Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

doc 3 trang thungat 2110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_tieng_viet_lop_9_nam_hoc_2017_2018_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt Lớp: 9 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đánh giá được năng lực của HS trong việc nắm kiến thức về Tiếng Việt trong học kì I. - Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh trong nói và viết có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích các biện pháp tu từ, từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong văn thơ; nhận biết câu dẫn trực tiếp và chuyển được câu dẫn trực tiếp thành câu dẫn gián tiếp. - Rèn kĩ năng viết đoạn hội thoại theo yêu cầu. - Đưa ra nhận xét thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ học và làm bài thi nghiêm túc. B/Thiết kế ma trận : Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao Chủ đề 1: - Chỉ ra các biện - Phân tích Đưa ra Từ vựng pháp tu từ được được tác dụng nhận xét (10t) sử dụng. của các biện thể hiện - Chỉ ra các từ pháp tu từ được quan điểm dùng theo nghĩa sử dụng. riêng của gốc và nghĩa - Giải thích đúng bản thân về chuyển. phương thức việc sử chuyển nghĩa. dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. Số câu, số điểm 1C (C2a, 3a) 1C (C2b, 3b) 1C (C5) 3C Tỉ lệ 2đ 2đ 2đ 6đ 20% 20% 20% 60% Chủ đề 2: Nhận biết câu Chuyển được Tạo lập được Hoạt động dẫn trực tiếp. câu dẫn trực tiếp tình huống giao tiếp thành câu dẫn người sử dụng
  2. (6t) gián tiếp. vi phạm phương châm hội thoại và phân tích. Số câu, số điểm ½ C (C1a) ½ C (C1b) 1C (C4) 2C Tỉ lệ 1đ 1đ 2đ 4đ 10% 10% 20% 40% Tổng số câu, số 1 ½ C (C1a, 2a,3a) 1 ½ C (C1b, 2b,3b) 1C 1C 5C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% Đề 1: Câu 1: (2,0 đ) Đọc phần trích sau: Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:”Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi”. a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên. b. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong phần trich trên thành lời dẫn gián tiếp. Câu 2: (2,0 đ) Đọc các câu thơ sau đây: 1. Một đèo một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. (“Đèo Ba Dội”- Hồ Xuân Hương) 2. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật) a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. b. Phân tích tác dụng của các phép tu từ đó. Câu 3: (2,0 đ) Đọc đoạn thơ sau: Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (“Bếp lửa” – Bằng Việt) a. Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển? b. Phân tích sự chuyển nghĩa của những từ “Nhóm” đó. Câu 4: (2,0 đ)
  3. a. Đặt một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ. b. Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại trên. Câu 5: (2,0 đ) Nhận xét về câu nói: “Phu nhân của tôi hôm nay đang đi lên rẫy làm nương.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “phu nhân” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. Đáp án: Câu/ý Nội dung Điểm 1 a. - Đây quả là vật dùng mà vợ tôi mang lúc ra đi. 1đ b. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói 1đ rằng đó quả là vật dùng mà vợ chàng mang lúc ra đi. 2 a. - Điệp ngữ “Một đèo”. 0,25đ - Điệp ngữ “Không có”. 0,25đ - Hoán dụ “trái tim”. 0,25đ - Liệt kê “Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe 0,25đ có xước”. b. - Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau. 0,25đ - Nhân lên những thử thách khốc liệt. 0,25đ - Thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. 0,25đ - Diễn tả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh. 0,25đ 3 a. . - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa ” và “Nhóm nồi 0,5đ xôi ” được dùng theo nghĩa gốc. - Từ “Nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương ” và 0,5đ “Nhóm dậy cả ” được dùng theo nghĩa chuyển. b. Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay 1đ gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người. 4 a. HS đặt được một đoạn hội thoại có một hoặc một số phương 1đ châm hội thoại không được tuân thủ. b. b Phân tích sự vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn hội thoại 1đ trên. 5 Đồng ý. Vì từ “phu nhân” dùng trong những trường hợp mang 2đ tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. Tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 17 tháng 11 năm 2017 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm