Đề kiểm tra cuối năm các môn Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Trần Thới 2 (Có đáp án)

doc 22 trang thungat 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm các môn Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Trần Thới 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2020_2021_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm các môn Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Trần Thới 2 (Có đáp án)

  1. Thứ ., ngày tháng năm 20 Phòng GD&ĐT Cái Nước ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Trường tiểu học Trần Thới 2 Môn : Toán Họ và Tên: . Thời gian : 40 Phút Lớp : 5 Năm học : 2020 - 2021 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: Câu 1: Số bé nhất trong các số: 3,055; 3,050; 3,005; 3,505 là: (0,5điểm) A. 3,505 B. 3,050 C. 3,055 D. 3,005 Câu 2: Trung bình một người thợ làm một sản phẩm hết 1giờ 30 phút. Người đó làm 5 sản phẩm mất bao lâu ? (0,5điểm) A. 6 giờ 30 phút B. 6 giờ 50 phút C. 7 giờ 30 phút D. 7 giờ 50 phút Câu 3: Hình lập phương cạnh 5cm có thể tích là: (0,5điểm) A. 100cm3 B. 125cm3 C. 135cm3 D. 150cm3 Câu 4: Điền vào chỗ chấm 2 tấn 3kg = tấn ? (0,5 điểm) A. 2,003 tấn B. 2003 tấn C. 203 tấn D. 23 tấn Câu 5: Có bao nhiêu số thập phân ở giữa 0,5 và 0,6: (0,5điểm) A. Rất nhiều số B. Không có số nào C. 1 số D. 9 số Câu 6: Một ô tô đi được 60km với vận tốc 60km/giờ, tiếp đó ô tô đi được 60km với vận tốc 30km/giờ. Như vậy, thời gian ô tô đi cả hai đoạn đường là: (0,5điểm) A. 2 giờ B. 3 giờ C. 4 giờ D. 5 giờ Câu 7: Lãi suất tiết kiệm là 0,75% trên một tháng. Một người gửi tiết kiệm 20.000.000 đồng thì sau một tháng số tiền cả gốc và lãi là đồng ? (1điểm) A. 20.150.000 đồng B. 20.050.000 đồng C. 20.510.000 đồng D. 20.051.000 đồng Câu 8: Đặt tính rồi tính (2điểm) a) 384,5 + 72,6 b) 281,8 – 112,34
  2. c) 16,2 4,5 d) 112,5 : 25 Câu 9: (2 điểm) Quãng đường AB dài 180 km. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi: a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ? b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét ? Câu 10: Một bình đựng 400 g dung dịch chứa 20% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình bao nhiêu gam nước lã để được một bình nước muối chứa 10% muối ? (2điểm) Hết
  3. Thứ ., ngày tháng năm 20 Phòng GD&ĐT Cái Nước ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Trường tiểu học Trần Thới 2 Môn : Tiếng việt (bài đọc) Họ và Tên: . Thời gian : 40 Phút Lớp : 5 Năm học : 2020 - 2021 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình, đến kiểm tra cuối học kì 2 và cho học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: ÚT VỊNH Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn: - Hoa, Lan, tàu hỏa đến! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất. Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo Tô Phương Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? (0,5 điểm) A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố. B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? (0,5 điểm)
  4. A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu. B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa. C. Cả hai ý trên đều sai. D. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (0,5 điểm) A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh. C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh. D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu. Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? (0,5 điểm) A. Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ. C. Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn. B. Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại. D. Vịnh khóc và la lớn. Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? (0,5 điểm) A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt. B. Yêu hai bạn nhỏ quê em. C. Yêu đường sắt quê em. D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông. Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là: (0,5 điểm) A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai. B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt. C. Dũng cảm cứu em nhỏ. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến !” (0,5 điểm) A. Câu kể. B. Câu cảm. C. Câu hỏi. D. Câu cầu khiến. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì ? (1 điểm) A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ B. Ngăn cách các vế trong câu đơn. trong câu. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng đó là gì ? (1 điểm) Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5điểm) (ngày mai; đất nước) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôm nay, thế giới Hết
  5. Thứ ., ngày tháng năm 20 Phòng GD&ĐT Cái Nước ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Trường tiểu học Trần Thới 2 Môn : Tiếng việt (bài viết) Họ và Tên: . Thời gian : 40 Phút Lớp : 5 Năm học : 2020 - 2021 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (3 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam. (Đoạn viết từ Áo dài phụ nữ có hai loại: . đến chiếc áo dài tân thời.). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 122).
