Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

docx 16 trang thungat 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_bai_tap_lam_van_so_1_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài tập làm văn số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN THUYẾT MINH ) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 14, 15 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Một loài cây ở quê em.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN THUYẾT MINH ). Tiết 14, 15 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đây là một dạng đề mở, Hs có thể lựa chọn bất kì một loại cây gì để thuyết minh, nhưng cần đảm bảo các ý sau đây: - Hình thức: (1điểm) + Bố cục: 3 phần + Bài viết rõ ràng sạch đẹp + Không sai lỗi chính tả + Sử dụng dấu câu hợp lý. - Nội dung: Văn thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật về một loài cây ở địa phương, hoặc ở quê hương. + Mở bài: Giới thiệu về loài cây đó (1 điểm). + Thân bài: * Thuyết minh về hình dáng cây. (1 điểm) * Thuyết minh về đặc điểm về mặt sinh học, quá trình sinh trưởng của loài cây đó (2 điểm) * Thuyết minh về công dụng hoặc giá trị kinh tế của cây đối với người dân (2 điểm). * Cây đối với gia đình em hoặc ý nghĩa của loài cây đó đối với người dân. (1 điểm) * Ý kiến sáng tạo của HS (1 điểm). Vận dụng vốn tri thức ở các lĩnh vực: Sinh học, địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội. + Kết bài: Lòng yêu mến và tự hào về cây càphê Tây nguyên ( 1 điểm).
  3. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 2( VĂN TỰ SỰ ) Tiết 35, 36 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 1( VĂN TỰ SỰ ). Tiết 35, 36 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 1. Nội dung - Kiểu văn bản: Tự sự - Vận dụng các kĩ năng: Kể chuyện + tưởng tượng + miêu tả. - Các nội dung cần nêu ra trong bài làm. + Vị trí của người kể chuyện: đã trưởng thành, có một công việc, một vị trí nào đó trong xã hội, mong trở lại thăm ngôi trường cũ. + Lí do trở lại thăm trường (đi công tác qua, hè về quê tới thăm trường ) + Đến thăm trường vào buổi nào? + Đến thăm trường đi với ai? + Đến trường gặp ai? + Quang cảnh trường như thế nào ? (có gì thay đổi, có gì còn nguyên vẹn?) + Hồi tưởng lại cảnh trường ngày xưa mình học (Những gì gợi lại kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?) 2. Hình thức - Cần xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện. - Hình thức viết bài: lá thư gửi người bạn cũ. - Bài viết kết hợp tự sự + miêu tả. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học. - Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đã học (dùng từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả ) - Qua bài làm học sinh cần thể hiện tình cảm yêu mến quý trọng mái trường mình đã học với kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. 3. Thang điểm - Hình thức: (1điểm) + Bố cục: 3 phần + Bài viết rõ ràng sạch đẹp + Không sai lỗi chính tả + Sử dụng dấu câu hợp lý. - Mở bài: (1 điểm) + Lí do viết thư của bạn. - Thân bài: (7 điểm) Nội dung bức thư + Lời thăm hỏi bạn. + Kể cho (nghe) biết về buổi thăm trường đầy xúc động: . Lí do trở lại thăm trường . Thời gian đến thăm trường . Đến thăm trường với ai? . Quang cảnh trường ntn? . Suy nghĩ của bản thân. - Kết bài: (1 điểm) Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn.
  5. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Đinh Tiên Hoàng TRUYỆN TRUNG ĐẠI MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 46 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Chép lại bốn câu thơ miêu tả Thuý Vân và hai câu thơ miêu tả nhan sắc của Thúy Kiều, cho biết nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng để tả là gì ? Câu 2: ( 3 điểm) Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ( khoảng 15 đến 20 dòng). Câu 3: ( 5 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến qua hai tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ) và Truyện Kiều (Nguyễn Du).
