Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Phần I (4,0 điểm). Đọc phần văn bản sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới “ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực. Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”. (Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân, tr.24, NXB Hội Nhà Văn) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần văn bản trên. (0,5 đ) 2. Em hiểu thế nào về quan niệm: Thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả? (1,0 đ) 3. Nêu những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho phần văn bản trên (1,5 đ) 4. Điều kỳ diệu trong thế gian này mà đoạn văn đề cập đến đã có ý nghĩa gì đối với bản thân em? (1,0 đ) Phần II (16,0 điểm). Làm văn Câu 1(6,0 đ) Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Câu 2 (10,0 đ) Nhận xét về hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau lại hoàn toàn khác nhau. Bằng hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên chữ ký GT2:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN LỚP 8 Phần I. Đọc hiểu (4,0 đ). 1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận: 0,5 đ 2.Quan niệm của tác giả được hiểu như sau: - Trong thế gian này không ai giống nhau hoàn toàn từ dáng hình bên ngoài đến năng lực, phẩm chất bên trong: 0,5 đ - Ai trong mỗi chúng ta cũng có những điểm mạnh mà người khác không có: 0,5 đ 3. Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho phần văn bản trên: - Về nội dung: Đề cập được một quan niệm sống tích cực, sống là phải tự tin vào bản thân: 0,75 đ - Về nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ giàu sức thuyết phục: 0,25 đ. + Giọng văn nhẹ nhàng như một lời tâm tình, thủ thỉ: 0,25 đ. + Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: 0,25 đ. 4. HS nêu ra 2 ý cơ bản sau: - Giúp ta tự tin vào chính mình để phát huy những giá trị vốn có của bản thân: 0,5đ - Từ chỗ hiểu giá trị của bản thân mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người xung quanh và thêm trân trọng họ hơn: 0,5 đ. Phần II.Làm văn Câu 1( 6.0 đ): a) Mở đoạn: Dẫn dắt và trích dẫn ý kiến đưa ra ở đề bài (0,25 điểm) b) Thân đoạn: b1. Giải thích nội dung câu nói (0,5 điểm) - Giá trị có sẵn: Điều tốt đẹp, thế mạnh riêng vốn có của mỗi con người (0,25 điểm) -> Nội dung cả câu: Khẳng định giá trị của mỗi con người trong cuộc sống, đồng thời khuyên con người cần nhận ra và tự tin vào những thế mạnh riêng của bản thân (0,25 điểm) b2. Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến và lý giải tại sao (3,0 điểm) - Cuộc sống vốn muôn màu, muôn vẻ. Mỗi chúng ta được sinh ra đều đã là một sự kỳ diệu của tạo hóa. Bởi thế ai cũng đều có thế mạnh riêng của mình trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống (ví dụ minh họa). - Nhận ra thế mạnh của bản thân là điều vô cùng quan trọng vì nó giúp ta thêm tự tin, mạnh dạn để vươn tới những thành công và khẳng định bản thân mình trong cuộc sống (ví dụ minh họa). - Ngược lại, nếu không biết nhận ra thế mạnh của bản thân thì ta sẽ trở thành người tự ti, nhút nhát, không có định hướng đúng đắn cho cuộc sống thậm chí luôn coi mình là kẻ bất tài, yếu kém nhưng thực ra lại không phải như vậy. -> Phê phán những người tự ti, không nhận ra giá trị có sẵn tiềm ẩn trong con người mình để tìm cách phát huy, làm lãng phí cuộc sống của chính mình chừng nào còn chưa nhận ra thế mạnh của bản thân. b3. Rút ra bài học (2,0 điểm) - Luôn trau dồi kiến thức, học vấn, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm phù hợp để xác định đúng thế mạnh của bản thân.
  3. - Tự tin về những thế mạnh đó và hướng nó đến những điều tốt đẹp đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng. - Tích cực hoàn thiên bản thân, tự tin về những giá trị có sẵn nhưng cũng phải hài hòa với cái chung, tránh lối sống tự phụ luôn cho mình là nhất. - Biết khám phá và phát huy giá trị của bản thân là đáng quý, đáng quý hơn nữa khi ta biết khám phá và trân trọng những giá trị của mọi người xung quanh cũng như những giá trị tiềm ẩn trong cuộc sống. c) Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề đã bàn luân ở trên (0,25 điểm) * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi phân tích kỹ càng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, không sai lỗi câu, lỗi chính tả. - Cho ¾ số điểm mỗi ý nếu phân tích tương đối đầy đủ, lập luận phù hợp, dẫn chứng hợp lý, sai một lỗi câu, lỗi chính tả. - Cho ½ số điểm mỗi ý nếu các ý sơ sài, lập luận, dẫn chứng chưa thuyết phục. Câu 2(10,0 đ): 1.Mở bài: ( 0,5 đ) - Giới thiệu Thế lữ và bài thơ “Nhớ rừng”, Tố Hữu và “Khi con tu hú” - Giới thiệu và trích dẫn nhận định. - Nêu đánh giá khái quát của mình về nhận định trên. 2.Thân bài:(9,0 đ) a. Giải thích nội dung nhận định: (1,0 đ) - Cái nhìn sâu sắc về thành công của hai bài thơ trong việc thể hiện tình yêu quê hương đất nước và niềm khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức khi nước nhà đang chìm trong ách đô hộ của thực dân phong kiến. Họ không chấp nhận cuộc sống nô lệ, tù túng mà muốn phá tung xiềng xích, vươn tới tự do. - Tuy nhiên ở mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý thức của mỗi người. b. Phân tích, chứng minh: b1. Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng (4,0 đ) Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt ) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c : Ngột làm sao , chết uất thôi ) Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do : + Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn : Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừng Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy ( d/c ) + Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào ( dc)
  4. b2. Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau(2,0 đ) “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh có phần tiêu cực (d/c ) “Khi con tu hú” là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c ) c. Đánh giá(1,0 đ) - Nghệ thuật thể hiện của từng bài thơ. - Nội dung: cả hai bài thơ đều thể hiện tiêng lòng yêu nước, khao khát tự do cháy bỏng nhưng mỗi cá nhân lại có cách thể hiện riêng không ai giống ai. - Nguyên nhân có điểm giống và khác nhau: + Hoàn cảnh sáng tác. + Ý thức hệ tư tưởng của mỗi tác giả. - Cả hai bài thơ đã góp thêm tiếng nói vào đề tài tình yêu quê hương đất nước cho thơ ca hiện đại Việt Nam, làm phong phú thêm cho đề tài ấy, đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước cho các thế hệ thanh niên đương thời. 3. Kết bài : ( 0,5 điểm) - Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ - Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín của các tác giả.