Đề kiểm tra chất lượng lớp cơ bản nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng lớp cơ bản nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_lop_co_ban_nang_cao_mon_sinh_hoc_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng lớp cơ bản nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 101 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LỚP CƠ BẢN NÂNG CAO TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG THÁNG 4 NĂM 2018 Ngày kiểm tra: 1/4/2018 Môn: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút. (Đề có 4 trang) Mã đề: 101 Họ, tên thí sinh Số báo danh Câu 1: Lai hai cá thể đều dị hợp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 1%. Biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây về kết quả của phép lai trên là đúng? A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 40% B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 20% C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20% D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40% Câu 2: Một quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Nếu tần số alen a bằng 0,5 thì tỉ lệ giữa con đực có kiểu hình lặn với con cái cũng có kiểu hình lặn là: A. 1: 1 B. 1,5 : 1 C. 2 : 1 D. 3: 1 Câu 3: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ thành phần chủ yếu gồm: A. ARN và pôlipeptit B. ADN và prôtêin loại histon C. ARN và prôtêin loại histon D. lipit và pôlisaccarit Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. có sức sống trung bình B. có sức sống giảm dần C. phát triển thuận lợi nhất D. chết hàng loạt Câu 5: Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (3) và (4) B. (1) và (4) C. (2) và (3) D. (2) và (4) Câu 6: Ý nghĩa của hoá thạch là: A. Xác định được tuổi của các lớp đất đá B. Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới C. Tìm hiểu những di tích của sinh vật D. Cung cấp những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của vi sinh vật Câu 7: Sinh trưởng ở thực vật bao gồm: A. Là sự hình thành chồi, cành ở cây 2 lá mầm và lóng ở cây 1 lá mầm B. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp C. Chỉ có sự phát triển về chiều ngang D. Chỉ có sinh trưởng về chiều dài của cây thân gỗ Câu 8: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của Ôpêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của Ôpêron Lac và tiến hành phiên mã C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra phân tử mARN tương ứng D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế Câu 9: Trong trường hợp mỗi cặp tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Ở phép lai AaBbdd x AabbDD, đời con có A. 16 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình B. 6 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình C. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình D. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. Câu 10: Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống bao gồm: A. Phản xạ có điều kiện kích thích từ môi trường B. Co rút toàn thân khi bị kích thích C. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện D. Hoàn toàn phản xạ bẩm sinh Câu 11: Cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật là: A. Những thói quen được lặp đi lặp lại B. Các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện C. Những bài học trong cuộc sống D. Những tập tính bẩm sinh đã có sẵn Câu 12: Ở nòng nọc nếu thiếu iot trong môi trường sống sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây: A. Không phát triển thành ếch B. Sớm phát triển thành ếch C. Chậm phát triển thành ếch D. Phát triển thành ếch nhưng không rụng đuôi Câu 13: Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn nằm trên NST thường qui định. Anh An bình thường, có bố mẹ bình thường và một người em gái bị bạch tạng. Chị Bình cũng có bố mẹ bình thường và một người em bạch tạng. Chị Bình đã kết hôn với anh An và hiện đang mang thai. Xác suất chị Bình sinh người con này là trai, bị bạch tạng là bao nhiêu? A. 1/18 B. 1/16 C. 1/32 D. 1/9 Câu 14: Câu có nội dung đúng sau đây là A. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY B. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX C. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường D. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau Câu 15: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học B. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học Câu 16: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: A. tuổi sinh lí B. tuổi sinh thái C. tuổi trung bình D. tuổi quần thể Câu 17: Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là: A. thường biến B. mức giới hạn C. mức dao động D. mức phản ứng Câu 18: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là: A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường. Câu 19: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng: A. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa B. Thực vật C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 20: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là: A. ưu thế lai B. bất thụ C. Đột biến D. thoái hóa giống Câu 21: Hướng động ở thực vật là: A. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định B. Hình thức phản ứng của rễ cây tránh xa các chất hoá học C. Hiện tượng ngọn cây hướng ra ngoài ánh sáng D. Sự vận động của ngọn cây quấn quanh một thân cây gỗ Trang 2/4 - Mã đề thi 101
