Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài viết số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

docx 20 trang thungat 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài viết số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_bai_viet_so_5_nam_hoc_2017_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài viết số 5 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 5. TIẾT 104, 105 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5. Tiết 104, 105 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 1. Hình thức ( 1 điểm) - Có bố cục rõ ràng, giữa các phần phải liên kết mạch lạc, diễn đạt trôi chảy - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ chính xác, lời văn gọn, cô đúc. 2. Nội dung ( 9 điểm) * Yêu cầu chung: 1. Kiểu bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội. 2. Nội dung: Hiện tượng vứt rác bừa bãi, ô nhiễm môi trường. 3. Sắp xếp lí lẽ một cách hợp lí, linh hoạt, chặt chẽ, thuyết phục. 4. Bố cục: ba phần rõ ràng; các luận điểm sáng rõ, diễn đạt mạch lạc dễ hiểu. Không mắc các lỗi: ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ * Dàn bài: a) Mở bài ( 1,5 điểm) - Thế giới đang bị đe dọa vì ô nhiễm môi trường - Hiện nay, hiện tượng xả rác bừa bãi đang rất phổ biến b) Thân bài (6 điểm) - Nêu nguyên nhân của các loại rác thải ( rác thải sinh hoạt, công nghiệp) - Các loại rác thải ấy gây tác hại với môi trường như thế nào? ( nêu dẫn chứng cụ thể) - Trong thực tế, con người chưa có ý thức giữ vệ sinh chung. Đối với nhà cửa, sân vườn của mình thì giữ thật sạch sẽ song nơi công cộng như đường sá, bãi đất trống thì làm nơi chứa rác. - Tác hại của hành vi ấy là gì? ( nêu cụ thể, phân tích) + Làm hại đến sự sống của muôn loài: cây cối, chim chóc + Làm hủy hoại bầu không khí trong lành của con người. + Làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, làm mất vẻ đẹp đường phố. + Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây nhiều dịch bệnh. + Gây nên hiện tượng ngẹt cống rãnh, ngập lụt ở một số đường phố. - Nêu biểu hiện của hành động vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường ( nêu chi tiết, cụ thể) - Suy nghĩ của bản thân em về hành vi đó: + Con người thiếu ý thức với vấn đề bảo vệ môi trường. + Chưa có trách nhiệm cao với cộng đồng. + Khả năng nhận thức của con người quá thấp. + Lên án và phê phán những biểu hiện không tốt của con người làm ô nhiểm môi trường. - Liên hệ ở địa phương, trường lớp và bản thân - Đưa ra biện pháp khắc phục hiện tượng này. . Đối với bản thân: + Rèn cho mình ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi mọi lúc. Cụ thể là xả rác đúng nơi qui định. + Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện để môi trường xung quanh chúng ta: xanh, sạch, đẹp.
  3. . Đối với địa phương: Nên có hình thức xử phạt nặng đối với những ai vứt rác bừa bãi. c) Kết bài: ( 1,5 điểm) - Khẳng định môi trường quyết định đến sự sống của con người và sinh vật trên trái đất. - Vai trò, ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường để có được một cuộc sống trong lành, sạch đẹp, văn minh và ngày càng tiến bộ rõ rệt.
  4. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 6. Tiết 121, 122 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) * Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 6. Tiết 121, 122 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. Yêu cầu về nội dung: (9 điểm) - Đề bài yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích làm rõ diễn biến tâm lí hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha. - Yêu cầu học sinh lí giải những hành động có vẻ khác thường, ương ngạnh của bé Thu và sự thay đổi đột ngột trong hành động của em trước lúc phải từ biệt cha. Dàn ý chi tiết a) Mở bài: (1,5 điểm) Giới thiệu khái quát về nhà văn, tác phẩm cùng hoàn cảnh ra đời. Sơ lược đánh giá về nhân vật bé Thu. b) Thân bài: (6 điểm) Làm rõ yêu cầu đề bằng hai luận điểm: b1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha. - Thoạt đầu khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách. Thái độ vùng vằng, vụt chạy ( dẫn chứng: Nghe gọi .chạy vụt đi, kêu thét lên ) - Được sự vỗ về, quan tâm của ông Sáu trong những ngày sau đó, bé Thu vẫn lảng tránh và lạnh nhạt, nói trống “vô ăn cơm”, hành động quyết liệt không trả lời, không gọi ông Sáu là ba. Bé Thu đã có thái độ ngang bướng (dẫn chứng). - Sự ương ngạnh và hành động của bé Thu không đáng trách, cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ và yêu thương một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết sẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc cảm động của Thu dành cho người cha của mình. b2. Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra người cha. - Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi hẳn thái độ của mình. Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “Ba” và thể hiện tình cảm yêu quí một cách mãnh liệt, sâu sắc khiến mọi người hết sức ngỡ ngàng. - Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu cho thấy tình cảm của em thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở em còn có nét cá tính cứng cỏi, một bản lĩnh riêng đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng bé Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả vẻ hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. c) Kết bài: (1,5 điểm) - Đánh giá chung về nhân vật. - Liên hệ tình cảm của bản thân II. Yêu cầu về hình thức: (1 điểm) - Bố cục đủ 3 phần. - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có luận điểm và hệ thống luận cứ cùng dẫn chứng thuyết phục, phong phú, tiêu biểu. - Ngôn ngữ phân tích chính xác, biểu cảm.