  6. 2. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút) Tả người bạn thân của em. Hết
  7. Thứ ., ngày tháng năm 20 Phòng GD&ĐT Cái Nước ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Trường tiểu học Trần Thới 2 Môn : Khoa học Họ và Tên: . Thời gian : 40 Phút Lớp : 5 Năm học : 2020 - 2021 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ? (0,5 điểm) A. Nước và dầu. B. Nước và giấm. C. Nước muối. D. Nước đường. Câu 2: Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây ? (0,5 điểm) A. Hoà tan đường vào nước. B. Thả vôi sống vào nước. C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ. Câu 3: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là gì ? (0,5 điểm) A. Chất dinh dưỡng. B. Gió. C. Mặt trời. D. Mặt trăng. Câu 4: Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? (0,5 điểm) A. Vật cách điện. B. Vật ngắt điện. C. Vật dẫn điện. D. Cả ba ý trên. Câu 5: Noãn phát triển thành gì ? (0,5điểm) A. Phôi. B. Quả chứa hạt. C. Hạt chứa phôi. D. Quả. Câu 6: Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất ? (0,5điểm) A. Trứng. B. Nhộng. C. Sâu. D. Bướm. Câu 7: Con vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa ? (0,5điểm) A. Chó B. Vịt C. Voi D. Lợn
  8. Câu 8: Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ? (0,5 điểm) A. Khi hổ con được hai ngày tuổi. B. Khi hổ con được hai tuần tuổi C. Khi hổ con vừa sinh ra. D. Khi hổ con được hai tháng tuổi. Câu 9: Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người ? (0,5 điểm) A. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các B. hoạt động khác của con người. C. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí, D. Cả 3 ý trên. Câu 10: Sự sinh sản của thú có gì khác với sự sinh sản của chim ? (1,5 điểm) Câu 11: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước ? (2 điểm) Câu 12: Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm gì ? (2 điểm) Hết
  9. Thứ ., ngày tháng năm 20 Phòng GD&ĐT Cái Nước ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Trường tiểu học Trần Thới 2 Môn : Lịch sử & Địa lí Họ và Tên: . Thời gian : 40 Phút Lớp : 5 Năm học : 2020 - 2021 Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm mục đích: (0,5 điểm) A. Mở mang giao thông miền núi. B. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. D. Nối liền hai miền Nam - Bắc. Câu 2: Nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức khởi công xây dựng vào ngày: (0,5 điểm) A. 30 – 12 – 1988 B. 4 – 4 – 1994 C. 6 – 11 – 1979 D. 30 – 4 – 1976 Câu 3: Theo Hiệp định Giơ- ne- vơ, con sông được chọn là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam và Bắc là: (0,5điểm) A. sông Sài Gòn B. sông Đồng Nai C. sông Bến Hải D. sông Gianh Câu 4: Phong trào “Đồng khởi” nổ ra vào thời gian nào ? (0,5điểm) A. Đầu năm 1960 - cuối năm 1961. C. Cuối năm 1959 - đầu năm 1960. B. Cuối năm 1960 - đầu năm 1961. D. Đầu năm năm 1959 - cuối năm 1960. Câu 5: Vì sao Mĩ kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam ? (1điểm) Câu 6: Nêu những quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI ? (2điểm)
  10. Câu 7: Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào ? (0,5 điểm) A. Châu Mĩ. B. Châu Phi C. Châu Đại Dương. D. Châu Âu. Câu 8: Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì: (0,5 điểm) A. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo. B. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc. C. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục. D. Châu Á trải dài từ Tây sang Đông. Câu 9: Đa số dân cư châu Âu là người: (0,5 điểm) A. Tất cả các ý dưới đây B. Da vàng C. Da trắng. D. Da đen. Câu 10: Trên trái đất có mấy đại dương ? Đó là những đại dương nào ? (2 điểm) Câu 11: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5điểm) A. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội B. Hải phòng C. Đà Nẵng D. Cà Mau Câu 12: Nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ ? (1điểm) Hết
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5 Môn: Toán Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý đúng D C B A A B A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5điểm 1điểm Câu 8: Đặt tính rồi tính (2điểm) a) 384,5 + 72,6 = 457,1 b) 281,8 - 112,34 = 169,46 c) 16,2 4,5 = 72,9 d) 112,5 : 25 = 4,5 Câu 9: (2 điểm) Quãng đường AB dài 180 km. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi: a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ? b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét ? Bài giải Tổng hai vận tốc là: 54 + 36 = 90(km/giờ) (0,5đ) Hai xe gặp nhau sau: 180 : 90 = 2(giờ) (0,5đ) Hai xe gặp nhau lúc: 2 giờ + 7 giờ 30 phút = 9 giờ 30 phút (0,5đ) Chỗ gặp nhau cách A số km là: 54 2 = 108(km) (0,5đ) Đáp số : a) 9 giờ 30 phút; b) 108 km Câu 10: Một bình đựng 400 g dung dịch chứa 20% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình bao nhiêu gam nước lã để được một bình nước muối chứa 10% muối ? (2điểm) Bài giải Khối lượng muối trong 400 gam dung dịch là: 400 : 100 20 = 80 (g) (0,5điểm) Khối lượng dung dịch sau khi đổ thêm nước lã: 80 : 10 100 = 800 (g) (0,5điểm) Số nước lã cần đổ thêm là: 800 - 400 = 400 (g) (0,5điểm) Đáp số: 400 g
