Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

doc 3 trang thungat 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_thuong_xuyen_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra thường xuyên học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GD&ĐT TP CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN HKII TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: GDCD - LỚP 12 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 15 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên học sinh: Lớp: . Lời phê Số câu đúng Điểm Mã đề 209 BẢNG TRẢ LỜI Dùng viết chì tô đen vào câu chọn đúng. Mỗi câu chọn đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính anh N vì hành vi điều khiển xe đi qúa tốc độ cho phép. Theo em, việc làm của cảnh sát giao thông thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A.Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 2: Pháp luật mang bản chất của giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành A. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân. B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. C. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người. D. bắt nguồn từ đời sống thực tiễn của xã hội. Câu 3: Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đặc trưng tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật? A. Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe máy ngược chiều. B. Thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt công ty A. C. Luật giáo dục phải phù hợp quy định trong Hiến pháp. D. Tòa án xét xử các bị cáo có hành vi tham nhũng. Câu 5: Trường hợp nào dưới đây thể hiện hình thức thi hành pháp luật? A. Giám đốc sở X ký quyết định tuyển dụng giáo viên. B. Q nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu. C. H ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. D. T gửi đơn xin làm việc ở công ty V. Câu 6: Anh Minh 21 tuổi và chị Ngọc 19 tuổi yêu nhau được 2 năm, cả hai anh chị M và N muốn đăng ký kết hôn. Ủy ban nhân dân X đã làm thủ tục cho 2 anh chị đăng ký kết hôn. Trường hợp này Ủy ban nhân dân X đã A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến.B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính thuyết phục, nêu gương. Trang 1/2 - Mã đề 209
  2. Câu 8: Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật? A. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên. B. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh. C. Đi xe hàng hai, hàng ba, cản trở các phương tiện khác. D. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Câu 9: Hành vi nào dưới đây là hành vi vi phạm pháp luật? A. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng. B. Em H bị tâm thần nên đã gây rối trật tự khu vực. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con của mình. D. Anh A trong lúc say rượu đánh bạn bị thương nặng. Câu 10: Ông K đang kinh doanh cửa hàng điện tử nhưng có hành vi trốn thuế. Ông K phải nộp phạt theo quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Trong trường hợp này cơ quan thuế đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây? Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 11: Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp, khẳng định này đề cập đến đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính khuôn mẫu, ráng buộc. Câu 12: Hành vi không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ của bạn A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 13: Nam thanh nien đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức náo dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 14: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 15: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thể hiện A. vai trò của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật. C. khái niệm của pháp luật. D. chức năng của pháp luật. Câu 16: Công dân đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu đại biểu Quốc hội là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 17: Bạn A thắc mắc nội dung của Luật Giáo dục đều phù hợp với quy định trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 18: Pháp luật được hiểu là hệ thống các A. chuẩn mực chung. B. quy tắc ứng xử chung. C. quy tắc xử sự chung. D. quy định chung. Câu 19: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn A. nội quy của nhà trường. B. các quyền của mình. C. nguyên tắc của cộng đồng. D. quy ước của tập thể. Câu 20: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Xây dựng pháp luật. B. Thực hiện pháp luật. C. Ban hành pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. HẾT Trang 2/2 - Mã đề 209
  3. Trang 3/2 - Mã đề 209