Đề kiểm tra học thêm lần 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT KonTum

doc 4 trang thungat 2930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học thêm lần 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT KonTum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_them_lan_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học thêm lần 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 176 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT KonTum

  1. TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC THÊM LẦN 2; NH 2018 - 2019 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN; Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể phát đề) Mã đề 176 C©u 1: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội A. kỷ cương và trách nhiệm nhất. B. dân chủ và hiệu quả nhất. C. tự do và phát triển nhất. D. ổn định và giàu mạnh nhất. C©u 2: Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật A. cấm. B. chỉ định. C. cho phép. D. yêu cầu. C©u 3: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh thì được gọi là A. thực hiện pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. C©u 4: Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền, bổn phận của công dân. B. trách nhiệm của công dân. C. nghĩa vụ của công dân. D. quyền, nghĩa vụ của công dân. C©u 5: Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm pháp luật A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật. C©u 6: Nội dung nào dưới đây thể hiện tính tất yếu khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? A. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao. B. Tạo tiền đề phát triển văn hóa. C. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. D. Tăng cường quốc phòng và an ninh. C©u 7: Sự phân phối các yếu tố sản xuất và sức lao động giữa các ngành được gọi là A. lưu thông hàng hóa. B. lưu thông tiền tệ. C. điều tiết tiêu dùng. D. điều tiết sản xuất. C©u 8: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ A. cung - cầu tác động lẫn nhau. B. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu. C. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu. C©u 9: Vi phạm pháp luật là A. hành vi trái luật, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. hành vi trái luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. hành vi có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. D. làm vào những điều mà pháp luật cấm. C©u 10: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm A. giám sát. B. cải chính. C. pháp lí. D. bồi thường. C©u 11: Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật nhằm A. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. B. thể hiện quyền lực của Nhà nước. C. hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước. D. bảo vệ Nhà nước và công dân. C©u 12: Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là một nội dung thuộc A. biểu hiện của chủ nghĩa xã hội. B. đặc điểm của chủ nghĩa xã hội. C. đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. D. hình thức của chủ nghĩa xã hội. Quý cô thầy có nhu cầu đầy đủ các chủ đề và 15 đề thi vui lòng liên hệ 0979444450 chỉ với 200k Trang 1/4
  2. C©u 13: Bà T chỉ muốn để tài sản cho con riêng của mình và chồng trước. Bởi vậy, bà T ép buộc và không đồng ý sinh con cùng với chồng sau của mình là ông S, nhưng ông S không đồng ý. Hành vi của bà T đối với ông S đã vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng? A. Phụ thuộc. B. Nhân thân. C. Một chiều. D. Tài sản. C©u 14: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm kinh tế. C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị. C©u 15: Bạn T viết bài đăng báo Hoa học trò nói về giải pháp để học sinh không vi phạm trật tự an toàn giao thông. Việc làm của T là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. C©u 16: Anh K không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính với anh K. Việc làm của cơ quan chức năng là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuyên truyền pháp luật. D. Thực hiện quy chế. C©u 17: Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. C©u 18: Việc làm nào sau đây là tuân thủ pháp luật? A. Học đại học đúng độ tuổi quy định. B. Nộp thuế đầy đủ đúng thời hạn. C. Không tàng trữ và sử dụng ma tuý. D. Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. C©u 19: Thấy ông K đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, việc làm nào sau đây là đúng? A. Bắt ông K giam giữ tại nhà riêng. B. Bắt giao ông K cho hàng xóm hành hạ. C. Bắt ông K giao cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất. D. Bắt, đánh ông K trọng thương rồi tha tội. C©u 20: Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. C©u 21: Người đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia giao dịch dân sự phải A. chịu trách nhiệm về hình sự. B. có người đại diện theo quy định của pháp luật. C. chịu trách nhiệm về các công việc giao dịch dân sự. D. không có trách nhiệm dân sự. C©u 22: Công ty Z quyết định sa thải và yêu cầu anh K phải nộp bồi thường vì anh K tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty Z không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động. D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. C©u 23: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? A. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. B. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. C. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp. D. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân. Quý cô thầy có nhu cầu đầy đủ các chủ đề và 15 đề thi vui lòng liên hệ 0979444450 chỉ với 200k Trang 2/4
