Đề kiểm tra định kỳ bài số 3 môn Hình học Lớp 6 - Trường THCS Văn Thuỷ

doc 3 trang thungat 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ bài số 3 môn Hình học Lớp 6 - Trường THCS Văn Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_bai_so_3_mon_hinh_hoc_lop_6_truong_thcs.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ bài số 3 môn Hình học Lớp 6 - Trường THCS Văn Thuỷ

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY KIỂM TRA ĐỊNH KÌ BÀI SỐ 3 Họ và tên: MÔN: HÌNH HỌC 6 Lớp: (Thời giam 45 phút - không kể thời gian phát đề) Điểm số Điểm chữ Lời nhận xét ĐỀ A I. Trắc nghiệm (3,0 đ). Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1. Cho M là một điểm thuộc đoạn thẳng AB. Hỏi trong ba điểm A, B, M điểm nào nào giữa hai điểm còn lại? a. A b. B c. M d. Không có điểm nào nằm giữa Câu 2. Cho A nằm giữa hai điểm B và C. Hai tia đối nhau là: a. AB và AC b. AB và BC c. BA và BC d. AC và BC Câu 3: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu: a. M cách đều hai điểm A, B b. M nằm giữa hai điểm A và B c. M nằm giữa hai điểm A và B và M cách đều hai điểm A và B Câu 4. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B ? a. 1. b. 2 c. 3 d. Vô số đường thẳng Câu 5 : Trên tia Ox lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 6cm, ON = 2cm. Hỏi trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? a. O b. M c. N d. Không có điểm nào nằm giữa Câu 6: Khi nào thì AM + MB = AB ? a. Điểm A nằm giữa hai điểm M và B b. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B c. Điểm B nằm giữa hai điểm M và A d. AM = BM II. Tự luận (7,0đ). Câu 7(5,5đ): Vẽ tia Ax. Trên tia Ax lấy các điểm B, I, K sao cho AB = 8 cm, AI = 4cm, AK = 6cm. a. Điểm I có nằm giữa hai điểm A và B không? Vì sao? b. Tính IB, IK, BK. c. K có là trung điểm của IB không? Vì sao? (I có là trung điểm của AB không? Vì sao?) Câu 8 (1,5đ). Cho đoạn thẳng AB có độ dài 10cm. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết rằng MA = MB + 2. Tính độ dài các đoạn MA, MB. BÀI LÀM
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY KIỂM TRA ĐỊNH KÌ BÀI SỐ 3 Họ và tên: MÔN: HÌNH HỌC 6 Lớp: (Thời giam 45 phút - không kể thời gian phát đề) Điểm số Điểm chữ Lời nhận xét ĐỀ B I. Trắc nghiệm (3,0 đ). Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1. Cho M là một điểm thuộc đoạn thẳng AB. Hỏi trong ba điểm A, B, M điểm nào nào giữa hai điểm còn lại? a. A b. B c. M d. Không có điểm nào nằm giữa Câu 2. Cho A nằm giữa hai điểm B và C. Hai tia trùng nhau là: a. AB và AC b. AB và BC c. BA và BC d. AC và BC Câu 3: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu: a. M cách đều hai điểm A, B b. M nằm giữa hai điểm A và B c. M nằm giữa hai điểm A và B và M cách đều hai điểm A và B Câu 4. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B ? a. 1. b. 2 c. 3 d. Vô số đường thẳng Câu 5 : Trên tia Ox lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 4cm, ON = 6cm. Hỏi trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? a. O b. M c. N d. Không có điểm nào nằm giữa Câu 6: Khi nào thì AM + MB = AB ? a. Điểm A nằm giữa hai điểm M và B b. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B c. Điểm B nằm giữa hai điểm M và A d. AM = BM II. Tự luận (7,0đ). Câu 7(5,5đ): Vẽ tia Ax. Trên tia Ax lấy các điểm B, M, N sao cho AB = 8cm, AM = 4cm, AN = 12cm. a. Điểm M có nằm giữa A và B không? Vì sao? b. Tính MB, MN, BN. c. B có là trung điểm của MN không? Vì sao? (M có là trung điểm của AB không? Vì sao?) Câu 8(1,5đ). Cho đoạn thẳng AB có độ dài 8cm. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Biết rằng MA - MB = 4. Tính độ dài các đoạn MA, MB. BÀI LÀM