Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 159 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thành Nhất (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 159 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thành Nhất (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_tieng_viet_lop_9_tiet_159_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 9 - Tiết 159 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thành Nhất (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT TP BMT ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT TIẾT 159. NĂM HỌC 2017-2018. Thời gian làm bài: 45 phút. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Tái hiện lại kiến thức tiếng Việt đã học - Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra - Đánh giá năng lực, kỹ năng làm bài của học sinh II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức ra đề: Trắc nghiệm- Tự luận. - Thời gian : 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL Thấp Cao Thành Khái niệm Các .Nội dung phần biệt Câu 2 thành thành lập phần phần cảm biệt lập thán Câu 1 Câu 1 Số câu: 1 1 1 3 câu Số điểm: 0,5 2 0,5 3 điểm Tỉ lệ: 5 % 20 % 5 % 30 % Nghĩa Nghĩa của Đặt câu tường câu chứa hàm minh và Câu 3 ý hàm ý Câu 2 Số câu: 1 1 2 câu Số điểm: 0,5 1 1,5 điểm Tỉ lệ: 5 % 10 % 15 % Ngữ pháp: Danh từ, Mục đíc DT, TT tính từ nói mục đích Câu 4,6 Câu 5 nói Số câu: 1 1 3 câu Số điểm: 1 0,5 1,5 điểm Tỉ lệ: 10% 5 % 15 % Liên kết Viết câu và liên đoạn văn kết đoạn Câu 3 văn Số câu: 1 1 câu Số điểm: 4 4 điểm
- Tỉ lệ: 40 % 40 % TSố câu: 3 câu 1 câu 3 câu 1 câu 1 câu 9 câu Số điểm: 1,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 4 điểm 10 điểm Tỉ lệ: 15 % 20 % 15 % 10% 40% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA * Trắc nghiệm: (3 điểm- mỗi câu đúng 0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau? Câu 1: Câu “ Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” ( Trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói? A. Ngạc nhiên C. Buồn chán B. Luyến tiếc D. Giận dữ Câu 2: Thành phần biệt lập của câu là gì? A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu lên sự việc được nói tới của câu. C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, dùng để xác định thời gian, địa điểm của sự việc được nói tới trong câu. D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 3: Từ “ nhỏ bé” trong câu thơ “ Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”(" Nói với con" - Y Phương) được dùng theo nghĩa nào? A. Nghĩa thực C. Nghĩa so sánh B. Nghĩa cụ thể D. Nghĩa ẩn dụ. Câu 4: từ “ băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ? A. Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai. B. Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi. C. Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn. D. Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi. Câu 5: Câu “ Sao mà mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì? A. Nghi vấn C. Tường thuật B. Cảm thán D. Cầu khiến Câu 6: Câu nào sau đây có vị ngữ là tính từ? A. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài. B. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. C. Xi- mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc. D. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em. * Tự luận( 7,0 điểm ) Câu 1: 2,0 điểm Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ. c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! d. Thưa ông, ta đi thôi ạ! Câu 2: 1,0 điểm
- Đặt câu có chứa hàm ý. Gạch chân câu chứa hàm ý và giải thích hàm ý đó? Câu 3: 4,0 điểm Viết một đoạn văn phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ dưới đây. Trong đoạn văn đó có sử dụng phép liên kết (ít nhất hai phép liên kết và ghi rõ phép liên kết đó vào dưới đoạn văn): Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viễn Phương- Viếng lăng Bác) V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM * Trắc nghiệm (3,0 điểm - mỗi câu đúng được 0,5 điểm) 1 2 3 4 5 6 B A D B B B Phần tự luận: 7,0 điểm Câu 1( 2,0 điểm) Xác định được thành phần biệt lập. 1. Chẳng lẽ: thành phần tình thái. (0.5 điểm) 2. vốn dân Nam Bộ gốc: thành phần phụ chú. (0,5 điểm) 3. Ôi: thành phần cảm thán. (0,5 điểm) 4. Thưa ông: thành phần gọi - đáp. (0,5 điểm) Câu 2: 1,0 điểm. - Hs đặt câu (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu chứa hàm ý .( 0,5đ) - Gạch chân đúng hàm ý của câu .Giải thích được hàm ý trong câu ( 0,5đ) Câu 3.( 4,0 điểm) * Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm) - Đảm bảo là một đoạn văn hoàn chỉnh có sử dụng hợp lý hai phép liên kết.Lời văn gợi cảm thể hiện tình cảm chân thành của người viết. - Chỉ rõ các phép liên kết đã dùng. * Yêu cầu về nội dung: Tập trung làm nổi bật cảnh trong lăng Bác và cảm xúc khi nhìn thấy Bác. - Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả không gian và thời gian ở bên trong lăng được nhà thơ gợi tả rất đẹp Bác nằm lăng dịu hiền.(1,5 điểm) - Tâm trạng đau nhói với một cảm giác: Bác không còn nữa! Nỗi đau được biểu hiện cụ thể trực tiếp.(1,5 điểm) DUYỆT TTCM GIÁO VIÊN RA ĐỀ
- PHÒNG GD&ĐT TP BMT ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 TRƯỜNG THCS THÀNH NHẤT TIẾT 159. NĂM HỌC 2017-2018. Họ và tên: Thời gian làm bài: 45 phút. Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI I.Trắc nghiệm: (3,0 điểm - mỗi câu đúng 0,5đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau? Câu 1: Câu “ Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” ( Trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói? A.Ngạc nhiên C. Buồn chán B. Luyến tiếc D. Giận dữ Câu 2: Thành phần biệt lập của câu là gì? A.Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B.Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu lên sự việc được nói tới của câu. C.Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, dùng để xác định thời gian, địa điểm của sự việc được nói tới trong câu. D.Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 3: Từ “ nhỏ bé” trong câu thơ “ Người đồng mình thô sơ da thịt - Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”(" Nói với con" - Y Phương) được dùng theo nghĩa nào? A.Nghĩa thực C. Nghĩa so sánh B.Nghĩa cụ thể D. Nghĩa ẩn dụ. Câu 4: từ “ băn khoăn” trong câu nào sau đây là danh từ? A.Anh cứ băn khoăn không hiểu mình làm thế là đúng hay sai. B.Những băn khoăn ấy làm anh cứ day dứt mãi. C.Cái nhìn của cô gái làm anh không khỏi băn khoăn. D.Cảm giác băn khoăn cứ đeo đẳng anh mãi. Câu 5: Câu “ Sao mà mày hư vậy hả con?” được dùng với mục đích nói gì? A.Nghi vấn C. Tường thuật B.Cảm thán D. Cầu khiến Câu 6: Câu nào sau đây có vị ngữ là tính từ? A.Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài. B.Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. C.Xi- mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc. D.Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em. II.Tự luận( 7,0 điểm ) Câu 1: 2,0 điểm Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.
- c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! d. Thưa ông, ta đi thôi ạ! Câu 2: 1,0 điểm Đặt câu có chứa hàm ý. Gạch chân câu chứa hàm ý và giải thích hàm ý đó? Câu 3: 4,0 điểm Viết một đoạn văn phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ dưới đây. Trong đoạn văn đó có sử dụng phép liên kết (ít nhất hai phép liên kết và ghi rõ phép liên kết đó vào dưới đoạn văn): Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viễn Phương- Viếng lăng Bác) Bài làm.