  3. C©u 24: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào A. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. C©u 25: Bạn H không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy. Bạn H đã vi phạm pháp luật gì? A. Dân sự B. Hình sự. C. Hành chính. D. Lao động. C©u 26: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? A. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng Luật Đất đai. B. Hỗ trợ nước sinh hoạt đến đồng bào dân tộc thiểu số. C. Giảm thuế, cấp miễn phí sách giáo khoa. D. Đầu tư tài chính xây dựng trường học ở vùng xa. C©u 27: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp luật. C©u 28: Mới ra tù một tháng Q giật túi xách của bà cụ đi đường khiến bà ngã dẫn đến tử vong. Thấy vậy, mọi người tri hô đuổi bắt được Q. Chứng kiến sự việc, bà H bảo rằng lần này không ra nổi tù đâu "ngựa quen đường cũ", anh P nói thằng này phải tử hình thôi "quá tam ba bận" rồi. Đúng lúc ấy ông cảnh sát trưởng đi qua ông nói đây là tội phạm nguy hiểm để tôi đưa về đồn giải quyết, ông Y tổ trưởng dân phố thì bảo rằng thằng này không tôn trọng pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng thôi. Trong trường hợp này, ý kiến của ai là đúng nhất? A. Bà H. B. Ông Y. C. Cảnh sát trưởng. D. Anh P. C©u 29: Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã A. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. B. giúp chị M bảo vệ được việc làm của mình. C. gây ra rắc rối cho công ty N. D. bảo vệ hoạt động cho công ty N. C©u 30: N rủ M (đều 18 tuổi) chạy xe máy hàng hai, vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Điều nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? A. Chỉ phạt M, còn N thì không do bị rủ rê. B. Mức phạt của M cao hơn N vì N chỉ bị lôi kéo. C. M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau. D. M và N đều không phải chịu trách nhiệm pháp lý. C©u 31: Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho K khi biết rõ K chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật. C. tính chính xác của pháp luật. D. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. C©u 32: Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi đã bị công an xã bắt vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và Lâm. Riêng Huy là cháu của ông chủ tịch xã nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã nhắc nhở rồi cho về. Trường hợp trên A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. không bình đẳng nhưng hợp tình, hợp lý. D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý. C©u 33: Vụ án Phạm Công Danh và đồng bọn tham nhũng 9.000 tỉ của Nhà nước đã bị xét xử và có hình phạt tùy theo mức độ. Điều này thể hiện mọi công dân đều A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. bình đằng về quyền và nghĩa vụ. Quý cô thầy có nhu cầu đầy đủ các chủ đề và 15 đề thi vui lòng liên hệ 0979444450 chỉ với 200k Trang 3/4
  4. C. có nghĩa vụ như nhau. D. có thể bị xử lí như nhau. C©u 35: Do ghen ghét với L nên H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật C©u 35: Trường hợp nào sau đây thuộc vi phạm hành chính? A. Công ty A nộp thuế muộn so với thời gian quy định. B. Bà C không thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà. C. Ông H tuyên truyền chống phá Nhà nước. D. Anh K không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong cơ quan. C©u 36: T 17 tuổi rủ H 16 tuổi đua xe, trên đường đi gặp Q và M xin đua cùng. V nhìn thấy bắt độ ngay lập tức, ai thắng sẽ được mời nhậu. Trong trường hợp này những ai vi phạm pháp luật? A. T, H, Q, M. B. Q, M Và T. C. T, Q, H, M và V. D. T và H. C©u 37: Sau khi nhận 1 tỷ đồng tiền đặt hàng của chị X và chị Y, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chị V nói với chồng đó là tiền trúng xổ số. Quá hạn giao hàng, tìm gặp chị V nhiều lần không được, chị X và chị Y đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị V. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị X và chị Y lấy xe ôtô hiệu mazda3 của vợ, chồng chị V để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật? A. Chị X và chị Y. B. Vợ chồng chị V, chị X và chị Y. C. Chị X, chị Y và chị V. D. Chị X, chị Y và chồng chị V. C©u 38: Ông M rủ ông N cùng đột nhập vào ngân hàng để trộm tiền, phát hiện bảo vệ đang ngủ, ông N hoảng sợ bỏ chạy. Sau khi lấy được hơn 5 tỷ đồng, ông M kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất hộ một ít số tiền đó nhưng đã bị ông T từ chối. Sáu tháng sau, khi sửa nhà, con gái ông M phát hiện có khá nhiều tiền được cất phòng ngủ của ba nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông M và ông T. B. Ông M và ông N. C. Ông N và bố, con ông M. D. Ông N, ông M và ông T. C©u 39: Chị N và anh Q yêu nhau, đến khi bàn tính chuyện kết hôn thì mẹ chị N nhất định không đồng ý vì cho rằng nhà anh Q nghèo không môn đăng hộ đối và bắt chị N lấy anh T là chủ một doanh nghiệp. Anh T đã nhiều lần đến nhà quà cáp lấy lòng mẹ chị N và xúi giục mẹ chị N ngăn cản hôn nhân của chị N và anh Q, đồng thời nói xấu nhằm xúc phạm đến danh dự anh Q. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật? A. Anh Q và chị N. B. Chị N và mẹ chị N. C. Anh T và mẹ chị N D. Mẹ chị N. C©u 40: Đầu giờ làm việc, biết ông K trưởng phòng không đi làm do còn say rượu từ chiều hôm trước nên anh M nhân viên công ty đã thay ông K sang phòng ông N tổng giám đốc họp. Thấy ông N cũng chưa đến công ty, anh M ra quán cà phê gặp khách hàng riêng của mình để tư vấn bán bảo hiểm. Vì không đồng ý các điều khoản đưa ra nên giữa anh M và khách hàng đã xảy ra xô xát. Anh Y quản lí quán cà phê vào can ngăn, sơ ý đẩy làm anh M ngã gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật? A. Ông K, anh M và ông N. B. Ông N, anh Y và anh M. C. Anh M. D. Anh K và anh M. HÕt Quý cô thầy có nhu cầu đầy đủ các chủ đề và 15 đề thi vui lòng liên hệ 0979444450 chỉ với 200k Trang 4/4