Đề kiểm tra kiến thức năm 2020 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Long Châu Sa

doc 4 trang thungat 5830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức năm 2020 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Long Châu Sa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_kien_thuc_nam_2020_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_132.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kiến thức năm 2020 môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 132 - Trường THPT Long Châu Sa

  1. TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC NĂM 2020 Môn: HÓA HỌC -LỚP 11 Mã đề thi: 132 Thời gian làm bài: 50 phút; (Đề thi có 3 trang) (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C= 12; N =14; O=16; F =19; Na =23; Mg=24; Al =27; S =32;Cl=35,5; K =39; Ca =40; Fe =56; Cu =64; Zn=65; Ag=108. Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được a mol khí H2. Giá trị của a là A. 0,10. B. 0,15. C. 0,20. D. 0,225. Câu 2: Cho SO2 lần lượt tác dụng với các dung dịch: KMnO4, H2S, Br2, Ba(OH)2. Số phản ứng SO2 thể hiện tính oxi hóa là A. 4. B. 2 C. 3. D. 1. Câu 3: Cho 0,01 mol Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Số mol HCl đã phản ứng là a mol. Giá trị của a là A. 0,04. B. 0,02. C. 0,06. D. 0,08. 3 Câu 4: Để pha loãng 100 ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/cm , thành dung dịch H2SO4 20%, cần dùng V ml nước. Giá trị của V là A. 638. B. 390. C. 143,5. D. 717,6. Câu 5: Halogen nào sau đây chỉ thể hiện tính oxi hóa? A. I2. B. Cl2. C. Br2. D. F2. Câu 6: Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh tác dụng được với kim loại nào sau đây? A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Hg. Câu 7: Dung dịch H2SO4 đặc không dùng để làm khô khí nào sau đây sau đây? A. H2S. B. Cl2. C. CO2. D. HCl. Câu 8: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion? A. MgCl2. B. H2. C. Cl2. D. HCl.  Câu 9: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k) H < 0. Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi? A. Biến đổi về nhiệt độ. B. Biến đổi dung tích bình phản ứng. C. Biến đổi về áp suất. D. Sự có mặt chất xúc tác. Câu 10: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và clo cho cùng một muối clorua kim loại? A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 11: Cho phản ứng: 3C + CaO → CaC2 + CO. Trong phản ứng này, nguyên tố cacbon A. vừa bị khử, vừa bị oxi hoá. B. là chất oxi hoá. C. không bị khử, không bị oxi hoá. D. là chất khử. Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây sai? A. X có 4 electron ở lớp ngoài cùng. B. X là phi kim. C. X có 3 lớp electron. D. X có 32 hạt mang điện. Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây? A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. MnO2. Câu 14: Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion sunfat trong dung dịch là A. NaOH. B. AgNO3. C. BaCl2. D. CuCl2. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Một chất hoặc chỉ có tính oxi hoá hoặc chỉ có tính khử. B. Phản ứng có kim loại tham gia bao giờ cũng là phản ứng oxi hoá - khử. C. Phi kim luôn là chất oxi hoá trong phản ứng oxi hoá - khử. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. D. Một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử, luôn luôn xảy ra phản ứng oxi hoá - khử. Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 100. B. 50. C. 60. D. 40. Câu 17: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 75%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 4. Tỉ lệ a : b bằng A. 4 : 1. B. 3 : 2. C. 3 : 1. D. 2 : 1. Câu 18: Phân tử nào sau đây không bị phân cực? A. NH3. B. HCl. C. H2O. D. CO2. Câu 19: Cho phản ứng: S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là A. 2 : 3. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 1 : 2. Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai? A. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử. B. Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f. C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số electron bằng nhau. D. Nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm có cấu hình eletron tương tự nhau. Câu 21: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử nguyên tố X là 28. Ion tương ứng được hình thành từ nguyên tử X là A. X+. B. X2-. C. X-. D. X2+. Câu 22: Khi cho 3,6 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Be. Câu 23: Khi cơ thể người thiếu hụt nguyên tố nào sau đây sẽ gây bệnh biếu cổ? A. Flo. B. Photpho. C. Iot. D. Sắt. Câu 24: Số electron tối đa có trong lớp thứ ba (lớp M, n = 3) là A. 8. B. 18. C. 2. D. 32. Câu 25: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối. B. tính chất vật lí. C. tính chất hoá học. D. số nơtron. Câu 26: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số nơtron. B. điện tích hạt nhân. C. số khối. D. số lớp electron. Câu 27: Trong phòng thí nghiệm điều chế clo được mô tả như hình vẽ sau: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch NaCl dùng để hấp thụ khí HCl. (b) Dung dịch H2SO4 đặc dùng để hấp thụ nước. (c) Bông tẩm xút để hấp thụ Cl2 bị thoát ra ngoài. (d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa. (e) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng NaOH khan. (g) Có thể hoán đổi vị trí của bình H2SO4 và bình NaCl. Số phát biểu đúng là Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 28: Nguyên tử các nguyên tố chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 29: Hòa tan 12 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 5,6. B. 6,4. C. 3,2. D. 9,6. Câu 30: Cho các kim loại: Na, Ba, Mg, K, Al, Cu. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 31: Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p63s2. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 3, nhóm VIA. B. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. C. Chu kỳ 2, nhóm VIA. D. Chu kỳ 3, nhóm IIA. Câu 32: Một khoáng chất X có chứa 20,93% nhôm; 21,7% silic (theo khối lượng), còn lại là oxi và hiđro. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là A. 5,58%. B. 1,55%. C. 2,68%. D. 2,79%. Câu 33: Phản ứng hoá học nào sau đây không bao giờ có sự thay đổi số oxi hóa? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng phân huỷ. C. Phản ứng trao đổi. D. Phản ứng hoá hợp. Câu 34: Cho dãy các chất: Fe, Na2S, NaOH, Na2SO3, Cu. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 35: Các ion và nguyên tử Ne, Na+, F- có A. số notron bằng nhau. B. số electron bằng nhau. C. số khối bằng nhau. D. số proton bằng nhau. Câu 36: Trong bảng tuần hoàn đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? A. Cấu hình electron lớp ngoài cùng. B. Nguyên tử khối. C. Số lớp electron. D. Số electron trong nguyên tử. Câu 37: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit kim loại. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 32,65. B. 31,57. C. 32,11. D. 10,80. Câu 38: Trong một bình kín chứa 0,10 mol SO2; 0,06 mol O2 (xúc tác V2O5). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X (hiệu suất phản ứng bằng 80%). Cho toàn bộ X, vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,30. B. 22,98. C. 13,98. D. 18,64. Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (c) Đun nóng hỗn hợp NaBr rắn với H2SO4 đặc. (d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. (e) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. (g) Cho SiO2 vào dung dịch HF. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 40: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 (tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 1 : 2) phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch Y chứa hai muối và 2,128 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 20,6. B. 18,7. C. 20,2. D. 25,3. HẾT Mã đề: 132 Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Trang 4/4 - Mã đề thi 132