Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ kiểm tra học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tân Châu (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ kiểm tra học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tân Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_kiem_tra_hoc_ky_ii_nam_hoc_2017_2018_p.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ kiểm tra học kỳ II - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tân Châu (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Thí sinh không phải chép đề vào giấy thi) I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm). Câu 1:( 2,0 điểm) a) “ Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng ” Hai câu thơ trên trích ở bài thơ nào? Tác giả là ai ? b) Em hiểu từ “giọt” trong câu thơ trên có nghĩa là gì ? Hãy giải thích ? Câu 2: (2,0 điểm) a) Em hiểu thế nào là khởi ngữ ? b) Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. II - LÀM VĂN: ( 6 điểm). Hãy phân tích những nét đặc sắc trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HK II (2017-2018) MÔN NGỮ VĂN 9 Thang Câu Nội dung điểm I- VĂN_TIẾNG VIỆT Câu 1 a) Hai câu thơ trích bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ, tác giả 1,0 đ Thanh Hải. b)Từ “giọt” trong câu thơ được hiểu là âm thanh của tiếng chim; ở đây có sự chuyển đổi cảm giác từ tiếng 1,0 đ chim tác giả chuyển thành giọt . a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để 1,0 đ nêu lên đề tài được nói trong câu. b) Câu 2 - Khởi ngữ trong câu : Làm bài. 0,5 đ - Viết thành câu không có khởi ngữ : Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. 0,5 đ II-LÀM VĂN 1. Mở bài: (1,0 đ) - Giới thiệu chung về bài thơ “Viếng lăng Bác” và tác giả Viễn Phương; - Nêu khái quát nét đặc sắc về nội dung bài thơ (giọng điệu, nghệ thuật ) 2- Thân bài: (4,0 đ) - Cảm xúc của nhà thơ trước khi vào lăng Bác. + Xúc động khi lần đầu thăm lăng Bác. + Hình ảnh hàng tre trước lăng Bác. - Cảm xúc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. + Hình ảnh mặt trời, tràng hoa. + Lòng thành kính của nhà thơ. +Không khí bên trong lăng yên tĩnh, ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người + Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. + Nỗi đau xót: “nghe nhói trong tim”. - Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác. + Xúc động: thương trào nước mắt. + Điệp từ: muốn làm + Tác giả lưu luyến muốn ở mãi bên Bác, bảo vệ Bác. 3. Kết bài: (1,0 đ) - Ý nghĩa của bài thơ. - Suy nghĩ của bản thân.
  3. BIỂU ĐIỂM CHẤM: - Điểm 5-6 : Đảm bảo nội dung như dàn bài, văn mạch lạc, trôi chảy; không sai lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. Không sai chính tả, trình bày sạch, đẹp. - Điểm 3-4 : Đảm bảo nội dung như dàn bài, nhưng có vài chỗ lúng túng trong diễn đạt, đặt câu; có sai vài lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 1-2 : Bài viết chỉ đạt 1/3 nội dung dàn bài. Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.