  6. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM - Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. Nội dung phong phú, văn viết có cảm xúc, có khái quát được vấn đề. - Điểm 7 -8: Đáp ứng khá tốt các yêu cấu nêu trên. Có thể còn mắc ít sai sót nhỏ về dùng từ. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá trôi chảy. Nội dung khá phong phú, văn viết ít nhiều có cảm xúc. - Điểm 5-6 : Bài làm cơ bản trình bày được các yêu cầu trên ở mức độ trung bình .Bố cục tương đối hài hòa, cân đối, diễn đạt được.Còn mắc một số lỗi dùng từ, câu. - Điểm 3-4: Nội dung sơ sài, không xác định được yêu cầu cơ bản, diễn đạt yếu. - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, lan man có sai sót nghiêm trọng (về kiến thức, kĩ năng) - Điểm 0 : Sai lạc hoàn toàn hoặc để giấy trắng.
  7. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA VĂN ( PHẦN THƠ) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 131 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác, nêu tên tác giả của mỗi bài: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Nói với con, Viếng lăng Bác. Câu 2: ( 2 điểm) Viết tiếp các câu thơ để hoàn chỉnh khổ thơ: Sông được lúc dềnh dàng . . . Cho biết nội dung chính của đoạn thơ vừa chép. Câu 3: ( 2 điểm) Tìm các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn, bất diệt của thiên nhiên ẩn dụ chỉ Bác Hồ trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ấy? Câu 4: ( 4 điểm) Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA VĂN ( PHẦN THƠ) Tiết 131 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 – 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Mùa xuân Sắp xếp thứ nho nhỏ, tự năm sáng Sang thu, Nói với tác, tên tác con, Viếng giả. lăng Bác. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Chép thuộc Nhận biết nội Sang thu lòng khổ dung. thơ thứ hai, Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1 1 2 Tỉ lệ % 10% 10% 20% Nhớ các hình Viếng lăng ảnh ẩn dụ chỉ Bác Bác Hồ trong bài thơ. Ý nghĩa của các hình ảnh ấy. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ % 20% 20% Mùa xuân Phân tích khổ thơ nho nhỏ đầu của bài thơ Số câu 1 Số điểm 4 Tỉ lệ % 40% Tổng số câu: 1,5 1,5 1 4 Tổngsố điểm: 3 3 4 10 Tỉ lệ % 30% 30% 40% 100%
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN HỌC ( PHẦN THƠ).Tiết 131 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: HS đạt điểm tối đa khi sắp xếp đúng trình tự thời gian sáng tác và tác giả của các bài thơ: 1. Viếng lăng bác – Viễn Phương . (0,5đ) 2. Sang thu – Hữu Thỉnh (0,5đ) 3. Nói với con ( Y Phương); Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải (1đ) Câu 2: HS đạt điểm tối đa khi chép đúng các câu thơ còn lại hoàn thiện khổ thơ ( 1đ) Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Nêu khái quát nội dung của đoạn thơ ( 1 đ): Mùa thu đã dần hiện hữu qua cảnh vật thiên nhiên: thể hiện sự lững lờ của dòng sông, chim cất cánh vội vã đi tìm nơi tránh rét, đám mây của mùa hạ đã chuyển mình sang thu. Như vậy, ở đoạn thơ này biểu hiện của mùa thu ngày càng rõ rệt chứ không còn là những tín hiệu ban đầu như khổ thơ một của bài thơ. Nội dung này được cảm nhận rất tinh tế cộng với sự tưởng tượng độc đáo của tác giả. Câu 3: Các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn, bất diệt của thiên nhiên ẩn dụ chỉ Bác Hồ trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” là: mặt trời, vầng trăng, trời xanh (0,75đ) Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ấy ( 1,25đ): Những hình ảnh ấy rất kì vĩ, rộng lớn, bất diệt; là cái vô cùng của thiên nhiên- vũ trụ, tồn tại vĩnh hằng. So sánh Bác với những hình ảnh ấy, tác giả muốn khẳng định cái cao cả, sự vĩ đại và tồn tại vĩnh hằng của Bác cũng như những tư tưởng vô giá của Người. Câu 4: Yêu cầu về kỹ năng: ( 0,5 đ) - Viết bài văn ngắn có đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt tốt. - Có kỹ năng cảm thụ, phân tích đoạn thơ. Yêu cầu về kiến thức: ( 3,5 đ) Bài làm phải có các ý cơ bản sau: a) Mở bài ( 0,5 đ) - Mùa xuân nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng khi đến với bài thơ “ Mùa xân nho nhỏ” người đọc sẽ cảm nhận được niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện chân thành của tác giả. - Và đặc biệt trong khổ thơ đầu, tác giả đã có cảm nhận rất riêng về mùa xuân: “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc . Tôi đưa tay tôi hứng.” b) Thân bài (2,5 đ) + Bức tranh đó vẽ ra được cả không gian cao rộng cả sắc tươi thắm của mùa xuân, cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện. + Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở chi tiết rất tạo hình:
  10. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng “ Giọt long lanh” có thể hiểu là giọt mưa xuân, giọt sương cũng có thể hiểu là giọt mưa xuân, giọt hạnh phúc. Niềm say sưa, ngây ngất và hân hoan chào đón của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời lúc vào xuân. c) Kết bài ( 0,5đ) Khổ thơ là bức tranh xuân tươi đẹp, góp phần vào những khổ thơ ca ngợi đất nước vào xuân. Đọc khổ thơ, người đọc thêm yêu cuộc sống, thiên nhiên và yêu quê hương đất nước mình.
  11. Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar BÀI VIẾT SỐ 7. Tiết 136, 137 Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: Suy nghĩ về những đặc sắc trong bài thơ : “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 7. Tiết 136,137 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) 1. Yêu cầu về kĩ năng ( 2 điểm) - Biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Có bố cục rõ ràng, giữa các phần phải liên kết mạch lạc, diễn đạt trôi chảy - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ chính xác, lời văn ngắn gọn, cô đúc. 2. Nội dung (8 điểm) a) Mở bài : ( 1điểm) - Giới thiệu sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và cảm xúc chung. b) Thân bài : (6,0 điểm) HS nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ thông qua từng khổ thơ * Những đặc sắc về nghệ thuật diễn đạt, nội dung, cảm xúc của nhà thơ: Khổ thơ 1: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng bác . Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” + Cách xưng hô: con-Bác: thể hiện sự thân mật, tôn kính. + Hình ảnh hàng tre: là hình ảnh dân tộc; lối nói thành ngữ” Bão táp mưa sa” được vận dụng tạo hiệu quả nghệ thuật. Khổ thơ 2: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng . Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân + Chú ý điệp từ “ ngày ngày”: diễn tả vòng quay của thời gian thường xuyên, lặp lại. + Chú ý “ mặt trời trong lăng”: ẩn dụ, ví Bác như mặt trời: ngợi ca sự vĩ đại, bất tử hóa hình ảnh Bác; hình ảnh dòng người kết thành” tràng hoa” -ẩn dụ, dâng lên “ bảy mươi chín mùa xuân”: xem Bác sống bảy mươi chín tuổi là bảy mươi chín mùa xuân– hoán dụ chỉ Bác sống trọn một cuộc đời bảy mươi chín tuổi thiêng liêng, thành kính, ngợi ca. Khổ thơ 3: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên . Mà sao nghe nhói ở trong tim + Chú ý “ giấc ngủ bình yên”: Bác nằm ngủ trong yên lặng, một giấc ngủ thanh thản + Chú ý các từ chỉ thiên nhiên vĩnh cửu: “ vầng trăng”, “trời xanh’: chỉ sự trường tôn của Bác. + Có sự mâu thuẫn “ trời xanh là mãi mãi” với “ nghe nhói ở trong tim”: nỗi đau mất mát không nguôi và không gì bù đắp được. Khổ thơ 4: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này + Chú ý điệp từ “ muốn làm”: thể hiện ước muốn chân thành. + Biện pháp nhân hóa “ cây tre trung hiếu” thể hiện tấm lòng thành kính
  13. * Đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật: - Giọng thơ trang nghiêm, thành kính, thiết tha pha lẫn tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc của bài thơ. - Thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt. - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. - Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng kết hợp ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật. c) Kết bài ( 1 điểm) - Khái quát giá trị của bài thơ. - Nêu vị trí của tác giả trong nền văn học hiện đại Việt Nam; Liên hệ bản thân.
  14. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN ( PHẦN TRUYỆN) Tiết 157 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 – 2018 Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ Tổng Chủ đề cao Rô-bin-xơn Giới thiệu Học được ngoài đảo vài nét những đức hoang tính từ Rô-bin- chính về tác xơn giả, tác phẩm Số câu 0,5 0,5 1 Số điểm 1,5 1,5 3 Tỉ lệ % 15% 15% 30% Những ngôi Xác định Tác dụng của Phân tích những sao xa xôi ngôi kể ngôi kể nét chung và riêng của các nhân vật trong truyện Số câu 0,5 0,5 1 2 Số điểm 1 1 5 7 Tỉ lệ % 10% 10% 50% 70% Tổng số câu: 1 1 1 3 Tổngsố điểm: 2,5 2,5 5 10 Tỉ lệ % 25% 25% 50% 100% Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA VĂN ( PHẦN TRUYỆN) Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9- Tiết 157 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
  15. Câu 1: ( 3đ) a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. b. Em học được ở nhân vật Rô-bin-xơn những đức tính gì? Câu 2: (2đ) Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là truyện được trần thuật từ ngôi kể nào? Việc chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì đối với truyện? Câu 3: (5đ) Em có nhận xét gì về tính cách các nhân vật trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA VĂN ( PHẦN TRUYỆN) MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9. Tiết 157 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
  16. Câu 1: ( 3đ) a. Giới thiệu vài nét về nhà văn Đi-phô, đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. ( 1,5đ) - Nhà văn Đi- phô: ( 0,75đ) + Đe-ni-ơn Đi-phô ( 1660- 1737) là nhà văn nổi tiếng người Anh. Ông từng trải qua nhiều nghề khác nhau, viết hàng trăm tác phẩm phê phán xã hội, đề xuất nhiều dự án cải cách tiến bộ như mở trường học cho phụ nữ, mở ngân hàng + Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Rô-bin-xơn Cru-xô ( 1710) - Đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang: ( 0,75đ) + Nội dung: Kể lại cảnh ngộ của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình ở đảo hoang. Qua lời tự tryện của Rô-bin-xơn, người đọc nhận thấy cuộc sống vô cùng khổ cực và tinh thần lạc quan, yêu đời, nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của chàng. + Nghệ thuật: Viết theo hình thức tự truyện. Giọng kể hài hước, hóm hỉnh và rất tự nhiên. b. Em học được ở nhân vật Rô-bin-xơn những đức tính: ( 1,5đ) - Lạc quan, tin yêu vào cuộc sống. Bằng bàn tay và khối óc của mình Rô-bin-xơn đã vượt lên những thử thách lớn lao và tự lập cho mình một cuộc sống mới, đầy đủ. - Hăng say lao động, không than phiền cho dù cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. -> Đức tính cần học ở nhân vật Rô-bin-xơn: phải giữ được tinh thần lạc quan, phải luôn luôn biết vượt lên hoàn cảnh để sống. Câu 2: (2đ) - Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê là truyện được trần thuật qua lời kể của nhân vật Phương Định, ở ngôi thứ nhất.( 1đ) - Lựa chọn ngôi kể như vậy tạo thuận lợi cho việc miêu tả thế giới nội tâm cùng với những suy nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng trực tiếp của nhân vật. Các yếu tố ngoại cảnh, sự kiện, biến cố cũng được thể hiện qua cái nhìn chủ quan của nhân vật này. Mặt khác, cách kể theo ngôi kể thứ nhất cũng tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa người kể với nhân vật và người đọc. .( 1đ) Câu 3: (5đ) - Lê Minh Khuê sinh năm 1949 tại Thanh Hóa, là thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Lê Minh Khuê chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Tác giả là cây truyện ngắn sắc sảo, có nhiều tìm tòi đáng quý. - Ba cô gái trong tổ phá bom: * Nét chung: + Cùng nhau làm nhiệm vụ phá bom. Dũng cảm, bình tĩnh trước mọi tình huống, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ. + Đều là những cô gái trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, trong sáng và cũng rất mộng mơ. * Nét riêng: + Mỗi người một sở thích: Chị Thao chăm chép bài hát dù giọng chua và hát sai nhịp, thích thêu thùa. Nho thích ăn kẹo, Phương Định thích hát, ngồi bó gối mơ màng hay soi gương. + Mỗi người môt tính cách: Chị Thao từng trải, Phương Định mơ mộng, Nho vô tư, hồn nhiên. - Đặc biệt, nhân vật Phương Định: + Là con gái Hà Nội vào chiến trường. Tính tình hồn nhiên, ngây thơ. Ngay giữa Trường Sơn đầy bom đạn, Phương Định luôn nhớ về kỉ niệm, nhớ về Hà Nội. Những kỉ niệm ấy
