Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18+19 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng

docx 2 trang thungat 1710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18+19 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_tiet_1819_hoc_ky_i_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18+19 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG Tiết 18,19. Phân môn Tập làm văn Đề 3 Học kì I - Năm học 2018-2019 Ngày kiểm tra: ./9/2018. Thời gian: 90’ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: HS viết được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu kết hợp với miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật. 3. Thái độ: Có ý thức nghiêm túc, tự giác trong khi viết bài. II. Đề bài Thuyết minh về hình ảnh cây lúa ở Việt Nam. III. Hướng dẫn chấm và biểu điểm 1. Yêu cầu về hình thức (2 điểm) - Bài văn sử dụng đúng phương pháp thuyết minh kết hợp miêu tả và biện pháp nghệ thuật. - Đủ ba phần, trình bày sạch sẽ, không lỗi câu, bài viết mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về nội dung (8 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu chung về hình ảnh cây lúa trong đời sống con người nói chung, người Việt Nam nói riêng. b. Thân bài: (6 điểm) * Nguồn gốc, xuất xứ: (1 điểm) - Theo lịch sử: lúa có mặt trong đời sống người Việt Nam từ rất sớm, từ thời Hùng Vương đã có nghề trồng lúa. - Lúa thích hợp trồng dưới điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa. * Cách gieo trồng và chăm sóc: (2 điểm) - Làm đất: đất cần phải cày, bừa đất nhiều lần, bón phân để đất có đủ chất dinh dưỡng, cây lúa có sự phát triển tốt nhất cho ra nhiều hạt. - Gieo mạ: Thóc giống được ngâm cho nảy mầm hạt mầm gieo xuống đất cây mạ mạ được nhổ lên đem ra ruộng cấy phát triển thành cây lúa. - Các giai đoạn phát triển của cây lúa: Để cho cây lúa tạo ra hạt thóc thì phải trải qua rất nhiều quá trình chăm sóc, bón phân và làm cỏ; qua các quá trình phát triển của cây. Quá trình phát triển của cây lúa được chia làm 3 thời kì sinh trưởng chính: + Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa) + Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.)
  2. + Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc. - Thu hoạch và bảo quản: + Khi lúa chín: nông dân gặt lúa về, trục lúa, phơi lúa, giã lúa, lấy hạt thóc phơi khô. + Bảo quản: nơi khô ráo * Các giống lúa, sản phẩm làm ra từ lúa, gạo: (1 điểm) - Việt Nam có rất nhiều giống lúa: thơm, tám xoan, dự, bắc hương, nếp cái hoa vàng, - Các sản phẩm làm từ lúa gạo cũng rất nhiều: cơm, cháo, xôi, bún, phở; các loại bánh: bánh đúc, bánh xèo, bánh cuốn, bánh bèo, bánh trôi, bánh chay, ; các loại nước uống làm từ gạo. * Cây lúa với đời sống văn hóa Việt Nam (1 điểm) - Lúa nuôi sống con người, giúp xã hội phát triển. - Bánh được làm từ lúa gạo đem lên thờ cúng tổ tiên. - Hình ảnh cây lúa được in trên trống đồng thể hiện một nền văn minh lúa nước. * Tương lai của cây lúa: (1 điểm) - Sự phát triển của họ nhà lúa nhờ các nhà khoa học nông nghiệp - Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. c. Kết bài: (1 điểm) - Khẳng định lại vai trò của cây lúa trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam. - Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân. Ban giám hiệu Tổ trưởng Người ra đề Nguyễn Thị Bích Hồng Đàm Thị Tuyết Nguyễn Phương Thảo