  3. Câu 22: Sự lan truyền xung thần kinh có bao miêlin có đặc điểm: A. Tốc độ nhanh dần đều B. Lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên C. Lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác D. Tốc độ chậm Câu 23: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: A. kích thước phát tán B. kích thước tối đa C. kích thước bất ổn D. kích thước tối thiểu Câu 24: Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc sau khi nở từ trứng ra được gọi là: A. Biến thái hoàn toàn B. Biến thái C. Phát triển D. Sinh trưởng Câu 25: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là: A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc B. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen C. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen D. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ Câu 26: Theo đặc điểm của quang chu kì, chia thực vật thành 3 nhóm gồm: A. Cây trung tính, cây ngày ngắn, cây ngày dài B. Cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây ngày ngắn C. cây ngày ngắn, cây trung tính và cây chịu bóng D. cây ngày ngắn, cây ngày dài, cây chịu hạn Câu 27: Một đột biến điểm ở gần gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh B. bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới C. nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh D. nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh Câu 28: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là: A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống B. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi C. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống Câu 29: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 1. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1 2. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa = 1 3. 0,08XBXB + 0,24XBXb + 0,18XbXb + 0,2XBY + 0,3XbY = 1 4. 100%AA 5. 0,01A1A1 + 0,06A1A2 + 0,12A1a + 0,04A2A2 + 0,49aa + 0,28A2a = 1 Có bao nhiêu quần thể đã cân bằng di truyền? A. 4 B. 2 C. 1. D. 3 Câu 30: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: A. biến dị xác định B. chọn lọc nhân tạo C. biến dị cá thể D. chọn lọc tự nhiên Câu 31: Ở 1 loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất lai với cây có quả nhẹ nhất được F 1. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 15 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Tính trạng khối lượng quả do bao nhiêu cặp gen quy định: A. Do 6 cặp gen quy định B. Do 8 cặp gen quy định C. Do 7 cặp gen quy định D. Do 5 cặp gen quy định Câu 32: Hoocmôn thực vật là: A. Các chất do rễ cây tiết ra có tác dụng điều tiết các hoạt động sống của cây B. Các chất do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều hòa các hoạt động sống của cây C. Các chất vô cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết các hoạt động sống của cây D. Các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết các hoạt động sống của cây Câu 33: Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự Trang 3/4 - Mã đề thi 101
  4. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau Câu 34: Các kiểu xi náp bao gồm: A. Thần kinh – thần kinh; thần kinh – cơ; xi náp điện B. Thần kinh – thần kinh; thần kinh – cơ; thần kinh – tuyến C. Xi náp thần kinh – thần kinh D. Xi náp thần kinh - cơ Câu 35: Một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể kép có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là: A. 10 B. 22 C. 12 D. 21 Câu 36: Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng: A. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi C. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau D. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens Câu 37: Có một số nhận xét về đột biến gen như sau: 1. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen 2. Thể đột biến là những cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình 3. Tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp (từ 10-6 đến 10-4) 4. Tần số đột biến gen tự nhiên rất cao và thường có lợi cho sinh vật 5. Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường Những nhận xét không đúng gồm: A. 4 và 5 B. 2 và 3 C. 1 và 2 D. 3 và 4 Câu 38: Khi lai hai cây hoa thuần chủng màu hồng và màu trắng với nhau, người ta thu được F 1 toàn cây có hoa màu xanh. Cho các cây F1 tự thụ phấn thì kết quả phân li kiểu hình nào dưới đây là đúng? A. 9 xanh : 6 hồng : 1 trắng B. 9 xanh : 3 hồng : 4 trắng C. 12 xanh : 3 hồng : 1 trắng D. 9 hồng : 3 xanh : 4 trắng Câu 39: Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’ Câu 40: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’ C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’ D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 101