Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thungat 2770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019

  1. Lớp: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên: CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn Tiếng Việt lớp 4 Điểm Nhận xét của thầy (cô) giáo A. KIỂM TRA VIẾT: (10điểm) (Thời gian làm bài 60 phút) Câu 1: Chính tả nghe - viết (3điểm) - Thời gian viết khoảng 15 phút. Viết bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi ( Sách Tiếng Việt lớp 4, tập1trang115) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Câu 2: Tập làm văn (7 điểm) - Thời gian viết khoảng 40 phút. Đề bài: Em hãy kể lại câu chuyện nói về tấm lòng nhân hậu. Bài làm
  2. B. KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm) Điểm đọc thành tiếng Điểm đọc hiểu Điểm đọc chung
  3. I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm) ( Thời gian làm bài 40 phút) Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: Múa sư tử trong lễ hội của người Tày, Nùng Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân, Tết Trung thu hay hội xuống đồng. Người Tày, Nùng tin rằng đầu năm sư tử xuất hiện là điềm lành, thiên hạ thái bình. Dụng cụ dùng để múa sư tử là: trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, đầu sư tử. Riêng đầu sư tử có hai cái: một đầu sư tử lớn( tức sư tử mèo) và một đầu sư tử con, được trang hoàng sặc sỡ, cầu kì. Ngoài ra còn có thêm mặt nạ đười ươi, khỉ, vẽ rất ngộ nghĩnh cùng các thứ vũ khí: gậy, tay thước, côn, đinh ba, mã tấu, hai đôi đèn lồng lớn để biểu diễn ban đêm. Vào hội múa sư tử, bản xa, bản gần rủ nhau đến xem. Bao giờ tiết mục múa cũng chia làm hai phần: múa sư tử và múa võ. Đầu tiên, một võ sĩ ăn mặc giả thợ săn cầm gậy hay mã tấu cùng những người đeo mặt nạ khỉ, đười ươi chạy vòng tròn đánh nhau với sư tử trong bài “ Săn sư tử”. Người đội đầu sư tử rất khỏe, nhanh nhẹn diễn những cú “ vồ mồi”, uốn lượn, tránh đòn một cách tài tình nhưng cuối cùng bao giờ sư tử cũng phải chịu khuất phục. Điệu “ Săn sư tử” là điệu múa hay nhất thể hiện tinh hoa của văn hóa Tày, Nùng. Tiếp đến là điệu “ Sư tử đẻ con”. Một người cầm đầu sư tử con, lồng vào bụng sư tử mẹ. Sư tử cái múa lặc lè, tựa mang nặng đẻ đau, sau đó sư tử con chào đời, sư tử mẹ âu yếm săn sóc, nuôi dưỡng con, rồi hai mẹ con cùng múa thật nhịp nhàng, uyển chuyển. Trò vui kéo dài đến khuya và những chiếc đèn lồng được thắp lên sáng lung linh, làm đêm hội càng quyến rũ hơn bao giờ hết. Tan hội ra về, nét mặt ai cũng sáng ngời lên niềm vui sau những giờ nghỉ ngơi thoải mái và hẹn gặp lại ở hội múa sư tử sang năm. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng với các câu hỏi 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi Câu 1. Người Tày, Nùng sống tập trung ở vùng nào? a. Ở đồng bằng Bắc bộ. b. Ở miền núi cao Nam trung bộ. c. Ở các tỉnh miền núi phía bắc. Câu 2. Tập hợp nào dưới đây ghi đầy đủ các dụng cụ để múa sư tử? a.Trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, một đầu sư tử lớn, một đầu sư tử con, mặt nạ đười ươi, khỉ, gậy, tay thước, côn, đinh ba, mã tấu, hai đôi đèn lồng lớn. b. Trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, một đầu sư tử lớn, một đầu sư tử con, mặt nạ đười ươi, tay thước, côn, mã tấu .
  4. c. Trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, hai đầu sư tử. Câu 3. Vì sao điệu « Săn sư tử » lại được coi là điệu múa hay nhất thể hiện tinh hoa của văn hóa Tày, Nùng? a.Vì điệu múa đó thể hiện được sức mạnh, sự nhanh nhẹn của sư sử khi vồ mồi, uốn lượn, tránh đòn. b. Vì điệu múa cho thấy cuộc sống sinh động của các loài vật trong rừng . c. Vì điệu múa đó thể hiện được sức mạnh, sự nhanh nhẹn đặc biệt của sư sử và tài nghệ phi thường của con người, họ đã khuất phục được sư tử. Câu 4. Trong câu “Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân, Tết Trung thu hay hội xuống đồng.” bộ phận nào là chủ ngữ? Chủ ngữ là : Câu 5. Theo em vì sao vào hội múa sư tử mọi người ở bản xa, bản gần đều rủ nhau đến xem ? Câu 6. Cách giải nghĩa nào đúng với từ khuất phục trong câu “Người đội đầu sư tử rất khỏe, nhanh nhẹn diễn những cú “ vồ mồi”, uốn lượn, tránh đòn một cách tài tình nhưng cuối cùng bao giờ sư tử cũng phải chịu khuất phục. ” a. Chịu từ bỏ ý muốn chống trả, phải chịu thua con người. b. Phải nghe theo và kính phục con người. c. Chịu làm theo ý con người. Câu 7. Em hãy đặt câu với từ « Khuất phục » ?