Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 7 Lớp: 7 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng ? A. Từ chối sự giúp đỡ của tất cả mọi người B. Giấu những điều mình yếu C. Đề cao cá nhân mình trước mọi người D. Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình Câu 2. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: A. Mặc cảm vì bố mẹ là người lao động chân tay B. Nghe ông bà kể về truyền thống gia đình mình B. Buồn vì dòng họ không ai đỗ đạt cao C. Cả a và b đúng. Câu 3. Đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ người với người là biểu hiện của: A. Lòng yêu thương B. Lễ độ C. Lòng thủy chung D. Lễ phép. Câu 4. Coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách, biết xấu hổ trước việc làm sai trái là biểu hiện của: A. Tôn trọng B. Tự chủ C. Kính trọng D. Tự trọng. Câu 5. Biểu hiện về sự tiến bộ, văn minh của một gia đình là: A. Gia đình có nhiều con là hạnh phúc B. Trong gia đình phải có con trai C. Việc nhà là của mẹ và em gái D. Biết yêu thương nhau. Câu 6. Biểu hiện của thiếu tự tin: A. Mạnh dạn phát biểu ý kiến B. Tin tưởng vào khả năng của bản thân C. Không dựa dẫm hay lệ thuộc người khác D. Không dám lên tiếng trước đám đông. Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị: A. Ăn mặc cẩu thả B. Làm việc qua loa C. Nói năng chân thành D. Thích soi xét người khác. Câu 8. Hành vi thiếu trung thực: A. Bảo vệ lẽ phải B. Dũng cảm nhận lỗi C. Bảo vệ bạn đến cùng dù đúng hay sai D. Phê bình bạn quay cóp trong giờ kiểm tra. Câu 9. Hành vi thể hiện lòng yêu thương con người: A. Chỉ quan tâm người đã giúp đỡ mình B. Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn C. Giúp bạn làm việc sai vì lúc trước bạn giúp mình D. Làm bài tập giúp bạn thân. Câu 10. Theo em, thái độ, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo: A. Thường xuyên viết thư thăm hỏi thầy cô giáo đã giúp đỡ mình B. Học yếu môn nào không thích giáo viên đó C. Chỉ thích giáo viên môn mình học giỏi D. Quan niệm “Một chữ là thầy” đã không còn giá trị. Câu 11. Ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung: A. Có cứng mới đứng đầu gió B. Anh em như thể tay chân C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Câu 12. Ca dao tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ là: A. Ăn xem nồi ngồi trông hướng B. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ D. Ân trả nghĩa đền. II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống cần có lòng khoan dung? Câu 14 (2,0 điểm). Hãy kể 3 hành vi thể hiện tình yêu thương , 3 hành vi thiếu tình yêu thương giữa con người với con người. Câu 15 (3,0 điểm). Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau . Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình. Hỏi: a) Theo em, việc làm của Hồng đúng hay sai? Vì sao? b) Nếu em là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình.
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 7 Lớp: 7 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách, biết xấu hổ trước việc làm sai trái là biểu hiện của: A. Tự chủ B. Tự trọng C. Tôn trọng. D. Kính trọng. Câu 2. Đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ người với người là biểu hiện của: A. Tính kỉ luật B. Lễ độ C. Lòng yêu thương D. Lễ phép. Câu 3. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là: A. Buồn vì dòng họ không ai đỗ đạt cao. B. Mặc cảm vì bố mẹ là người lao động chân tay C. Cả a và b đúng D. Nghe ông bà kể về truyền thống gia đình mình. Câu 4. Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng ? A. Giấu những điều mình yếu B. Đề cao cá nhân mình trước mọi người C. Từ chối sự giúp đỡ của tất cả mọi người D. Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình. Câu 5. Hành vi thiếu trung thực: A. Nhận lỗi thay bạn B. Dũng cảm nhận lỗi C. Phê bình bạn quay cóp trong giờ kiểm tra D. Bảo vệ lẽ phải. Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị: A. Nói năng chân thành B. Làm việc qua loa C. Ăn mặc cẩu thả D.Thích soi xét người khác. Câu 7. Biểu hiện của thiếu tự tin: A. Mạnh dạn phát biểu ý kiến B. Tin tưởng vào khả năng của bản thân C. Không dựa dẫm hay lệ thuộc người khác D. Không dám lên tiếng trước đám đông. Câu 8. Biểu hiện về sự tiến bộ, văn minh của một gia đình là: A. Gia đình có nhiều con là hạnh phúc B. Trong gia đình phải có con trai C. Việc nhà là của mẹ và em gái D. Biết yêu thương nhau. Câu 9. Theo em, thái độ, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo: A. Chỉ kính trọng thầy cô giáo đã dạy mình B. Thường xuyên viết thư thăm hỏi thầy cô giáo đã giúp đỡ mình C. Học yếu môn nào không thích giáo viên đó D. Quan niệm “Một chữ là thầy” đã không còn giá trị. Câu 10. Theo em, thái độ, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo: A. Chỉ kính trọng thầy cô giáo đã dạy mình B. Thường xuyên viết thư thăm hỏi thầy cô giáo đã giúp đỡ mình C. Học yếu môn nào không thích giáo viên đó D. Quan niệm “Một chữ là thầy” đã không còn giá trị. Câu 12. Ca dao tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ là: A. Ăn xem nồi ngồi trông hướng B. Ân trả nghĩa đền C. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ D. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm. Câu 11. Ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung: A. Anh em như thể tay chân B. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Có cứng mới đứng đầu gió. II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Đoàn kết, tương trợ là gì? Cho ví dụ? Tại sao cần phải đoàn kết, tương trợ nhau cuộc sống? Câu 14 (2,0 điểm). Hãy kể 3 hành vi thể hiện tính trung thực , 3 hành vi thiếu trung thực. Câu 15 (3,0 điểm). Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình. Hỏi: a) Theo em, việc làm của Hồng đúng hay sai? Vì sao? b) Nếu em là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình.