Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 11 - Học kỳ I
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 11 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_cong_nghe_lop_11_hoc_ky_i.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 11 - Học kỳ I
- Câu 1: Độ bền biểu thị khả năng A. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. C. Dãn dài tương đối của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. D. Chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Câu 2: Để cắt gọt kim loại, dao cắt phải đảm bảo yêu cầu. A. Độ cứng của bộ phận cắt phải lớn hơn độ cứng của phoi. B. Độ cứng của bộ phận cắt phải thấp hơn độ cứng của phôi. C. Độ cứng của bộ phận cắt phải bằng độ cứng của phôi. D. Độ cứng của bộ phận cắt phải cao hơn độ cứng của phôi. Câu 3. Góc sắc của dao tiện tạo bởi : A. Mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy. B. Mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy. C. Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. D. Mặt trước và mặt sau của dao. Câu 4. Mặt trước của dao tiện là mặt : A. Đối diện với bề mặt đã gia công của phôi B. Đối diện với bề mặt đang gia công của phoi C. Tiếp xúc với phoiD. Tiếp xúc với phôi Câu 5. Chọn câu đúng nhất: Hàn là: A. Làm biến dạng vật liệu B. Ghép kim loại với nhau C. Làm kim loại nóng chảy.D. Rót kim loại lỏng vào khuôn Câu 6. Quy trình đúc gồm có: A. 6 bướcB. 5 bước C. 3 bước D. 4 bước Câu 1: Độ dẻo biểu thị khả năng: A. Chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực B. Dãn dài tương đối của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực D. Biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực Câu 7: Lưỡi cắt chính của dao là A. Giao tuyến của mặt sau với mặt đáy của dao. B. Giao tuyến của mặt sau với mặt đã gia công của phôi. C. Giao tuyến của mặt sau với mặt đang gia công của phôi. D. Giao tuyến của mặt sau với mặt trước của dao. Câu 8. Chuyển động tịnh tiến của pittông được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu ở kỳ nào của chu trình? A. Cháy-dãn nở.B. Nạp.C. Nén. D. Thải. Câu 9. Chuyển động tiến dao phối hợp để gia công các bề mặt : A. Các mặt côn và mặt định hìnhB. Trụ C. Các bề mặt đầu D. Các loại ren Câu 10. Thể tích công tác là gì: A. Thể tích không gian giữa nắp xilanh và đỉnh pittông khi pittông ở điểm chết trên. B. Thể tích lớn nhất có thể có của xilanh. C. Thể tích không gian giữa nắp xilanh và đỉnh pittông ở điểm chết dưới D. Thể tích không gian trong xilanh được giới hạn giữa 2 điểm chết. Câu 11: Thứ tự làm việc của các kì trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì là: A. Nén, xả, nạp, nổ (cháy). B. Nén, nạp nổ (cháy), xả. C. Nạp, nổ (cháy), nén, xả. D. Nạp, nén, nổ (cháy), xả. Câu 12: Điểm chết dưới của (ĐCD) của pít-tông là gì? A. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi xuống.
- B. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của PT bằng 0. C. Là điểm chết mà PT ở xa tâm trục khuỷu nhất. D. Là điểm chết mà PT ở gần tâm trục khuỷu nhất. Câu 13: Động cơ nào không có xupap? A. 2 kỳ. B. 4 kỳ. C. Xăng 2 kỳ. D. Điêzen. Câu 14: Ở động cơ xăng, trong kỳ hút nhiên liệu nạp vào xilanh là gì? A. Không khí. B. Hổn hợp xăng. C. Hòa khí (không khí hòa với xăng). D. Xăng và dầu điêzen. Câu 15: Trong thực tế, để nạp được nhiều hơn và thải được sạch hơn, các xupap được bố trí mở sớm và đóng muộn hơn lúc này cả 2 xupap đều mở ở kỳ nào trong chu trình: A. Kỳ nén và kỳ cháy. B. Kỳ thải và kỳ nén. C. Kỳ cháy và kỳ hút. D. Kỳ nạp và kỳ thải. Câu 16: Đối trọng của trục khuỷu có tác dụng làm gì? A. Tạo sự cân bằng cho trục khuỷu. B. Tạo quán tính. C. Giảm ma sát. D. Tạo momen lớn. Câu 17: Pittong làm bằng hợp kim nhôm vì A. Nhẹ và bền. B. Tạo cho nhiên liệu hòa trộn đều với không khí. C. Giảm được lực quán tính. D. Dễ lắp ráp và kiểm tra. Câu 17: Hoà khí ở động cơ xăng không tự cháy được do: A. Tỉ số nén thấp. B. Tỉ số nén. C. Thể tích công tác lớn. D. Áp suất và nhiệt độ cao. Câu 19: Đưa nhớt đi tắt đến mạch dầu chính khi nhớt còn nguội là nhờ tác dụng của: A. Van khống chế. B. Van an toàn. C. Két làm mát. D. Bầu lọc nhớt. Câu 20: Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn: A. Van an toàn bơm dầu. B. Van trượt. C. Van hằng nhiệt. D. Van khống chế. Câu 21: Ở động cơ xăng 2 kỳ, khi cửa hút (van hút) mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nạp vào trong: A. Cacte. B. Nắp xilanh. C. Buồng đốt. D. Xilanh. Câu 22: Lượng nhiên liệu điêzen phun vào xilanh được điều chỉnh nhờ vào: A. Vòi phun. B. Bơm chuyển nhiên liệu. C. Bơm cao áp. D. Van hằng nhiệt. Câu 23: Nhiệm vụ của thân máy để làm gì? A. lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi, vòi phun. B. lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ. C. tạo thành buồng cháy của động cơ. D. để bố trí các đường ống nạp, thải, áo nước làm mát. Câu 24: Chi tiết nào tác động vào con đội làm xupap mở? A. Trục khuỷu. B. đũa đẩy. C. cò mổ. D. vấu cam. Câu 25: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc dầu bị tắc sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dễ bị hỏng. B. dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn. C. vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có hiện tượng gì xảy ra. D. hệ thống hoạt động không bình thường. Câu 26: Chi tiết nào KHÔNG có trong trục khuỷu ? A. Chốt khuỷu. B. Bạc lót. C. Cổ khuỷu. D. Má khuỷu.
- Câu 27: Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lý do gì? A. Dầu bôi trơn bị đông đặc. B. Dầu bôi trơn bị loãng. C. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm. D. Dầu bôi trơn bị cạn. Câu 28: Trong hệ thống truyền lực trên xe máy lực được truyền từ động cơ đến bánh xe theo trình tự nào? A. Động cơ Ly hợp Hộp số Xích (hoặc các đăng) Bánh xe. B. Động cơ Ly hợp Hộp số Xích (hoặc các đăng). C. Động cơ Hộp số Ly hợp Xích (hoặc các đăng) Bánh xe. D. Động cơ Hộp số Ly hợp Xích (hoặc các đăng). Câu 29 : Có bao nhiêu cách bố trí ĐCĐT trên ôtô: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 30. Ở động cơ xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào? A. Làm mát bằng nước phương pháp đối lưu.C. Làm mát bằng dầu. B. Làm mát bằng nước phương pháp bốc hơi. D. Làm mát bằng không khí.