Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

docx 8 trang thungat 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2017 - 2018 MÔN NGỮ VĂN 8 I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá những nội dung kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra tổng hợp, liên hệ thực tế. - Rèn kĩ năng trình bày bài khoa học, rõ ràng. 3. Thái độ: - Thấy được vai trò của các kiến thức đã học trong giao tiếp và trong cuộc sống - Giáo dục học sinh ý thức trung thực trong kiểm tra. 4. Năng lực cần đạt: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Ma trận đề: Các mức độ tư duy Nhận biết TH VD VD cao Câu Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Tổng TN 1 Tác giả/ Tác phẩm 0.5đ 0.5đ 2 Phương thức biểu đạt 0.5đ 0.5đ 3 Nội dung 0.5đ 0.5đ 4 Nghệ thuật 0.5đ 0.5đ 1a Chi tiếtđặc sắc/ nghệ TL thuật 1đ 1đ 1b Đặt câu ghép/ liên hệ 1đ 1đ 1c Nói giảm, nói tránh/ Tác dụng 1đ 1đ
  2. 2 Văn thuyết minh 3đ 2đ 5đ Tổng 2đ 1đ 4đ 2đ 1đ 10đ 100 Tỉ lệ 30% 40% 20% 10% % III) Nội dung đề thi: (đính kèm trang sau) IV) Hướng dẫn và biểu điểm: (đính kèm trang sau) TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/12/2017 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như cái thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. ( Ngữ văn 8 – tập 1) Câu 1: Tác giả, tác phẩm của đoạn văn trên là: A. Nguyên Hồng – Trong lòng mẹ. B. Nam Cao – Lão Hạc C. Ngô Tất Tố – Tức nước vỡ bờ. D. Thanh Tịnh – Tôi đi học Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại: A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Hồi kí D. Thuyết minh Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: A. Bé Hồng nhận thấy mẹ không còm cõi xơ xác mà ngược lại mẹ vẫn tươi đẹp. B. Cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt khi được gặp lại mẹ. C. Cuộc trò chuyện như tra tấn của chú bé Hồng với người cô. D. Nỗi niềm lo lắng của chú bé Hồng nếu nhận nhầm mẹ. Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là: A. Sử dụng thành công biện pháp nghê thuật ẩn dụ. B. Nhịp điệu câu văn ngắn, dồn dập kết hợp với các động từ mạnh. C. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. D. Sử dụng thành công các từ láy. II. TỰ LUẬN (8 điểm):
  3. Câu 1: ( 3 điểm). a. Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác? Qua đó, em có suy nghĩ gì về 1tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác? b. Em hãy đặt một câu ghép thể hiện thái độ của em đối với việc bảo vệ môi trường. c. Em hãy lấy một tình huống trong cuộc sống có sử dụng cách nói giảm, nói tránh và nêu hiệu quả của việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh này. Câu 2: ( 5 điểm)Thuyết minh về hoa sen. TRƯỜNG THCSTHANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ SỐ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A C A,B D ( Chú ý: Học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án đều không được điểm) II. Tự luận( 8.0 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm a. Vì sao nói chiếc lá cụ Bơ - men vẽ là 1 kiệt tác - Chiếc lá được vẽ giống như thật đến mức các hoạ sĩ cũng không nhận ra. 0.25đ - Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương, sự hi sinh của người hoạ sĩ và nó đã 0.25đ mang lại sự sống cho Giôn-xi( giá trị nhân sinh cao). Qua đó ta thấy kiệt tác nghệ thuật phải có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân sinh 0.5đ cao ( phục vụ đời sống con người, được tạo nên bằng tài năng và tấm lòng của 1 người nghệ sĩ). b. HS đặt câu đúng ngữ pháp và nội dung. 1đ c.- Một tình huống trong cuộc sống có sử dụng cách nói giảm, nói tránh 0.5đ - Nêu hiệu quả của việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh này. 0.5đ 2 1. HƯỚNG DẪN CHẤM HS có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu về hoa sen – quốc hoa của dân tộc 0.5đ b. Thân bài: - Nguồn gốc, xuất xứ: Hoa sen có nguồn gốc từ châu Á. - Cấu tạo: hoa, cuống, đài, lá, cánh hoa, hạt - Các giống: Sen Việt hồng , sen Việt trắng , sen Cung Đình hồng, sen Cung
  4. Đình trắng , sen Thái còn được gọi sen Bách Diệp hay sen Quan Âm với hai màu trắng và hồng, sen Nhật. 4đ - Cách trồng, chăm sóc: - Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá: món ăn, vị thuốc, đại diện cho vẻ đẹp người Việt Nam, là quốc hoa c. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của hoa sen trong đời sống của người Việt 0.5đ Nam 2. BIỂU ĐIỂM - Điểm 4- 5: + Đảm bảo đúng yêu cầu của bài thuyết minh. + Sử dụng các phương pháp thuyết minh hợp lí. + Trình bày đủ ý, rõ các phần, các ý. Hành văn gọn sáng, có yếu tố biểu cảm, có những đoạn văn hay nổi bật. - Điểm 3 + Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài. + Có bố cục rõ ràng + Sử dụng các phương pháp thuyết minh nhưng chưa triệt để. - Điểm 2 + Bố cục đủ 3 phần + Đúng dạng bài song cách thuyết minh đôi chỗ còn lộn xộn. - Điểm 1 + Bố cục chưa rõ ràng, đôi chỗ chưa đúng đặc trưng của kiểu bài thuyết minh. + Thiếu nhiều ý, chữ xấu, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: Không làm được bài. BGH DUYỆT TỔ NHÓM CM NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Hoàng Thị Lệ
