc đánh cá đêm. + Thời gian “ sao mờ” ánh sao trở nên mờ nhạt trước cảnh bình minh đang lên, đêm sắp tàn một đêm lao động sắp kết thúc + Khí thế lao động hăng say: kéo lưới kịp, kép soăn tay-> thể hiện sự tích cực khẩn trương. Hình ảnh “ vẩy bạc, đuôi vàng” là một bức tranh về sự tươi đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. * Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về( khổ cuối) - Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng. - Hình ảnh nhân hóa, nói quá: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời ". Gợi 1.0 đ vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân. - Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển, ca khúc khải hoàn trở về trong niềm vui bất tận " Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" c. KB: 0.5đ - Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân trong cuộc đời tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Bài thơ là khúc tráng ca về con người lao động. Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, giáo viên có thể linh hoạt khi chấm, cần chú ý với những bài cảm nhận mang tính sáng tạo.