Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 301 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Quảng Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 301 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_301_hoc_ky_ii_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 301 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019 - Sở GD & ĐT Quảng Nam
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018- 2019 QUẢNG NAM Môn: Hoá học – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 301 (Đề thi có 02 trang) Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12; O= 16; Br = 80. Họ, tên học sinh: Số báo danh: I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) Câu 1. Sục từ từ khí etilen qua nước brom (màu vàng), thấy A. màu của dung dịch đậm hơn. B. màu của dung dịch nhạt dần. C. có kết tủa màu nâu đen. D. có kết tủa màu vàng nhạt. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây sai đối với ancol etylic? A. Tan vô hạn trong nước. B. Là chất lỏng, không màu. C. Khi cháy tỏa nhiều nhiệt. D. Nhiệt độ sôi rất thấp. Câu 3. Để phân biệt hai dung dịch C2H5OH và C3H5(OH)3, có thể dùng - A. dung dịch NaOH. B. nước brom. C. quì tím. D. Cu(OH)2/OH . Câu 4. Hình vẽ dưới đây biểu diễn thí nghiệm điều chế khí etilen từ ancol etylic trong phòng thí nghiệm: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nên thu khí etilen vào bình bằng phương pháp đẩy nước. B. Làm sạch khí etilen bằng cách dẫn qua nước brom dư. C. Dung dịch phản ứng gồm CH3OH và H2SO4 đặc. D. Hỗn hợp nên được đun ở nhiệt độ càng cao càng tốt. Câu 5. Phản ứng giữa toluen và brom (tỉ lệ mol 1: 1, có mặt bột sắt, đun nóng) không tạo thành A. p- Br-C6H4-CH3. B. C6H5Br6CH3. C. HBr. D. o-Br-C6H4-CH3. 0 Câu 6. Đun hỗn hợp gồm 0,3 mol CH 3OH và 0,2 mol C3H7OH với dung dịch H 2SO4 đặc ở 140 C một thời gian, thu được m gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo ete của CH3OH, C3H7OH lần lượt là 60% và 40%. Giá trị của m là A. 10,56. B. 6,30. C. 5,88. D. 8,22. 0 0 0 men Câu 7. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X t, LLN Y H2, xt, t Z H2O, xt, t T axit Q. Biết hiđrocacbon X là thành phần chính của khí thiên nhiên. Chất T có công thức cấu tạo thu gọn là A. C2H2. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3OH. Câu 8. Hợp chất CH3CH2CH2OH thuộc loại ancol bậc A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 9. Sục từ từ 3,36 lít (đktc) propilen (C3H6) vào bình đựng brom dư (trong dung môi CCl4), khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng là A. 32. B. 48. C. 24. D. 12. Câu 10. Axit oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Quá trình làm món sấu ngâm đường, để làm giảm vị chua, người ta ngâm quả sấu vào dung dịch Mã đề 301 – trang 1/2
- A. phèn chua. B. nước vôi. C. muối ăn. D. giấm ăn. Câu 11. Một phân tử stiren có bao nhiêu nguyên tử hiđro? A. 6. B. 4. C. 8. D. 10. Câu 12. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 10,85 gam X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X có mặt của H2SO4 đặc, đun nóng với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m gần nhất với A. 4,6. B. 7,7. C. 6,1. D. 5,4. Câu 13. Chất nào sau đây không phản ứng với CH3COOH (trong điều kiện thích hợp)? A. Cu. B. CaCO3. C. Zn. D. C2H5OH. Câu 14. Trong phân tử C2H2 có bao nhiêu liên kết đơn? A. 3. B. 2. C. 0. D. 1. Câu 15. Metan thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Anken. B. Ankan. C. Ankađien. D. Ankin. II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) a/ Viết công thức phân tử của eten. b/ Viết tên của hợp chất HCOOH. c/ Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho phenol (C6H5OH) tác dụng với dung dịch NaOH. d/ Viết phương trình hóa học điều chế axit axetic (CH3COOH) từ C2H5OH. Câu 2: (1,5 điểm) Các dụng dịch riêng biệt: C 2H5OH, CH3CHO, CH3COOH được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi tiến hành một số thí nghiệm: X Y Z Quì tím Không đổi màu Hóa đỏ Không đổi màu Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Không hiện tượng Không hiện tượng Có kết tủa Các mẫu X, Y, Z là dung dịch của chất nào? Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm trên. Câu 3: (1,0 điểm) Giấm ăn là dung dịch loãng của axit axetic. Cho 150 gam giấm ăn tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít CO 2 (đktc). Bỏ qua sự hòa tan của CO 2 trong nước. Viết phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ phần trăm của axit axetic trong loại giấm ăn trên. Câu 4: (0,5 điểm) Xăng E5 được sản xuất bằng cách phối trộn xăng khoáng RON 92 với etanol (d = 0,8 gam/ml) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 95: 5. Etanol được sản xuất từ tinh bột bằng phương pháp lên men. Tính khối lượng bột sắn khô (chứa 70% khối lượng là tinh bột, các thành phần khác không tạo etanol) cần dùng để sản xuất etanol đủ phối trộn thành 100 m 3 xăng E5, biết hiệu suất của toàn bộ các quá trình nêu trên đạt 90%. ===HẾT=== Chú ý: Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa Học. Mã đề 301 – trang 2/2