Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 Năm học 2017 – 2018 Thời gian: 45 phút I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ 1. Kiến thức: - Kiểm tra và đánh giá học sinh về kiến thức: lực ma sát, áp suất, áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển, lực đẩy Ácsimet, sự nổi. 2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức tính áp suất chất rắn, lực đẩy Ácsimét để giải các bài tập có liên quan. - Vận dụng kiến thức của áp suất khí quyển để giải thích hiện tượng thường gặp. 3. Thái độ: - Giúp học sinh có ý thức trong học tập, làm việc nghiêm túc và cần cù. - Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 4. Về phát triển năng lực: - Giại quyạt vạn đạ, sáng tạo, tạ lạp, trung thạc, vạn dạng kiạn thạc vào cuạc sạng II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ kiến thức Nội dung chính Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1- Lực ma sát 1 1 0.5đ 0,5đ 2- Áp suất 1 1 0,5đ 0,5đ 3- Áp suất chất lỏng 1 1 1 3 – Bình thông nhau 0,5đ 2đ 1,5đ 4đ 4- Áp suất khí quyển 1 1 2 0.5đ 2đ 2,5đ 5- Lực đẩy Ácsimét 1 1 1 3 0,5đ 1đ 0,5đ 2đ 6- Sự nổi 1 1 0,5đ 0,5đ Tổng 6 2 2 1 11 3đ 4đ 2,5đ 0,5đ 10đ Tỉ lệ 30% 40% 30% III. ĐỀ KIỂM TRA: Đính kèm trang sau. IV. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM: Đính kèm trang sau.
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 2 Ngày thi: ./ ./2017 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy ghi vào bài làm những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Nhận xét đúng, khi nói về lực ma sát là: A. Ma sát giữa mặt bảng và phấn viết bảng là ma sát có ích. B. Ma sát làm mòn đế giày là ma sát có ích. C. Ma sát làm nóng các bộ phận cọ sát trong máy là có ích. D. Khi lực ma sát có ích thì cần làm giảm lực ma sát Câu 2: Bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn: A. ở độ cao khác nhau. B. ở cùng một độ cao. C. chênh lệch nhau. D. không như nhau. Câu 3: Vật lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Ác-si-mét có cường độ: A. bằng trọng lượng của vật. B. lớn hơn trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 4: Đơn vị chuẩn của lực đẩy Ác-si-mét là: A. N/m3 B. N/m2 C. N/m. D. N Câu 5: Áp suất do vật rắn gây ra trên mặt tiếp xúc phụ thuộc vào: A. Áp lực tác dụng lên sàn B. Trọng lượng riêng của vật rắn C. Diện tích tiếp xúc của vật với sàn D. Chiều cao của vật rắn Câu 6: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ? A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ . B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa thấy vỏ hộp bẹp lại. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Giải thích các đại lượng và đơn vị? Câu 2: (1.5 điểm) Bình cao 60cm chứa đầy nước có trọng lượng riêng d = 10000N/m3 a. Tính áp suất của nước lên một điểm A ở đáy cốc và điểm B cách đáy cốc 40cm. b. Muốn áp suất tác dụng lên điểm A ở đáy cốc giảm đi 1200 Pa thì cần thay nước bằng chất lỏng có trong lượng riêng là bao nhiêu? Câu 3: (1.5 điểm) Một vật có thể tích V= 450cm3 được nhúng vào nước có trọng lượng riêng d = 10 000 N/m3. a. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật trong các trường hợp: + Vật chìm hoàn toàn. + Vật chìm 3/5 thể tích vật. b. Mắc vật vào lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vât trong nước thì thấy lực kế chỉ 2,5N. Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của vật. Câu 4: (2 điểm) Hút không khí ra khỏi vỏ hộp sữa sẽ xảy ra hiện tượng gì? Giải thích?
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (3điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ, trả lời thiếu hay thừa đáp án không được điểm 1.A 2.B 3. A 4. D 5.A,C 6. D II. Tự luận (7điểm). Câu 1: (2điểm) - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h trong đó: p là áp suất chất lỏng (Pa) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2) 2đ h là chiều cao của cột chất lỏng (m) Câu 2: (1,5 điểm) HS đổi đơn vị: 60cm = 0,6m ; 40cm = 0,4m a, Viết công thức p=d.h 0,5đ Thay số : p1 = 6000 (Pa) p2 = 2000( Pa) 0,5đ b, Áp suất chất lỏng mới gây ra tại đáy: p1’ = 4800 Pa 0,25đ Viết công thức: p ’=d’.h 1 0,25đ  d’= p1’/h Thay số d’ = 8000N/m3 Câu 3: (1,5điểm) HS đổi đơn vị: V= 450cm3 = 450.10-6m3 a, Viết công thức F = d.V A 0,5đ Thay số : TH1: FA = 4,5N TH2: FA = 2,7N 0,5đ b, Vật bị nhúng chìm hoàn toàn nên: số chỉ lưc kế = P-FA (FA trong TH1) => P = số chỉ lực kế + F = 2,5 + 4,5 = 7 N 0,25đ - Viết biểu thức P = d.V Tính đúng d 0,25đ Câu 4: (2điểm) - Hút không khí từ vỏ hộp sữa sẽ làm vỏ hộp méo đi theo nhiều phía. 0,5đ - Giải thích: + Ban đầu áp suất khí quyển cân bằng với áp suất không khí bên trong vỏ hộp 0,75đ sữa. 0,75đ + Hút bớt không khí trong vỏ hộp khiến mật độ không khí bên trong vỏ hộp giảm, khiến áp suất không khí bên trong vỏ hộp giảm đi. Khi đó áp suất khí quyển bên ngoài lớn hơn sẽ ép vỏ hộp theo mọi phía, làm vỏ hộp bẹp lại.
  4. Năm học 2017 - 2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS THANH AM KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 Năm học 2017 - 2018 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày thi: ./ ./2017 I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn chữ cái trước những phương án đúng và ghi lại vào bài làm: Câu 1: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động. Câu 2: Lực đẩy Ácsimet phụ thuộc vào: A.Trạng lưạng riêng chạt lạng B. Thạ tích cạa vạt C. Thể tích phần vật bị chìm D. Trọng lượng riêng của vật Câu 3: Đơn vị của áp suất là: A. N B. N/m2 C. N/m. D. N/m3 Câu 4: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ: A. bằng trọng lượng của vật. B. lớn hơn trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 5: Áp lực có phương: A. Vuông góc với mặt bị ép B. Song song với mặt bị ép C. Luôn có phương thẳng đứng D. Luôn có phương ngang Câu 6: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra ? A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ . B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa thấy vỏ hộp bẹp lại. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Giải thích các đại lượng và đơn vị? Câu 2: ( 1.5 điểm) Bình cao 80cm chứa đầy nước có trọng lượng riêng d = 10000N/m3 a. Tính áp suất của nước lên một điểm A ở đáy cốc và điểm B cách đáy cốc 5cm. b. Muốn áp suất tác dụng lên điểm A ở đáy cốc giảm đi 1600 Pa thì cần thay nước bằng chất lỏng có trong lượng riêng là bao nhiêu? Câu 3: (1.5 điểm) Một vật có thể tích V= 450cm3 được nhúng vào nước có trọng lượng riêng d = 10 000 N/m3. a. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật trong các trường hợp: + Vật chìm hoàn toàn. + Vật chìm 1/5 thể tích vật. b. Mắc vật vào lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vât trong nước thì thấy lực kế chỉ 4,5N. Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của vật. Câu 4: (2 điểm) Thổi hơi vào quả bóng sẽ xảy ra hiện tượng gì? Giải thích?
  5. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học 2017 - 2018 KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ 8 ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (3điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ, trả lời thiếu hay thừa đáp án không được điểm 1.C 2.A,C 3. B 4. B 5.A 6. D II. Tự luận (7điểm). Câu 1: (2điểm) - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h trong đó: p là áp suất chất lỏng (Pa) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2) 2đ h là chiều cao của cột chất lỏng (m) Câu 2: (1,5 điểm) HS đổi đơn vị: 80cm = 0,8m ; 5cm = 0,05m a, Viết công thức p=d.h 0,5đ Thay số : p1 = 8000 (Pa) p2 = 7500( Pa) 0,5đ b, Áp suất chất lỏng mới gây ra tại đáy: p1’ = 6400 Pa 0,25đ Viết công thức: p ’=d’.h 1 0,25đ  d’= p1’/h Thay số d’ = 8000N/m3 Câu 3: (1,5điểm) HS đổi đơn vị: V= 450cm3 = 450.10-6m3 a, Viết công thức F = d.V A 0,5đ Thay số : TH1: FA = 4,5N TH2: FA = 0,9N 0,5đ b, Vật bị nhúng chìm hoàn toàn nên: số chỉ lưc kế = P-FA (FA trong TH1) => P = số chỉ lực kế + F = 4,5 + 4,5 = 9 N 0,25đ - Viết biểu thức P = d.V => 9 = d . 450.10-6 => d = 20000 N/m3 0,25đ Câu 3: (2điểm) - Thổi hơi vào quả bóng sẽ làm quả bóng bay căng phồng lên. 0,5đ - Giải thích: + Ban đầu áp suất khí quyển cân bằng với áp suất không khí bên trong quả bóng. 0,75đ + Thổi hơi vào quả bóng bay khiến mật độ không khí bên trong quả bóng bay 0,75đ tăng, khiến áp suất không khí bên trong quả bóng bay tăng lên. Khi đó áp suất khí quyển bên trong lớn hơn sẽ đẩy quả bóng bay căng lên.
  6. Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thế Mạnh Nguyễn Thị Lương