Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 2 trang thungat 1770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Sinh Học 12 Năm học: 2018 - 2019 Mã đề 132 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Câu 1: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng, kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng. Một quần thể vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen, 96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng. Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là: A. 0,3 và 0,7. B. 0,7 và 0,3. C. 0,4 và 0,6. D. 0,6 và 0,4. Câu 2: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F 1 là: A. 9/64. B. 1/3. C. 1/16. D. 27/ 64. Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. D. tế bào bị đột biến xôma. Câu 4: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn so với bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 5: Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Dung hợp tế bào trần. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. Câu 6: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền. Câu 7: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là: A. Di truyền học. B. Di truyền học Người. C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn. Câu 8: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào? A. 3’ → 3’. B. 5’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 3’ → 5’. Câu 9: Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng: A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. Đột biến gen. C. Hoán vị gen. D. Các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. Câu 10: Cho cây dị hợp cao đỏ về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ : 24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây thấp, hoa trắng. (Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, hoạt động NST hai bên như nhau). Tần số hoán vị gen là: A. 20%. B. 10%. C. 40%. D. 1%. Câu 11: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng? A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm. D. Quần thể biểu hiện tính đa hình. Câu 12: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. C. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. D. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. Câu 13: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là: A. 359. B. 718. C. 179. D. 539. Câu 14: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. 2. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 4, 1. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 1, 3, 4. D. 2, 3, 4, 1. Câu 15: Trong trường hợp các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cơ thể có kiểu gen aaBbCcDd khi giảm phân có thể tạo ra tối đa số loại giao tử là: A. 16. B. 4. C. 2. D. 8. Câu 16: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Có hiện tượng di nhập gen. C. Không có chọn lọc tự nhiên. D. Các cá thể giao phối tự do. Câu 17: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất ? A. Ab/aB x Ab/aB. B. AaXBXb x AaXbY. C. AaBb x AaBb. D. AaXBXB x AaXbY. Câu 18: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ A. 1/4. B. 2/3. C. 3/4. D. 1/3. Câu 19: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. B. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. Câu 20: Ở một loại cây, màu sắc hoa do hai cặp gen không tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F1 toàn ra hoa màu đỏ. Tạp giao F1 được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Khi lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thì xác suất để thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là A. 1/9. B. 7/9. C. 1/3. D. 9/16. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Gen là gì? Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN. Câu 2: (2 điểm)Trình bày phương pháp tạo ADN tái tổ hợp. Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132