Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: LỊCH SỬ 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là ai? A. Trưng Nhị. B. Triệu Thị Trinh C. Trưng Trắc D. Bùi Thị Xuân Câu 2. Dạ Trạch Vương là ai? A. Lý Phật Tử B. Lý Nam Đế C. Triệu Quang Phục D. Lý Thiên Bảo Câu 3. Lí Bí lên ngôi hoàng đế vào năm: A. 545. B. 544. C. 543. D. 542. Câu 4. Kinh đô nước ta thời Trưng Vương là: A. Cổ Loa B. Thăng Long C. Mê Linh D. Phong Khê Câu 5. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là: A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta. B. Thuế khoá nặng nề. C. Cống nạp sản vật quý D. Đồng hoá nhân dân ta. Câu 6. Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là: A. Kiến trúc đền tháp. B. Kiến trúc nhà ở C. Kiến trúc chùa chiền D.Kiến trúc đền làng Câu 7. Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt: A. Mang sắt về Trung Quốc B. Sắt là nguyên liệu sắc bén C. Sắt là nguyên liệu quý hiếm D. Hạn chế phát triển sản xuất và làm vũ khí của ta Câu 8. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói riêng của mình: A. Những cái đó có từ lâu đời, ăn sâu vào nếp sống của nhân dân ta. B. Dân ta không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ. C. Phong tục, tập quán của người hán quá xa lạ, mới mẻ. D. Những cái đưa vào nước ta không phù hợp. Câu 9. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị nhân dân ta của nhà Đường: A. Chính sách tàn bạo, mất lòng dân. B. Tạo điều kiện cho ta phát triển kinh tế C. Phân biệt đối xử D. Cho xây dựng các công trình giao thông Câu 10. Em có nhận xét gì về hành động cầu cứu quân Nam hán của Kiều Công Tiễn: A. Muốn gây rối loạn triều chính B. Mở ra con đường phát triển đất nước. C. Hành động phản bội Tổ quốc. D. Tìm cách giải phóng đất nước. Câu 11. Bài học rút ra từ chiến thắng của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng năm 938: A. Biết mai phục để đánh địch. B. Biết huy động sức mạnh toàn dân. C. Khi giặc mạnh thì rút lui. C. Biết trang bị vũ khí hiện đại. Câu 12. Đánh giá vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng: A. Ngô Quyền anh dũng xong pha trận mạc B. Ngô Quyền giúp dân ta làm vũ khí đánh giặc C. Ngô Quyền là người chỉ huy trận đấu D. Ngô quyền đã đánh tan quan Nam Hán. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm). Nêu các chính sách cai trị của nhà Lương? Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị đó? Câu 14 (3,0 điểm). Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc? Câu 15 (2,0 điểm). Lí Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi? Những việc làm đó có ý nghĩa gì? Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: LỊCH SỬ 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Lí Bí lên ngôi hoàng đế vào năm: A. 542. B. 543. C. 544. D. 545. Câu 2. Kinh đô nước ta thời Trưng Vương là: A. Cổ Loa B. Thăng Long C. Phong Khê D. Mê Linh Câu 3. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là ai? A. Trưng Trắc. B. Triệu Thị Trinh C. Trưng Nhị D. Bùi Thị Xuân Câu 4. Dạ Trạch Vương là ai? A. Lý Nam Đế B. Lý Phật Tử C. Triệu Quang Phục D. Lý Thiên Bảo Câu 5. Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà Hán đối với nhân dân ta là: A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta B. Thuế khoá nặng nề C. Đồng hoá nhân dân ta D. Cống nạp sản vật quý Câu 6. Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt: A. Sắt là nguyên liệu quý hiếm B. Sắt là nguyên liệu sắc bén C. Mang sắt về Trung Quốc D. Hạn chế phát triển sản xuất và làm vũ khí của ta Câu 7. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói riêng của mình: A. Những cái đó có từ lâu đời, ăn sâu vào nếp sống của nhân dân ta. B. Dân ta không theo tập quán, phong tục của kẻ đô hộ. C. Những cái đưa vào nước ta không phù hợp. D. Phong tục, tập quán của người hán quá xa lạ, mới mẻ. Câu 8. Nghệ thuật đặc sắc nhất của người Chăm là: A. Kiến trúc đền tháp B. Kiến trúc chùa chiền C. Kiến trúc nhà ở D. Kiến trúc đền làng Câu 9. Em có nhận xét gì về hành động cầu cứu quân Nam hán của Kiều Công Tiễn: A. Tìm cách giải phóng đất nước B. Mở ra con đường phát triển đât nước. C. Hành động phản bội Tổ quốc. D. Muốn gây rối loạn triều chính Câu 10. Em có nhận xét gì về chính sách cai trị nhân dân ta của nhà Đường: A. Tạo điều kiện cho ta phát triển kinh tế B. Chính sách tàn bạo, mất lòng dân. C. Phân biệt đối xử D. Cho xây dựng các công trình giao thông Câu 11. Đánh giá vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng: A. Ngô Quyền là người chỉ huy trận đấu B. Ngô Quyền giúp dân ta làm vũ khí đánh giặc. C. Ngô Quyền anh dũng xong pha trận mạc D. Ngô quyền đã đánh tan quan Nam Hán Câu 12. Bài học rút ra từ chiến thắng của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng năm 938: A. Biết mai phục để đánh địch. B. Biết huy động sức mạnh toàn dân. C. Khi giặc mạnh thì rút lui. C. Biết trang bị vũ khí hiện đại. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? Ý nghĩa của việc làm đó? Câu 14 (3,0 điểm). Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lí Bí? Vì sao hào kiệt và nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này? Câu 15 (2,0 điểm). Nêu các chính sách cai trị của nhà Lương? Em có nhận xét gì về các chính sách cai trị đó? Hết