Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 201 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 2 trang thungat 2970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 201 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_10_ma_de_201_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 201 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 TR. THPT BÙI DỤC TÀI MÔN LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên thí sinh Lớp: Mã đề: 201 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(5,0 điểm). Câu 1. Thể chế chính trị đặc trưng của Nhà nước phương Tây cổ đại là A. chiếm hữu nô lệ. B. chuyên chế trung ương tập quyền. C. chuyên chế cổ đại. D. dân chủ chủ nô. Câu 2. Thành tựu kiến trúc nào của văn hóa Ai Cập cổ đại còn lại đến ngày nay: A.Vường treo Babilon. B. Đền Pác-tê-Nông. C. Vạn lí trường thành. D. Kim tự tháp. Câu 3. Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất? A. Nhà Tần. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh. Câu 4. Từ năm 1368 đến năm 1644 là khoảng thời gian tồn tại của triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc? A. Hán. B. Đường. C. Minh. D. Thanh. Câu 5. Ấn Độ không phải là quê hương của tôn giáo nào sau đây? A. Thiên chúa giáo. B. Phật giáo. C. Hin-du giáo. D. Bàlamôn. Câu 6. Công trình kiến trúc biểu tượng của nước Lào là A. Ăngcovat. B. Chùa vàng. C. Chùa Một cột. D. Thạt Luổng. Câu 7. Triều đại phong kiến nào ở Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông – Nguyên? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Lê sơ. D. Nhà Nguyễn. Câu 8. Ở Trung Quốc thời phong kiến mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện thời nào? A. Hán. B. Đường. C. Minh. D. Thanh. Câu 9. Quan hệ sản xuất phong kiến Tây Âu biểu hiện qua mối quan hệ nào? A. Địa chủ- Nông dân lĩnh canh. B. Chủ nô-nô lệ. C. Lãnh chúa- nông nô. D. Qúy tộc- nông dân công xã. Câu 10. Ai là người tiến hành cuộc hành trình vòng quanh thế giới trong vòng 1000 ngày. A. Cô-lôm-bô. B. Đi-a-xơ. C. Vax-cô-dgama. D. Ma-gien-lan. Câu 11. Quốc hiệu Đại Việt xuất hiện dưới triều đại nào? A. Đinh B. Tiền Lê. C. Lý. D. Trần. Câu 12. Lực lượng giữ vai trò lao động chính trong các lãnh địa là A. Nô lệ. B. Nông nô. C. Thợ thủ công. D. Nông dân. Câu 13. Quốc gia cổ Pa-gan là nền tảng của đất nước nào hiện nay? A. Mianma. B. Lào. C.Thái Lan. D. Campuchia. Câu 14. Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần nào? A. Quí tộc phong kiến. B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn. C.Vua chuyên chế. D. Bô lão của thị tộc. Đề 201 – Trang 1
  2. Câu 15. Ngành kinh tế đặc trưng của các quốc gia phương Tây cổ đại là A. thủ công nghiệp. B. thương nghiệp. C. thủ công nghiệp, thương nghiệp. D. nông nghiệp. Câu 16. Trong xã hội phương Đông cổ đại gồm hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân. B. Quí tộc và nông dân công xã. C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã. Câu 17. Đâu không phải là nguồn gốc của giai cấp địa chủ phong kiến phương Đông? A. Nông dân nghèo. B. Nông dân giàu có. C. Qúy tộc. D. Một số quan lại. Câu 18. Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường cổ và lập nên vương quốc A. Campuchia. B. Champa. C. Lan Xang. D. Phù Nam. Câu 19. Ai được xem là cha đẻ của ngành sử học Phương Tây? A. Hipocrat. B. Talet. C. Tuyxidit. D. Herodot. Câu 20. Cô- lôm-bô là người đầu tiên đã tìm ra A. Châu Mĩ. B. Châu Á. C. Châu Phi. D. Châu Úc. II. PHẦN TỰ LUẬN(5,0 điểm). Câu 1(3,0 điểm): Vì sao nói nông dân công xã là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông? Những điểm giống và khác nhau giữa nông dân công xã và nô lệ. Câu 2(2,0 điểm): Phân tích nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí. Hết Đề 201 – Trang 2