  17. vừa là niềm khao khát, vừa giúp Phương Định có đủ nghị lực vượt lên mọi khó khăn, thử thách. + Giáp mặt với đạn bom, quen với sự nguy hiểm nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên con gái: . Hay hát và rất thích hát. . Hay chú ý đến hình thức bản thân. Đây là nét tâm lí thường thấy ở các cô gái trẻ. + Sẵn sàng đối mặt với cái chết, yêu quý đồng đội. -> Thông qua câu chuyện về ba cô gái ở tổ trinh sát, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên vẻ đẹp trong sáng, mơ mộng, tinh thần lạc quan, dám vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuát sắc của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ. -> Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất đáng quý của ba cô gái thanh niên xung phong. Sự hi sinh của họ đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước. Họ chính là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chống Mĩ gian khổ. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 159 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Năm học: 2017 - 2018 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
  18. Cấp độ thấp Cấp độ Tên cao chủ đề Khái niệm Xác định khởi Khởi ngữ ngữ có trong đoạn trích Số câu: 0,5 0,5 1 Số điểm: 1 1 2 Tỉ lệ: 10% 10% 20% Các thành Xác định phần biệt lập thành phần biệt lập trong các câu văn, câu thơ Số câu: 1 1 Số điểm: 3 3 Tỉ lệ: 30% 30% Phép liên kết Viết đoạn văn câu giới thiệu một Nghĩa tường văn bản hoặc minh và hàm ý nhân vật, trong đó có sử dụng hàm ý và phép liên kết câu. Số câu: 1 1 Số điểm: 5 5 Tỉ lệ: 50% 50% Tổng số câu: 0,5 1,5 1 3 Tổngsố điểm: 1 4 5 10 Tỉ lệ % 10% 40% 50% 100% Phòng Giáo dục & Đào tạo CưMgar ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT Trường THCS Đinh Tiên Hoàng MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 Tiết 159 NĂM HỌC 2017- 2018 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
  19. Câu 1: (2 điểm) a. Thế nào là khởi ngữ? Đặt một câu có chứa thành phần khởi ngữ. b. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì về da dẻ của mình lại sống vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Câu 2 ( 3 điểm) Xác định các thành phần biệt lập trong các câu văn hoặc thơ sau: a. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. b. Tôi hãy còn nhớ buổi chiều ngày hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. c. [ ] Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Câu 3: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng ) giới thiệu về một văn bản hoặc một nhân vật em thích, trong đoạn văn ấy có sử dụng hàm ý và phép liên kết câu. Gạch chân và nói rõ các thành phần đó. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT. Tiết 159 MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 9 NĂM HỌC 2017- 2018
  20. Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2 điểm) a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.(1 điểm) b) Xác đinh được: Còn về diện mạo của tôi: Khởi ngữ (1 điểm) Câu 2: ( 3 điểm) Xác định đúng và nêu tên thành phần biệt lập: a) Hình như: thành phần tình thái ( 1 điểm) b) buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh: thành phần phụ chú ( 1 điểm) c) Chả nhẽ: thành phần tình thái ( 1 điểm) Câu 3: ( 5 điểm) HS viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng hàm ý và phép liên kết câu đạt điểm tối đa.