Đề thi môn Khoa học tự nhiên - Kỳ thi học sinh giỏi KHTN-KHXH dành cho học sinh giỏi Lớp 8 THCS - Mã đề 357 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang thungat 65173
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Khoa học tự nhiên - Kỳ thi học sinh giỏi KHTN-KHXH dành cho học sinh giỏi Lớp 8 THCS - Mã đề 357 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_khoa_hoc_tu_nhien_ky_thi_hoc_sinh_gioi_khtn_khxh.doc

Nội dung text: Đề thi môn Khoa học tự nhiên - Kỳ thi học sinh giỏi KHTN-KHXH dành cho học sinh giỏi Lớp 8 THCS - Mã đề 357 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đề thi có 4 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Giản đồ sau đây biểu diễn đường cong tính tan trong nước của bốn chất X, Y, Z và T. Chất nào kết tinh được 7,6g tinh thể khi làm lạnh 25,0g dung dịch bão hòa chất đó từ 1000C xuống 600C? A. Y. B. X. C. T. D. Z. Câu 2: Tại sao người bị xơ vữa thành mạch thường bị bệnh cao huyết áp? A. Vì nhịp tim và nhịp thở tăng làm tăng huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non kém dễ gây thiếu máu làm tăng huyết áp. C. Vì sức cản thành mạch lớn làm tăng huyết áp. D. Vì lực co bóp của tim mạnh làm tăng huyết áp. Câu 3: Định luật truyền thẳng ánh sáng không dùng để giải thích hiện tượng hoặc ứng dụng nào sau đây? A. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. B. Người thợ xây dùng dây rọi xác định phương thẳng đứng. C. Vận động viên bắn súng ngắm bắn mục tiêu. D. Người thợ mộc kiểm tra phiến gỗ có phẳng không. Câu 4: Cho các mệnh đề sau: (1) Lúc đói, dạ dày co bóp mạnh và nhanh. (2) Enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ. (3) Đưa thức ăn vào dạ dày qua đường xông cũng thỏa mãn cơn đói. (4) Lipit dưới tác dụng của emzim lipaza đã bị chia thành các giọt lipit nhỏ. Số mệnh đề đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 5: Ở khớp động, khoảng không gian tiếp giáp giữa các sụn khớp có dịch khớp. Dịch khớp có vai trò A. tăng khả năng co giãn của các sụn khớp. B. làm mềm sụn khớp. C. tạo khoảng không gian giãn nở của khớp. D. giảm lực ma sát giữa các sụn khớp. Trang 1/4 - Mã đề thi 357
  2. Câu 6: Cho bột KMnO 4 và dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ. Thí nghiệm này A. có thể dùng để điều chế khí oxi nhưng không thu được khí oxi. B. có thể dùng để điều chế khí hiđro nhưng không thu được khí hiđro. C. có thể dùng để điều chế và thu khí hiđro. D. có thể dùng để điều chế và thu khí oxi. Câu 7: Phương pháp điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm là A. cho axit tác dụng với kim loại. B. hóa lỏng và chưng cất phân đoạn không khí. C. đốt cháy khí thiên nhiên. D. điện phân nước. Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Ếch hô hấp bằng phổi và da. B. Lớp chất nhầy trên da ếch giúp giảm ma sát với nước khi ếch bơi. C. Ếch là loài động vật thuộc ngành động vật có xương sống. D. Khi một con ếch đang lơ lửng và nổi đầu lên trên mặt nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên ếch lớn hơn trọng lượng của ếch. Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lốp của chiếc xe đạp được khía các rãnh nhỏ để giảm bớt diện tích tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường. B. Khi chiếc xe đạp đang đi, một người đứng trên đường sẽ thấy chiếc van xe đạp chuyển động theo một quỹ đạo tròn. C. Sau khi nhả tay bóp phanh thì tay phanh của xe đạp lại trở về trạng thái ban đầu nhờ tác dụng của lực đàn hồi. D. Khi chiếc xe đạp đang hãm phanh để giảm vận tốc, lực ma sát giữa các má phanh và vành bánh xe là lực ma sát nghỉ. Câu 10: Một người bình thường có trung bình 4,5 lít máu; chu kì co bóp của tim là 0,8 giây; mỗi lần co bóp