  5. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2017 – 2018 MÔN NGỮ VĂN 8 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 7/12/2017 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Tác giả, tác phẩm của đoạn văn trên là: A. Nguyên Hồng - Trong lòng mẹ. B. Thanh Tịnh - Tôi đi học C. Ngô Tất Tố - Tức nước vỡ bờ. D. Nam Cao - Lão Hạc Câu 2: Văn bản có đoạn trích trên thuộc thể loại: A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Hồi kí D. Thuyết minh Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích trên là: A. Khung cảnh mùa thu gợi nhắc cho tác giả nhớ về ngày đầu đên trường. B. Những cảm nhận mới mẻ của người học trò trong ngày đầu đên trường C. Cảm giác bỡ ngỡ, lo sợ của những cô cậu học trò trong ngày đầu đên trường. D. Sự gần gũi, thân mật của người thầy làm xua tan cảm giác xa lạ trong lòng người học trò. Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là: A. Sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh. B. Nhịp điệu câu văn ngắn, dồn dập kết hợp với các động từ mạnh. C. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. D. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy cảm xúc.
  6. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 1: ( 3 điểm) a. Có ý kiến cho rằng Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất thơ. Em hiểu ý kiến đó như thế nào? Theo em, chất thơ của truyện này được tạo nên từ những yếu tố nào? b. Em hãy đặt một câu ghép thể hiện tình cảm của em với ngôi trường em đang học. c. Em hãy lấy một tình huống trong cuộc sống có sử dụng cách nói giảm, nói tránh và nêu hiệu quả của việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh này. Câu 2: ( 5 điểm)Thuyết minh về chiếc nón lá. TRƯỜNG THCSTHANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B A C A,D ( Chú ý: Những câu có nhiều đáp án, học sinh chọn thừa hay thiếu đáp án đều không được điểm) II. Tự luận( 8.0 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm a. - Truyện ngắn giàu chất thơ là truyện ngắn mang nhiều yếu tố, đặc điểm của 0,5đ thơ, phá vỡ tính truyện. Truyện thường có ít xung đột, không bố cục theo sự việc mà theo tâm trạng, dòng hồi tưởng của nhân vật; ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu nhẹ nhàng, man mác, êm dịu - Chất thơ của truyện này được tạo nên từ: 0.5đ + Tình huống truyện dễ gợi kỉ niệm và cảm xúc đối với mọi người ( kỉ niệm 1 lần đầu tiên đi học) + Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật. + Tình cảm của mọi người trong truyện. + Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. b. HS đặt câu đúng ngữ pháp và nội dung. 1đ c. - Một tình huống trong cuộc sống có sử dụng cách nói giảm, nói tránh 0.5đ - Nêu hiệu quả của việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh này. 0.5đ 2 1. HƯỚNG DẪN CHẤM
  7. HS có thể có những sáng tạo riêng song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón lá. 0.5đ b. Thân bài: 4đ - Hình dáng chiếc nón: Hình chóp hoặc hình tròn. - Các nguyên liệu làm nón: mo nang, lá cọ, nứa rừng, dây cước, sợi guột, ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí. - Quy trình làm nón: + Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng. + Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều. + Khâu nón. - Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây. - Công dụng, giá trị: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam c. Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của chiếc nón lá trong đời sống của người Việt Nam 0.5đ 2. BIỂU ĐIỂM - Điểm 4- 5: + Đảm bảo đúng yêu cầu của bài thuyết minh. + Sử dụng các phương pháp thuyết minh hợp lí. + Trình bày đủ ý, rõ các phần, các ý. Hành văn gọn sáng, có yếu tố biểu cảm, có những đoạn văn hay nổi bật. - Điểm 3 + Đảm bảo đúng yêu cầu của đề bài. + Có bố cục rõ ràng + Sử dụng các phương pháp thuyết minh nhưng chưa triệt để. - Điểm 2 + Bố cục đủ 3 phần + Đúng dạng bài song cách thuyết minh đôi chỗ còn lộn xộn. - Điểm 1 + Bố cục chưa rõ ràng, đôi chỗ chưa đúng đặc trưng của kiểu bài thuyết minh. + Thiếu nhiều ý, chữ xấu, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: Không làm được bài. BGH DUYỆT TỔ NHÓM CM NGƯỜI RA ĐỀ Lê Thị Ngọc Anh Vũ Thu Hường Âu Thị Thùy Dung