Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Như Thanh

doc 7 trang thungat 4490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD & ĐT Như Thanh

  1. PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT; LỚP 3 - TỜ SỐ 1 Thời gian làm bài: 40 phút. Họ và tên, chữ Họ và tên, chữ ký người chấm ký người coi thi Họ và tên học sinh: thi Lớp: . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Đọc hiểu- LTVC (6 điểm) – Thời gian 35 phút Đọc thầm bài văn sau: CÂU CHUYỆN CỦA CHUỒN CHUỒN ỚT Một hôm, đám rận nước kháo nhau rằng có lần chúng trông thấy những chú rận nước khác trèo lên ngọn cỏ lau và biến mất. Chúng tò mò không biết những chú rận nước ấy đã đi đến nơi nào. Rồi đám rận nước hứa với nhau khi nào một trong bọn chúng leo lên được ngọn cỏ lau và biến mất thì kẻ đó phải quay trở lại để nói cho cả bọn là mình đã đi đâu. Cho đến một ngày, một chú rận nước trong bọn tìm được đường lên ngọn cỏ lau và bám ở đó thật lâu. Cơ thể chú ta dần dần biến đổi. Chú khoác lên người chiếc áo ngũ sắc rực rỡ và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng. Chú rận nước giờ đây đã lột xác và biến thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp. Chú ta khẽ vỗ cánh và từ từ bay lên không trung. Chú vui sướng lượn vòng trên bầu trời ngập tràn ánh nắng. Bất chợt, nhớ đến lời hứa lúc trước, chú liền quay trở lại chỗ những người bạn cũ để kể về chuyến đi của mình. Chuồn chuồn ớt sà xuống mặt nước, nhưng dù cố gắng cách mấy, chú cũng không thể đến gần các bạn mình được bởi chú không còn là một chú rận nước như trước đây. Vậy là chú tự nhủ: ”Biết làm sao được, mình đã cố hết sức để giữ đúng lời hứa, nhưng ngay cả khi tìm được các bạn thì họ cũng không nhận ra mình trong bộ cánh rực rỡ như thế này. Mình nghĩ là họ chỉ còn cách chờ đợi cho đến khi chính họ leo lên được ngọn cỏ lau để khám phá mình đã đi đâu và trở nên như thế nào ’’ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1.(0.5 điểm) Đám rận nước hứa với nhau điều gì nếu bọn chúng leo lên được ngọn cỏ lau và biến mất ? a. Sẽ họp mặt trên cạn. b. Sẽ quay trở lại để nói cho cả bọn là mình đã đi đâu. c . Sẽ bay lên không trung. Câu 2.(0.5 điểm) Chuyện gì xảy ra với chú rận nước leo lên được trên ngọn cỏ lau ? a. Biến thành con bướm vàng bay trên mặt hồ. b. Bị rơi xuống vũng bùn và không sao thoát ra được. c. Trở thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp bay lượn trên cao, thấy bao điều kì lạ.
  2. Câu 3.(0.5 điểm) Để thực hiện lời hứa, chú chuồn chuồn ớt đã làm gì ? a. Chú quay trở lại, sà xuống mặt nước, nhưng chú không thể đến gần các bạn rận nước. b. Chú bay lượn trên mặt hồ và nói to cho các bạn rận nước nghe thấy. c. Chú quay trở lại sà xuống mặt nước và nói cho các bạn rận nước biết chú đã đi đâu và thấy những gì. Câu 4.(0.5 điểm) Khi không thể đến gần các bạn rận nước, chuồn chuồn ớt đã suy nghĩ như thế nào ? a. Sẽ tìm cách về lại với những người bạn rận nước của mình. b. Đành phải để cho các bạn rận nước tự tìm cách leo lên ngọn cỏ lau để khám phá, để biết mình có thể đi đâu và trở nên như thế nào. c. Không nên cho các bạn rận nước biết rằng mình đã trở thành một chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp, bay trên bầu trời ngập tràn ánh nắng. Câu 5.(1 điểm) Câu chuyện giúp em rút ra bài học gì ? Câu 6.(1 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ thiên nhiên trong bài văn trên ? a. mặt trời, trăng, gió, mây. b. không trung, bầu trời, ánh nắng, mặt nước. c. rận nước, ngọn cỏ lau, áo, chuồn chuồn ớt. Câu 7.(0.5 điểm) Gạch dưới những từ nhân hóa trong câu sau: “ Một bông cúc kín đáo, e lệ, núp sau một thân cây lực lưỡng, rắn rỏi’’. Câu 8.(0.5 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: “ Để bảo vệ ngôi nhà chung là Trái Đất chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bảo vệ môi trường sống đấu tranh chống đói nghèo bệnh tật’’. Câu 9 (1 điểm) a. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?’’ Chúng ta cần bảo vệ ngôi nhà Trái Đất để nó được giữ mãi màu xanh. b. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ?’’ Bằng đôi bàn tay khéo léo, bạn Lan đã nặn ra được những con vật ngộ nghĩnh. II. Đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3-tập 2 (từ tuần 20 đến tuần 34) – thời gian cho mỗi em khoảng 2 phút. Nhận xét Điểm Kết luận HTT HT CHT