tâm thất trái đẩy được 60ml máu vào động mạch chủ. Giả sử toàn bộ lượng máu của cơ thể đều tuần hoàn qua tim. Thời gian trung bình để toàn bộ lượng máu của cơ thể được tim đẩy vào động mạch là A. 75 phút. B. 60 phút. C. 75 giây. D. 60 giây. Câu 11: Một nhóm học sinh lớp 8 thảo luận về nước. Mỗi bạn đưa ra một ý kiến như sau: Bạn Ánh: “Nước trên Trái Đất chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn và lỏng”. Bạn Bắc: “Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người và sinh vật”. Bạn Chung: “Nước là hợp chất của ôxi và hiđrô hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là hai phần ôxi và một phần hiđrô”. Bạn Dũng: “Quá trình nước lỏng chuyển thành nước đá khi để một ca nước trong tủ lạnh gọi là quá trình ngưng tụ”. Bạn Hiền: “Thực vật trên cạn hút nước vào cơ thể qua rễ và thoát hơi nước ra môi trường qua lá”. Những bạn có ý kiến đúng là A. Ánh, Bắc và Chung. B. Bắc và Hiền. C. Bắc, Chung và Hiền. D. Ánh và Hiền. Câu 12: Một người đứng trước một bức tường và hét to một tiếng. Người đó phải đứng cách bức tường một khoảng tối thiểu là bao nhiêu để nghe thấy tiếng vang? Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s và tiếng vang nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15s. A. 11,3m. B. 15,0m. C. 22,7m. D. 50,0m. Trang 2/4 - Mã đề thi 357
  3. Câu 13: Fructozơ là một loại đường đơn có nhiều trong mật ong. Phân tử fructozơ chứa 40%C; 6,67%H về khối lượng; còn lại là O. Biết fructozơ có khối lượng phân tử là 180. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. C7H6O5. C. C3H6O3. D. C12H22O11. Câu 14: Khi từ độ sâu lớn ngoi lên mặt nước, người thợ lặn có thể bị hiện tượng tắc mạch máu do bong bóng khí được tạo ra trong mạch. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Ở độ sâu lớn, áp suất cao làm cho chất khí trong máu bị bốc hơi tạo thành các bọt khí. B. Ở độ sâu lớn, áp suất cao, khí từ bình dưỡng khí sẽ tạo ra các bọt khí ở trong nước và trong máu. C. Khi lên phía trên mặt nước, người thợ lặn thay đổi đột ngột từ thở khí của bình dưỡng khí sang thở khí trời. D. Ở độ sâu lớn, áp suất cao làm cho chất khí hòa tan trong máu nhiều hơn. Khi lên mặt nước, áp suất giảm, khí hòa tan trong máu ít hơn bay hơi thành bọt khí. Câu 15: Khí hiđrô là chất khí nhẹ nhất, nhẹ hơn khí heli. Tuy nhiên, heli an toàn hơn và thường được sử dụng trong khinh khí cầu. Tại sao? A. Heli có rất nhiều. B. Heli không cháy. C. Heli nâng khinh khí cầu lên dễ hơn hiđrô. D. Heli rẻ tiền hơn hiđrô. Câu 16: Có thể điều chế khí CO2 từ phản ứng của đá vôi (CaCO3) với dung dịch HCl trong bình Kíp (như hình vẽ). Có các kết luận về thí nghiệm như sau: (1) Khi mở khóa K dung dịch axit sẽ dâng lên ngập các viên đá vôi. (2) Khi đóng khóa K dung dịch axit lại rút xuống dưới các viên đá vôi. (3) Có thể thu khí CO2 bằng phương pháp dời không khí, ngửa bình. (4) Phương pháp điều chế này được dùng trong công nghiệp. Số kết luận đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 17: Cát biển là thạch anh (SiO 2) lẫn với các mảnh vỡ của vỏ sò biển. Vỏ sò được tạo bởi canxi cacbonat. Canxi cacbonat phản ứng với dung dịch axit clohiđric loãng tạo ra khí cacbon đioxit và canxi clorua. Thạch anh và HCl không phản ứng với nhau. Để tách vỏ sò ra khỏi thạch anh trong một mẫu cát, bạn Hà đã ngâm cát trong dung dịch HCl loãng, ấm. Hà phải làm gì để biết canxi cacbonat đã phản ứng hết chưa? A. Dẫn khí qua nước vôi trong và thấy nước vôi trong bị đục. B. Dùng dư dung dịch HCl đến khi không còn bọt khí xuất hiện. C. Cho bay hơi một ít dung dịch để kiểm tra canxi clorua có sinh ra hay không. D. Quan sát các mảnh vỡ của vỏ sò còn hay không. Câu 18: Trên nắp ấm pha trà