Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tây Hồ (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 2970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tây Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tây Hồ (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày thi: 2 tháng 3 năm 2018 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I (4.5 điểm): Cho đoạn văn: Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả. 2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. 3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn. 4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi). Phần II (5.5 điểm): Trong tác phẩm “Bến quê”, Nguyễn Minh Châu có viết: “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình ”, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh cũng có một câu thơ có từ “chùng chình”. 1. Chép thuộc khổ thơ có từ “chùng chình” trong bài thơ của Hữu Thỉnh. 2. So sánh sự giống và khác nhau trong cách dùng từ “chùng chình” trong hai trường hợp trên. 3. Trong khổ thơ em chép, tác giả có sử dụng câu có thành phần biệt lập. Hãy chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập đó trong việc biểu đạt nội dung. 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đó có dùng thành phần khởi ngữ và phép thế (xác định rõ) để làm sáng tỏ chủ đề: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép. Chúc các em làm bài tốt!
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 – ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 Phần I (4.5 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Học sinh trả lời: - Đoạn văn trích từ văn bản: Tiếng nói của văn nghệ 0.25 đ - Tác giả: Nguyễn Đình Thi 0.25 đ - Giới thiệu về tác giả: 0.5 đ + Sinh năm 1924, mất năm 2003; quê ở Hà Nội 1 + Hoạt động văn nghệ đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn nhạc, (1.0 điểm) viết kịch, viết lí luận phê bình + Nhà lãnh đạo văn hóa nghệ thuật uy tín (Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam) + Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996 (HS chỉ cần nêu được 2/4 ý trên) - Nội dung của đoạn văn: sức mạnh kì diệu của nghệ thuật đối 0.25 đ 2 với người đọc ( 0.5 điểm) - Hình thức: câu văn hoàn chỉnh 0.25 đ - Chép lại được câu ghép (câu đầu hoặc câu cuối) 0.25 đ 3 - Phân tích được cấu tạo: 0.25 đ (0.5 điểm) HS lựa chọn và trình bày được suy nghĩ của bản thân về sự tác động tích cực của một sự kiện văn hóa, thể thao gần đây đối với xã hội, nhất là đối với giới trẻ * Nội dung có thể gồm các ý sau: - Tóm tắt lại sự kiện và lí giải lí do lựa chọn sự kiện đó 2.0 đ - Chỉ rõ sự kiện đó đã tác động tích cực thế nào tới xã hội, 4 tới thế hệ trẻ (2.5 điểm) - Liên hệ bản thân: từ sự kiện đã nêu em nhận thức được điều gì (Nghị lực, niềm tin, tinh thần đoàn kết, ), thay đổi hành động thế nào, mong muốn ra sao, * Hình thức: đúng đặc trưng bài văn nghị luận (bố cục ba 0.5 đ phần), đảm bảo độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc (GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp) Phần II (5.5 điểm) - HS chép thuộc khổ đầu bài thơ “Sang thu” 1 - Mỗi lỗi sai thuộc một câu hoặc thiếu một câu – 0.25 điểm cho 0.5 đ (0.5 điểm) đến hết điểm 2 HS so sánh được từ “chùng chình” trong hai trường hợp:
  3. (1.0 điểm) - Giống nhau: cùng là từ láy tượng hình, gợi sự chậm rãi, 0.5 đ cố tình chậm lại, thiếu dứt khoát - Khác nhau: + Trong câu văn của Nguyễn Minh Châu: tả thực, con 0.5 đ người lưỡng lự, thiếu quyết đoán, bỏ lỡ mất cơ hội (0,25 điểm) + Trong câu thơ của Hữu Thỉnh: nhân hóa, làn sương cố tình di chuyển chậm, thể hiện sự bịn rịn. (0,25 điểm) - Xác định thành phần biệt lập tình thái “hình như” 0.5 đ 3 - Tác dụng: Cho thấy cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong phút 0.5 đ (1.0 điểm) giao mùa, những tín hiệu thu sang dần rõ mà nhà thơ còn ngỡ ngàng, chưa tin hẳn * Hình thức: đúng đoạn văn quy nạp, độ dài khoảng 12 câu; có 1.0 đ phép thế và thành phần khởi ngữ (mỗi yêu cầu 0,25 điểm) * Nội dung: Đoạn văn tập trung làm rõ: khoảnh khắc giao 2.0 đ mùa từ hạ sang thu đã được ghi lại qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. 3 Học sinh phân tích làm rõ được 2 ý sau: (3.0 điểm) Khoảng khắc giao mùa qua bức tranh thu gần gũi: Khoảng khắc giao mùa qua cách cảm nhận thể hiện tình yêu và sự tinh tế của nhà thơ trước thiên nhiên. Mỗi ý phân tích rõ ràng, cụ thể, hướng đến yêu cầu của đề được 1 điểm.