  3. PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT; LỚP 3 - TỜ SỐ 2 Thời gian làm bài: 40 phút. Họ và tên, chữ Họ và tên, chữ ký người chấm ký người coi thi Họ và tên học sinh: thi Lớp: . A/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) – Thời gian 30 phút Nghe – viết: Bài NGÔI NHÀ CHUNG (Tiếng Việt 3- tập 2 trang 115)
  4. II.Tập làm văn: (6 điểm) – Thời gian 35 phút Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a. Em đã làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em sinh sống ; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm bẩn môi trường sống ) b. Kết quả ra sao ? c. Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. Bài làm Nhận xét Điểm Kết luận HTT HT CHT
  5. PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2019-2020 TRƯỜNG TIỂU HỌC MÔN: TOÁN - LỚP 3 Thời gian làm bài: 40 phút. Họ và tên, chữ Họ và tên, chữ ký người chấm ký người coi thi Họ và tên học sinh: thi Lớp: . Bài 1 (1 điểm): Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Số 89174 đọc là: Số hai mươi ba nghìn không trăm linh tư viết là: . Bài 2 (1 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 99996 ; 99997 ; 99998 ; ; b. 17600 ; 17700 ; 17800 ; ; Bài 3 (1 điểm): Viết các số 57799; 60000 ; 58234 ; 49999 ; 57780 ; 58209 theo thứ tự từ bé đến lớn: Bài 4 (1 điểm): 7m 3cm = cm ? Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 73cm B. 703cm C. 730cm D. 7003cm Bài 5 (1 điểm): Một hình chữ nhật có chiều rộng 9cm và diện tích là 99cm2. Chu vi của hình chữ nhật đó là: A. 11cm B. 20cm C. 40cm D. 108cm Bài 6 (1 điểm): Kết quả của biểu thức 4 + 16 x 5 là: A. 100 B. 320 C. 84 D. 94 Bài 7 (1 điểm): Một hình vuông có cạnh 8cm. Diện tích của hình vuông đó là: A. 32cm2 B. 64cm2 C. 16cm2 D. 54cm2
  6. Bài 8 (1 điểm): Đặt tính rồi tính: 86127 + 4258 65493 – 2486 4216 x 6 36296 : 8 . . . Bài 9 (1 điểm): Tìm x 32785 – x = 1378 x: 6 = 1429 . . . . . . . . Bài 10 (1 điểm): Có 30 cái cốc xếp đều vào 5 hộp. Hỏi có 48 cái cốc thì xếp được vào mấy hộp như thế ? Bài giải . Nhận xét Điểm Kết luận HTT HT CHT
  7. Đáp án môn Toán lớp 3 CKII năm học 2019-2020 I. Trắc nghiệm: Câu 1 Đúng mỗi chỗ trống cho 0.5đ a. 99999 ; 100 000 (mỗi số đúng cho 0.25đ) Câu 2 b. 17900 ; 18 000 Câu 3 49999 ; 57780 ; 57799 ; 58209 ; 58234 ; 60000 Câu 4 B Câu 5 C Câu 6 C Câu 7 B II. Tư luận (Đặt tính và tính đúng mỗi Câu 8: bài cho 0.25đ) 32785 – x = 1378 X : 6 = 1429 (Đúng mỗi bài cho 0.5đ) Câu 9 X = 32785 – 1378 X = 1429 x 6 X = 31407 X = 8574 Bài giải: Mỗi hộp xếp được số cái cốc là: (0,25đ) 30 : 5 = 6 (cái) (0,25đ) Câu 10 Có 48 cái cốc thì xếp vào được số hộp như thế là: (0,2đ) 48 : 6 = 8 (hộp) (0,2đ) Đáp số: 8 hộp (0,1đ) (Nếu học sinh có cách làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Đáp án môn Tiếng Việt lớp 3 CKII năm học 2019-2020 I. Đọc hiểu: - LTVC Câu 1 B Câu 2 C Câu 3 A Câu 4 B Câu 5 VD: Phải tự khám phá, tự trải nghiệm để tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc phải tự mình khám phá, tự mình cố gắng mọi điều trong cuộc sống chứ không nên trông chờ vào người khác (Nếu HS có câu trả lời khác hợp lý vẫn cho điểm tối đa) Câu 6 B Câu 7 Một bông cúc kín đáo, e lệ, núp sau một thân cây lực lưỡng, rắn rỏi.(HS gạch đúng mỗi từ cho 0.1 đ) Câu 8 Để bảo vệ ngôi nhà chung là Trái Đất, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật. Câu 9 a. Chúng ta cần bảo vệ ngôi nhà Trái Đất để nó được giữ mãi màu xanh. b. Bằng đôi bàn tay khéo léo, bạn Lan đã nặn ra được những con vật ngộ nghĩnh. II. Chính tả - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp (4đ) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) (Trừ 0,25đ) - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn (Trừ 1đ toàn bài) III. Tập làm văn - Học sinh viết đoạn văn đủ ý, hành văn trôi chảy, ít phạm lỗi chính tả, chữ viết đúng kích cỡ, trình bày sạch đẹp (6đ). - Những bài làm không đáp ứng những yêu cầu nêu trên, giáo viên tùy thuộc vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm.