Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Phùng Khắc Khoan

doc 8 trang thungat 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Phùng Khắc Khoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Phùng Khắc Khoan

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG KHẮC KHOAN Ma trận câu hỏi đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt giữa kỳ 1 lớp 5 Năm học: 2018- 2019 Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Số câu 2 2 1 5 hiểu Câu 1;4 2,3 5 văn số bản Số 1 1 1 4 điểm Kiến Số câu 1 1 2 4 thức Câu 6 8 7,9;10 văn số bản Số 0,5 2,5 3 điểm Tổng số câu 3 2 1 3 1 10 Tổng số điểm 1,5 1 1 2,5 1 7
  2. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I Trường: TH Phùng Khắc Khoan Năm học: 2018-2019; Môn: Tiếng Việt- Lớp 5 Họ và tên: (Phần đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt) Lớp: (Thời gian làm bài: 40 phút, không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo I. Đọc thầm bài tập đọc sau: Thư gửi các học sinh (Trích) Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao ? Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu. Hồ Chí Minh II. Làm các bài tập sau: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (đối với câu 1, 2, 4, 6, 9) Câu 1: Bức thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày gì ? A. Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9 năm 1945. B. Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày tết trung thu. C. Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi. D. Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày Quốc khánh 2/9/1945.
  3. Câu 2: Bác Hồ nói: “Từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam”. Có ý nghĩa như thế nào ? A. Bởi mọi học sinh Việt Nam đều được đi học. B. Bởi vì sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, chúng ta đã giành được độc lập, học sinh sẽ được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. C. Bởi vì mọi học sinh được học nền giáo dục của thực dân Pháp. D. Bởi vì mọi học sinh đều vui vẻ chuẩn bị cho ngày tựu trường. Câu 3: Đọc đoạn 2 của bài và điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải . Câu 4: Trong thư Bác Hồ đã khuyên học sinh điều gì ? A. Bác Hồ khuyên học sinh phải biết giúp đỡ bố mẹ. B. Bác Hồ khuyên học sinh cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. C. Bác Hồ khuyên học sinh phải biết lao động giỏi. D. Bác Hồ khuyên học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ. Câu 5: Viết câu trả lời của em. Qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh, em thấy mình cần phải làm gì để xây dựng quê hương, đất nước ? Câu 6: Những cặp từ sau, cặp từ nào đồng nghĩa với nhau: A. xây dựng - thợ xây B. kiến thiết - tha thiết C. kiến thiết - xây dựng D. xây dựng - xây trường Câu 7: Tìm hai từ trái nghĩa với từ “siêng năng” Câu 8: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ thiên nhiên ?
  4. Câu 9: Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ? A. Em bị đau chân. / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. B. Đồng lúa chín vàng. / mẹ em có hai trăm nghìn đồng. C. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm./ Chùm quả xoan vàng lịm. D. Khăn quàng đỏ thắm. / Lá cờ Tổ quốc đỏ tươi. Câu 10: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm, gạch chân dưới từ đồng âm đó.
  5. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG KHẮC KHOAN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5, NĂM HỌC 2018- 2019 Câu Đáp án đúng Điểm Ghi chú Câu 1 A 0,5 Câu 2 B 0,5 Câu 3 xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên mà tổ tiên đã 0,5 để lại cho chúng ta. Câu 4 B 0,5 Câu 5 Qua bức thư, em thấy mình cần phải cố 1 - Khuyến khích HS ghi gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, đủ câu. HS có thể diễn nghe thầy, yêu bạn / để lớn lên xây dựng đạt theo ý của mình nếu đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước đúng vẫn cho điểm tối đa tới đài vinh quang, sánh vai với các cường - Đúng 1 ý cho 0,5 điểm quốc năm châu. Câu 6 C 0,5 Câu 7 Hai từ trái nghĩa với từ siêng năng là: 1 HS có thể tìm từ khác lười biếng, lười nhác đúng vẫn cho điểm tối đa Câu 8 Tất cả những gì không do con người tạo 1 HS có thể diễn đạt theo ý ra ra được gọi là thiên nhiên. của mình, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa Câu 9 A 0,5 Câu 10 Ví dụ: 1 HS đặt đúng câu theo Bố mua cho em một chiếc bàn học rất yêu cầu được 0,5 điểm; đẹp. Những chú công nhân đang bàn về gạch đúng từ đồng âm việc sửa đường. được 0,5 điểm.
  6. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG KHẮC KHOAN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I - LỚP 5 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) I. Chính tả (Nghe- viết) - Thời gian 15 phút (với HSDTTS, tối đa 20 phút) * Lưu ý: Giáo viên viết đầu bài lên bảng lớp, đọc nội dung bài viết cho cả lớp viết vào giấy kẻ ô ly. Bài viết: Kì diệu rừng xanh Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Theo Nguyễn Phan Hách PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG KHẮC KHOAN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I - LỚP 5 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) II. Tập làm văn Thời gian 25 phút (với HSDTTS, tối đa 30 phút) * Lưu ý: Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp. Học sinh làm vào giấy kẻ ô ly. Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả cảnh mà em thích. (có thể tả ngôi nhà, ngôi trường, cơn mưa, sông nước, cảnh đẹp ở công viên hay trên cánh đồng )
  7. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG KHẮC KHOAN HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN: TIẾNG VIỆT lớp 5 (phần viết) GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - 10 điểm 1. Chính tả: (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. + Viết đúng tốc độ, tương đối đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm + Trình bày bài viết đúng quy định, chữ viết tương đối rõ ràng, sạch sẽ: 0,5 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá nhiều lỗi): 1 điểm Cụ thể: Nếu bài viết sai lỗi chính tả (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ điểm như sau: + 1-> 2 lỗi: không trừ điểm + 3 -> 4 lỗi: trừ 0,25 điểm + 5-> 7 lỗi:trừ 0,5 điểm + 8 lỗi trở lên: trừ 0,75 điểm Lưu ý: Những lỗi sai giống nhau chỉ trừ một lần điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được bài văn tả cảnh đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng chính xác, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ, không mắc quá nhiều lỗi chính tả. * Cụ thể: Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả: 1 điểm Thân bài: + Tả bao quát cảnh đẹp có trong bài: 1 điểm + Tả chi tiết cảnh đẹp vào một thời điểm nhất định (một buổi sáng hay buổi trưa, vào mùa hè hay mùa đông ) hoặc tả cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân tới mùa đông ), tả được đặc điểm nổi bật của cảnh: 2 điểm + Tả cảnh đẹp đó gắn bó với sự vật hiện tượng trong cuộc sống, hoạt động của con người, cảnh đẹp đó để lại cho mọi người ấn tượng tốt đẹp, vai trò của nó đối với đời sống con người: 3 điểm. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh được tả: 1 điểm * Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, giáo viên ghi điểm phù hợp. * Thống nhất việc cho điểm: Điểm kiểm tra Đọc và kiểm tra Viết không làm tròn (vẫn để điểm thập phân ở các phần) chỉ làm tròn khi cộng cả hai bài kiểm tra (TBTV).