  6. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRUYỆN TRUNG ĐẠI. Tiết 46 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 – 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Chị em Thúy Chép lại 4 Bút pháp nghệ Kiều thơ miêu tả thuật chủ yếu trong các câu Thúy Vân thơ đó là gì. và 2 câu miêu tả nhan sắc Thúy Kiều Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% Chuyện Tóm tắt đoạn người con gái trích khoảng Nam Xương 15 đến 20 dòng Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Truyện Kiều, Cảm nhận về thân Chuyện phận người phụ người con nữ qua hai tác gái Nam phẩm “Truyện Xương. Kiều” và “Chuyện người con gái Nam Xương” Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tỉ lệ % 50% 50% Tổng số câu: 0,5 1,5 1 3 Tổngsố điểm: 1 4 5 10 Tỉ lệ % 10% 40% 50% 100%
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC. Tiết 46 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) * Chép thuộc lòng ( 1đ). - Bốn câu thơ miêu tả Thúy Vân trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nhở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da - Hai dòng thơ miêu tả nhan sắc của Thuý Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” : Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. * Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của ND khi tả Thuý Kiều trong hai câu thơ tên là nghệ thuật ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. (1đ). Câu 2: ( 3 điểm) Tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: - Nắm chắc cốt truyện, tình tiết, diễn biến câu chuyện - Hình thức diễn đạt trong sáng, ít sai phạm lỗi về dùng từ, chính tả. - Yêu cầu khoảng 15 đến 20 dòng - Nội dung tóm tắt: + Xưa có chàng Trương Sinh, cưới vợ xong phải đi lính. + Vợ ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất,Vũ Nương lo ma chay chu tất. + Sau khi đi lính về, Trương Sinh nghe lời nói ngây thơ của con + Trương Sinh nghi là vợ hư, mắng chửi và đuổi đi + Bị oan, Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. + Sau khi vợ chết, một đêm đứa con chỉ chiếc bóng Trương Sinh trên tường và nói đó là người đêm đêm hay đến với mẹ. + Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan + Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. + Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. + Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Câu 3: ( 5 điểm) Văn học trung đại VN có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ, nhưng tiêu biểu hơn cả phải kể đến Chuyện người con gái NX và Truyện Kiều. Hình ảnh người phụ nữ thể hiện trong hai tác phẩm này vừa có những nét tương đồng, vừa có những nét khác biệt.
  8. - Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch-> Khi viết về những người phụ nữ ấy, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình ( 0,5 đ) - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm, xác định nhân vật chính ( người phụ nữ) của mỗi tác phẩm. ( 0,5 đ) - Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai nhân vật Vũ Nương và Thuý Kiều. ( 1đ) + Đều là những người phụ nữ đẹp. + Có những vẻ đẹp về phẩm chất tâm hồn. + Cuộc đời chịu nhiều đau khổ, oan trái - Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai nhân vật Vũ Nương và Thuý Kiều: + Vũ Nương: tác giả tập trung nhấn mạnh vẻ đẹp của sự thuỷ chung và nỗi oan khuất vì bị nghi ngờ, ghen tuông mà nàng phải tìm đến cái chết. ( 0,5 đ) + Thuý Kiều: tác giả nhấn mạnh nỗi “truân chuyên” thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần của người con gái “ sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Thuý Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn, được cứu sống nhưng sau đó cuộc sống của nàng là sự buồn tủi cô đơn. ( 0,5 đ) + Nếu như cuộc đời oan khổ của Vũ Nương là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, do hậu quả của chiến tranh thì cuộc đời của nàng Kiều lại do đồng tiền. ( 0,5 đ) - Viết về người phụ nữ, cả hai tác phẩm đều có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù được viết ở những thời điểm khác nhau với hai thể loại khác biệt, song cả hai tác phẩm đều bênh vực người phụ nữ. ( 0,5 đ) - Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. ( 0,5 đ) - Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( 0,5 đ)
  9. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 3 (VĂN TỰ SỰ) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 68, 69 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3( VĂN TỰ SỰ ). Tiết 68, 69 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * YÊU CẦU CỦA ĐỀ: 1. Dạng bài: Kể chuyện có tính chất giả định dựa trên cơ sở Bài thơ về tiểu đội xe không kính (tự sự kết hợp miêu tả, thuyết minhy, nghị luận, biểu cảm) 2. Nội dung: Cuộc gặp gỡ trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính . 3. Thứ tự kể: xuôi hoặc ngược. Ngôi kể : Thứ nhất (đan xen tôi là người kể - bác hoặc chú là người lính). * DÀN Ý- ĐÁP ÁN I. Mở bài: ( 1 đ) Giới thiệu cuộc gặp gỡ: diễn ra trong hoàn cảnh nào? Thời gian, địa điểm? Ấn tượng về cuộc gặp gỡ đó. II. Thân bài: ( 7 đ) 1. Không khí cuộc gặp gỡ ( tả cảnh SH) ( 0,25 đ) 2. Sự xuất hiện của người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh đã kết thúc ( 1đ). - Hình dáng, trang phục, nét mặt, nụ cười, đôi mắt, giọng nói - Cử chỉ, bước đi 3. Nội dung cuộc gặp gỡ, giao lưu ( 5 đ): (Phần này có đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả thiên nhiên, chiến trường ). a. Người lính kể cho tôi nghe về ( Bám sát nội dung của Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tái hiện lại nội dung: - Phương tiện vận tải: những chiếc xe bị vỡ hết kính, biến dạng - Cuộc sống sinh hoạt, đời sống tinh thần, tình cảm đồng đội. ( Sáng tạo thêm dựa trên thực tế về cuộc sống người lính ở chiến trường ). - Hoàn cảnh chiến trường : bom đạn, con đường đầy bụi đỏ do bom cày xới; mưa Trường Sơn; đặc biệt là bom địch oanh tạc ngày đêm như thế nào ( Đoạn này là trọng tâm, có thể tạo tình huống kể một chuyện đau lòng xảy ra với đồng đội hay bản thân mà người lính không thể nào quên; VD như sự hi sinh anh dũng của đồng đội hay bản thân gặp hoàn cảnh nguy hiểm nhưng nhờ trí thông minh gan dạ, lòng dũng cảm người lính đã vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Hiện tại trên thân mình vẫn còn mang thương tích ). b. Suy nghĩ của tôi khi nghe kể, đã thoả mãn những điều thắc mắc hay còn hỏi thêm điều gì?( ý này cũng có thể đan cài ở phần trên) c. Công việc của người lính trong hiện tại: Người lính kể về công việc hiện tại ( vẫn không ngừng cống hiến sức lực cho cuộc đời chung. -> Suy nghĩ của tôi về điều đó: nHớ lại cuộc chiến oanh liệt hào hùng trong lịch sử, mong muốn chiến tranh không sảy ra 4. Kết thúc cuộc gặp gỡ trò chuyện: ( 0, 75đ) - Còn nhiều điều muốn hỏi nhưnh thời gian có hạn, tôi thấy tiếc - Tâm trạng của tôi khi chia tay III. Kết bài: ( 1 đ) - Tôi suy nghĩ về thế hệ cha anh - Trách nhiệm của tuổi trẻ * Trình bày: 1 điểm
  11. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 74 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 - 2018 Mức độ Vận dụng Cấp độ Cấp độ cao Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên thấp chủ đề 1/ Phương Nhận biết châm hội thoại phương châm hội thoại trong đoạn thoại. Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 2.0 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 2/ Cách dẫn Phân biệt hai VD trực tiếp và cách dẫn. Dẫn trực cách dẫn gián tiếp tiếp. Dẫn gián tiếp Số câu: Số câu: 1 1 đ Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 3.0 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 20 % 10% Tỉ lệ: 30 % 3/ Biện pháp tu Phân tích ý từ. nghĩa biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 5.0 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ: Tỉ lệ:50 % Tỉ lệ: 50 % Số câu: 1 Số câu: 1 1 đ Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng số câu: Số điểm: 2.0 Số điểm: 2 Số điểm: 5.0 Số điểm:10 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % 10% Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ:100%
  12. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 74 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Trông thấy thầy giáo, A chào rất to: - Chào thầy. Thầy giáo trả lời và hỏi - Em đi đâu đấy? - Em làm bài tập rồi - A đáp. Câu 2: ( 3 điểm) a. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp? b. Cho ví dụ về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Câu 3: ( 5 điểm) Chỉ ra và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “ .Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh ”. (Nguyễn Du)
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 74 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Chỉ ra và phân tích được: - Lời thoại thứ nhất của A “Chào thầy” không tuân thủ phương châm lịch sự. (0.5 đ) Chào thầy giáo nhưng chào trống không, thiếu từ nhân xưng và tình thái từ. (0.5) - Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan hệ. (0.5 điểm) Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi”. Nói không đúng vào đề tài, lạc đề. (0.5 điểm) Câu 2: (3 điểm) a. Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. * Giống: Đều dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhận vật (0.5 đ) * Khác - Cách dẫn trực tiếp : nhắc lại nguyên văn, để trong dấu ngoặc kép (0,75đ) - Cách dẫn gián tiếp: Nhắc lại nhưng có điều chỉnh cho phù hợp, không để trong dấu ngoặc kép(0,75 đ) b. HS lấy VD. (1 đ) Câu 3: (5 điểm) * Về nội dung: (4.5 điểm) + Chỉ ra được phép tu từ chủ yếu: - Ẩn dụ: Khuôn trăng, nét ngài. Làn thu thủy, nét xuân sơn. (1 đ) - Nhân hóa: Mây thua, tuyết nhường. Hoa cười ngọc thốt. Hoa ghen, liễu hờn. (1 đ) - So sánh: Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. (1 đ) + Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều một cách tinh tế, sâu sắc và gợi cảm hơn. (1.5 đ). * Về hình thức: Đảm bảo một đoạn văn có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc hành văn trôi chảy ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. (0.5 đ).
  14. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT THƠ, TRUYỆN HIỆN ĐẠI. Tiết 75 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 – 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Ba bài thơ: Nhớ tên tác Đồng chí, giả, tác Ánh trăng, Đoàn thuyền phẩm đánh cá Số câu 1 1 Số điểm 1,5 1,5 Tỉ lệ % 20% 20% Bài thơ về Chép thuộc Phân tích hai tiểu đội xe lòng khổ câu cuối( nghệ không kính thơ cuối thuật và nội dung) Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 1,5 2,5 Tỉ lệ % 10% 15% 25% Phân tích Ánh trăng nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ cuối Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Lặng lẽ Sa Viết đoạn văn từ Pa 8 đến 10 câu , trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Tổng số câu: 1,5 1,5 1 4 Tổngsố điểm: 2,5 4,5 3 10 Tỉ lệ % 30% 45% 30% 100%
  15. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT- THƠ, Trường THCS Đinh Tiên Hoàng TRUYỆN HIỆN ĐẠI MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 75 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 1,5 điểm) Nêu tên bài thơ và tác giả những bài thơ hiện đại có hình ảnh trăng em đã được học ở học kì I lớp 9 Câu 2: ( 2,5 điểm) a. Chép thuộc lòng khổ thơ cuối tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật. b. Phân tích hai câu thơ: “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Câu 3: (3 điểm) Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ từ vựng đã học để phân tích nghệ thuật độc đáo trong khổ thơ sau : “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.” ( Nguyễn Duy – Ánh trăng) Câu 4: (3 điểm) Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu , trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC TIẾT 75 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 1,5điểm) Nêu được: - Bài thơ: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu ( 0,5 đ) - Bài thơ: Ánh trăng, tác giả: Nguyễn Duy( 0,5 đ) - Bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, tác giả: Huy Cận( 0,5 đ) Câu 2: ( 2,5 điểm) a. Chép thuộc lòng khổ thơ cuối tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đúng theo SGK. ( 1đ) b. Phân tích hai câu thơ: “ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Những chiếc xe ngày càng tồi tàn vì bom đạn của kẻ thù. Nhưng nó không đầu hàng, nó “ vẫn chạy vì miền Nam phía trước” và nó chỉ cần trong xe “ có một trái tim”- Phép tu từ hoán dụ thể hiện lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ- quyết tâm đánh đuổi đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ( 1,5 đ) Lưu ý: Điểm tối đa cho HS viết thành văn Câu 3: (3 điểm) - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ từ ẩn dụ và nhân hóa trong khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.Cụ thể : + Ẩn dụ: Trăng cứ tròn vành vạnh ->tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. ( 1,5 đ) + Nhân hóa: Ánh trăng im phăng phắc ->Trăng chính là người bạn , nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở người lính (và cả mỗi chúng ta) :con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt . ( 1,5 đ) Câu 4: (3 điểm) * Yêu cầu về hình thức: ( 0,5 đ) Học sinh viết được đoạn văn từ 8 đến 10 câu , đảm bảo tính liên kết, mạch lạc * Yêu cầu về nội dung: ( 2,5 đ) Trình bày cảm nhận về nhân vật anh thanh niên: Anh thanh niên hiện lên trong đoạn trích truyện ngắn ”Lặng lẽ Sa Pa” với nhiều vẻ đẹp: - Là người có tấm lòng yêu đời, yêu nghề , luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. - Có suy nghĩ đúng đắn về công việc của mình - Cởi mở và chân thành, hiếu khách, quan tâm đến người khác một cách chu đáo - Có nếp sống khoa học ngăn, nắp. Có tâm hồn cao đẹp - Khiêm tốn giản dị về mình. ->Là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho những con người cống hiến thầm lặng xây dựng đất nước, thật đáng tự hào đáng trân trọng. ( Lấy dẫn chứng ) * Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý , khi chấm phần đoạn văn , GV linh hoạt ,trân trọng những bài làm sáng tạo.