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5 Môn: Tiếng việt A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 5 tiếng đến 10 tiếng: 0,5 điểm + Đọc sai 11 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 5 chỗ: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 6 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi điểm. II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng D D A C D D D D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1,5điểm) (ngày mai; đất nước) Trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (3 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, tinh 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (7 điểm) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 7 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong làm bài. - Trình bày: + Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
  13. + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực. + Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5 Môn: Khoa học Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý đúng A B C C C C D D D 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 10: Sự sinh sản của thú có gì khác với sự sinh sản của chim ? (1,5 điểm) - Chim đẻ trứng rồi trứng nở thành con. - Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ. Câu 11: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước ? (2 điểm) Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước là do các nhà máy, xí nghiệp, công ti của các khu công nghiệp thải khói bụi và nước thải ra. Câu 12: Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm gì ? (2 điểm) Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, em cần phải làm các việc sau: - Tích cực tham gia trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, gia đình và nơi công cộng. - Bỏ giấy rác vào thùng rác, vệ sinh đúng nơi quy định. Chăm chỉ làm tổng vệ sinh dọn dẹp cho môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5 Môn: Lịch sử & Địa lí Câu 1 2 3 4 7 8 9 11 Ý đúng C C C C B A C A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5: Vì sao Mĩ kí Hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam ? (1điểm) - Mĩ thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam Bắc. - Nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối chiến tranh của Mĩ ở việt Nam. Câu 6: Nêu những quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI ? (2điểm) - Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quyết định Quốc huy. - Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng. - Quốc ca là bài Tiến quân ca. - Thủ đô là Hà Nội. - Thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 10: Trên trái đất có mấy đại dương ? Đó là những đại dương nào ? (2 điểm) Trên trái đất có 4 đại dương. Đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 12: Nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ ? (1điểm) Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
  15. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TOÁN LỚP 5 Mạch kiến Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 1 2 1 Số học Câu số 1,2 8 Điểm 1,0 2,0 1,0 2,0 Số câu 2 2 Đại lượng Câu số 3,7 Điểm 1,5 1,5 Số câu 1 1 1 2 1 Hình học Câu số 4 5 9 Điểm 0,5 1,0 2,0 1,5 2,0 Số câu 1 1 1 1 Giải toán Câu số 6 10 có lời văn Điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 Số câu 2 3 1 2 1 1 7 3 Tổng Điểm 1,0 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0
  16. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Mạch kiến Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Số câu, thức, kỹ số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL năng Số câu 1 1 Đọc thành Câu số tiếng Số 3,0 3,0 điểm Số câu 3 2 1 1 1 1 1 7 3 2,5, 2,3,4,5, Câu số 3,8 1 4 10 6 9 1,9,10 Đọc hiểu 7 6,7,8 Số 1,5 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 4,5 2,5 điểm Số câu 1 1 Chính tả Số 3,0 3,0 điểm Số câu 1 1 Tập làm văn Số 7,0 7,0 điểm Số câu 3 2 3 1 1 2 1 2 7 6 Tổng Số 1,5 6,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 8 4,5 15,5 điểm
  17. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - MÔN KHOA HỌC LỚP 5 Mạch nội dung kiến Số câu, Mức 2 Mức 3 thức, kĩ số điểm Mức 1 Mức 4 năng 1. An toàn TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL và tránh lãng Số câu 1 1 phí khi sử Số điểm 1 1 dụng điện 2. Cây con Số câu 1 1 mọc lên từ Số điểm 0,5 1,5 hạt 3. Sự sinh Số câu 1 sản và nuôi con của Số điểm 0,5 chim 4. Môi Số câu 1 trường Số điểm 1 5. Cơ quan Số câu 1 sinh sản của thực vật có Số điểm 0,5 hoa 6. Sự sinh Số câu 1 2 1 sản của thú Số điểm 0,5 3 0,5 Số câu 3 3 1 2 Tổng Số điểm 1,5 3,5 4 1
  18. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 Số Mạch nội dung câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kiến thức, kĩ số năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đường Trường Số 1 Sơn. câu Số 1,5 điểm 2. Chiến thắng Số 1 Điện Biên Phủ câu trên không Số 0,5 điểm 3. Hoàn thành Số 1 1 thống nhất đất câu nước Số 0,5 1 điểm 4. Xây dựng nhà Số 1 1 máy thủy điện câu Hòa bình Số 0,5 1 điểm Số 2 `1 1 1 1 câu Tổng Số 1 0,5 1 1,5 1 điểm
  19. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - ĐỊA LÝ LỚP 5 Số Mạch nội dung câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kiến thức, kĩ số năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Các nước láng Số 1 1 giềng của Việt câu Nam Số 0,5 1,5 điểm 2. Châu Âu Số 1 câu Số 1 điểm 3. Châu Mỹ Số 1 1 câu Số 0,5 1 điểm 4. Các Đại dương Số 1 trên thế giới câu Số 0,5 điểm Số 1 1 1 1 1 1 câu Tổng Số 1 0,5 0,5 0,5 1 1,5 điểm
  20. Phần bốc thăm Bài: Người công nhân số một Trang 4 (Đọc từ Anh Thành đếnvào Sài Gòn này làm gì ?) Hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Bài: Người công nhân số một Trang 10 (Đọc từ Tôi muốn đi sang nước họ đến Lại còn say sóng nữa) Hỏi: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ đầu đến ông mới tha cho) Hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ làm gì ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng,lụa thưởng cho) Hỏi: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ Trần Thủ Độ có công lớn đến hết bài) Hỏi: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,Trần Thủ Độ nói thế nào ? Bài: Trí dũng song toàn Trang 25 (Đọc từ đầu thật không phải lẽ !) Hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ? Bài: Tiếng rao đêm Trang 30 (Đọc từ đầu đến khói bụi mịt mù ;) Hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? Bài: Lập làng giữ biển Trang 36 (Đọc từ đầu mình không đến ở thì để cho ai ?) Hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ? Bài: Phân xử tài tình Trang 46 (Đọc từ đầu đến quan ôn tồn bảo:) Hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? Bài: Luật tục xưa của người Ê-đê Trang 56 (Đọc từ đầu đến phải chịu chết) Hỏi: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? Bài: Hộp thư mật Trang 62 (Đọc từ đầu đến đôi lúc Hai Long đã đáp lại) Hỏi: Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ đầu đến mang ơn rất nặng)
  21. Hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ Các môn sinh đồng thanh đến môn sinh đến tạ ơn thầy) Hỏi: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng như thế nào ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ Cụ già tóc bạc ngước lên đến hết bài) Hỏi: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Trang 83 (Đọc từ đầu đến bắt đầu thổi cơm) Hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? Bài: Tranh làng Hồ Trang 88 (Đọc từ đầu đến hóm hỉnh và vui tươi) Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ? Bài: Tranh làng Hồ Trang 88 (Đọc từ kĩ thuật đến dáng người trong tranh) Hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? Bài: Một vụ đắm tàu Trang 108 (Đọc từ đầu đến trên mái tóc băng cho bạn) Hỏi: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? Bài: Một vụ đắm tàu Trang 108 (Đọc từ Cơn bão dữ dội đến đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng) Hỏi: Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? Bài: Con gái Trang 112 (Đọc từ đầu đến Mẹ ôm chặt Mơ, trào nước mắt) Hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ? Bài: Con gái Trang 112 (Đọc từ Chiều nay đến hết bài) Hỏi: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có có thay đổi quan niệm về “con giá” không ? Bài: Tà áo dài Việt Nam Trang 122 (Đọc từ đầu đến buộc thắt vào nhau) Hỏi: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ việt Nam xưa ? Bài: Tà áo dài Việt Nam Trang 122 (Đọc từ Áo năm thân cũng may như áo tứ thân đến hết bài) Hỏi: Vì sau áo dài được coi là biểu tượng cho y phụ truyền thống của Việt Nam ? Bài: Công việc đầu tiên Trang 126 (Đọc từ đầu đến không biết chữ nên không biết giấy gì) Hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? Bài: Công việc đầu tiên Trang 126 (Đọc từ Nhận công việc vinh dự đến hết bài) Hỏi: Vì sau chị Út muốn được thoát li ? Bài: Út Vịnh Trang 136 (Đọc từ đầu đến chơi dại như vậy nữa)
  22. Hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? Bài: Út Vịnh Trang 136 (Đọc từ Một buổi chiều đẹp trời đến hết bài) Hỏi: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? Bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Trang 145 (Đọc từ Điều 21 đến hết bài) Hỏi: Điều luật nào nói về bổn phận của tre em ? Bài: Lớp học trên đường Trang 153 (Đọc từ đầu đến những chữ mà thầy tôi đọc lên) Hỏi: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? Bài: Lớp học trên đường Trang 153 (Đọc từ Buổi đầu đến hết bài) Hỏi: Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của tre em ?