có một lỗ thủng nhỏ. Tác dụng của lỗ thủng là A. để giữ nhiệt cho ấm. B. để trang trí cho đẹp. C. để dễ rót nước ra chén. D. để giảm nhiệt độ cho vỏ ấm. Câu 19: Hiện nay rất nhiều người đến Hồ Tây ở Hà Nội để tập luyện môn ca-nô kay-ắc (canoe kayak). Một vận động viên nghiệp dư cho ca-nô xuất phát từ một vị trí A và chèo cho ca-nô đi thẳng theo hướng Bắc trong 3 phút 12 giây rồi rẽ vuông góc sang hướng Đông và đi thêm 2 phút 24 giây nữa thì dừng lại tại vị trí B. Biết khoảng cách giữa A và B là 600m. Tốc độ trung bình của ca-nô là A. 6,4km/h. B. 2,5km/h. C. 9,0km/h. D. 1,8km/h. Câu 20: Chúng ta thường nói rằng: “Mặt Trời mọc ở phương Đông, lặn về phương Tây”. Chúng ta đã chọn vật mốc là A. các đám mây. B. Trái Đất. C. Mặt Trăng. D. Mặt Trời. Trang 3/4 - Mã đề thi 357
  4. Câu 21: Vận tốc truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin ở người là 100m/giây. Một phản xạ có trung tâm điều khiển ở não, bàn chân là bộ phận tiếp nhận và trả lời kích thích. Tính thời gian từ khi bàn chân tiếp nhận kích thích đến khi trả lời kích thích đó. Biết rằng người này cao 1,6m. A. 0,32 giây. B. 0,16 giây. C. 0,032 giây. D. 0,016 giây. Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hoạt động của hệ tiêu hóa? A. Enzim pepsin hoạt động tốt nhất ở pH=2-3. B. Ruột non là đoạn dài nhất nên cắt bỏ 1/4 đoạn ruột non vẫn không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. C. Ở dạ dày enzim pepsin tiêu hóa các prôtêin thành các axit amin tự do và tiếp tục được vận chuyển xuống ruột non. D. Ở ruột non chỉ xảy ra quá trình biến đổi cơ học thức ăn mà không xảy ra quá trình biến đổi hóa học. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Huyết áp tối đa đo được khi tim co bóp. B. Huyết áp tối thiểu đo được khi tim dãn. C. Vận tốc máu giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. D. Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch. Câu 24: Ngăn nào của tim có lực đẩy mạnh nhất? A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái. C. Tâm thất trái. D. Tâm nhĩ phải. Câu 25: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế Đ1 ở hai đầu các bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3, Đ4 tương ứng là U1 2 V, U2 4V, U3 6V, U4 4V . Kết luận nào sau đây đúng? Đ4 Đ2 Đ3 A. Đèn Đ2 sáng hơn đèn Đ4. B. Hiệu điện thế của nguồn là 16V. C. Đèn Đ1 sáng hơn đèn Đ3. D. Các đèn sáng như nhau. Câu 26: Nước vôi ở hố tôi vôi có một lớp màng trắng mỏng ở trên bề mặt là do vôi đã tác dụng với chất nào trong không khí? A. CO2. B. Hơi nước. C. O2. D. N2. Câu 27: Cá ngừ đại dương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cách đánh bắt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thịt cá và giá thành của sản phẩm. Nếu khi bắt cá làm cá giằng co và quẫy quá lâu thì chất lượng thịt cá sẽ giảm. Yếu tố nào sau đây làm suy giảm chất lượng thịt cá ngừ trong trường hợp trên? A. Lượng axit lactic trong thịt cá tăng. B. Lượng canxi trong thịt cá giảm. C. Lượng đường trong thịt cá tăng. D. Lượng NaCl trong thịt cá giảm. Câu 28: Ở người, quá trình tiêu hóa trong ruột non đã biến đổi prôtêin thức ăn thành A. axit amin. B. đường đơn. C. axit béo và glixerin. D. vitamin. Câu 29: Ở người, yếu tố nào sau đây cản trở quá trình chuyển máu về tĩnh mạch chủ dưới? A. Các van tĩnh mạch. B. Lực hút của tim. C. Hoạt động của hệ cơ. D. Trọng lượng máu. Câu 30: Một vật móc vào một lực kế, ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 2,13N còn khi nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí lên vật. Thể tích của vật là A. 30cm3. B. 396cm3. C. 213cm3. D. 183cm3. Giám thị không giải thích gì thêm. Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 357