Đề luyện tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

doc 19 trang thungat 2250
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_de_so_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề luyện tập môn Sinh học Lớp 12 - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. www.lePhuoc.com Mời Bạn ghé qua trang www.lephuoc.com để tải về nhiều đề file word giải chi tiết miễn phí ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Câu 1: Điều không đúng với cơ chế tự nhân đôi của ADN? A. Enzim tổng hợp đoạn mồi phải hoạt động nhiều lần ở mạch gián đoạn hơn mạch liên tục. B. Enzim ADN-lygaza hoạt động nhiều lần ở mạch gián đoạn hơn mạch liên tục. C. Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc chậm hơn mạch liên tục. D. Mạch tổng hợp gián đoạn được kết thúc nhanh hơn mạch liên tục. Câu 2: Cây hấp thụ Canxi ở dạng: 2+ A. CaSO4 B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. Ca Câu 3: Sinh vật nào sau đây là sinh vật chuyển gen? A. Một người được chữa trị bởi hoocmôn insulin được tổng hợp từ vi khuẩn E.coli. B. Một con bò có thể sản xuất sữa chứa r-proêin của người. C. Cây khoai tây được tao thành từ các tế bào rễ của cây mẹ. D. Con cừu Đôly được tạo ra từ tế bào tuyến vú của con cừu mẹ. AB DE Câu 4: Xét cá thể có kiểu gen , quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A, a với ab de tần số 20%; giữa D, d với tần số 40%. Loại giao tử nào chiếm tỉ lệ 12%? A. AB DE; AB de; ab DE; ab de.B. Ab De; Ab dE; aB De; aB dE. C. AB De; ab De; AB DE; ab DE. D. Ab DE; Ab de; aB DE; aB de. Câu 5: Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn loại đột biến nào có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hoá? Vì sao? A. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình trong đời cá thể. B. Đột biến trội, vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình ở thế hệ sau. C. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được. Câu 6: Cấu trúc di truyền của một quần thể như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3 aaBB: 0,3 aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn sau một thế hệ là A. 5,25%. B. 30%. C. 35%. D. 12,25%. Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh? A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các loài tồn tại trong thiên nhiên một cách ổn định.
  2. www.lePhuoc.com B. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu thế, có loài thắng thế. C. Trong quần xã, các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở thường có quan hệ cạnh tranh với nhau. D. Chỉ những cá thể khác loài mới cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thể cùng loài sẽ rất ít hoặc không cạnh tranh nhau. Câu 8: Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung? A. A – X = G – T. B. A + G = T + X. C. A + T = G + X. D. G – A = T – X. Câu 9: Hạt nảy mầm cần dinh dưỡng từ đâu? A. Dinh dưỡng từ chất khoáng trong nước. B. Phôi nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển thành cây mầm. C. Dinh dưỡng từ không khí và nước. D. Hạt tự phát triển thành cây mầm. Câu 10: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở: A. Đỉnh thân. B. Chồi nách C. Lá. D. Rễ. Câu 11: Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Câu 12: Tính trạng cánh dài ở ruồi giấm (A) là trội so với tính trạng cánh ngắn(a); mắt đỏ (B) trội so với mắt nâu(b) và gen B nằm trên NST giới tính. khi lai ruồi cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh ngắn, mắt đỏ, người ta thu đựơc ở đời con: toàn bộ ruồi cái có cánh dài, mắt đỏ: toàn bộ ruồi đực có cánh dài nhưng một nửa có mắt đỏ còn một nửa có mắt nâu. Ruồi bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào? A. AAXBXb x aaXbY. B. AAX BXb x aaXBY. C. AaXBXB x aaXbY. D. AaX BXb x aaXbY. Câu 13: Cho chuỗi thức ăn sau đây: Thực vật nổi → Động vật không xương sống → Cá nhỏ → Cá lớn. Cho các phát biểu sau đây: (1) Bậc dinh dưỡng cấp 4 là cá lớn. (2) Sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cá lớn. (3) Có 4 mắt xích trong chuỗi thức ăn trên. (4) Sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn trên là thực vật nổi. Số phát biểu đúng là:
  3. www.lePhuoc.com A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 14: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Câu 15: Trong một hồ nước thải, giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế kèm theo những biến đổi : (1) Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ở giai đoạn đầu, chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối. (2) Hô hấp giảm dần, còn sức sản xuất tăng dần. (3) Hàm lượng ôxi tăng dần, còn cacbon điôxit giảm dần. (4) Các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn. Số nội dung nói đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 16: Cảm ứng của động vật là: A. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. B. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. C. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. D. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển Câu 17: Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ? (1) Gai xương rồng và gai hoa hồng. (2) Cánh dơi và cánh bướm. (3) Chi trước của mèo và tay người. (4) Chi trước của chó sói và chi trước của voi. A. 3. B. 0. C. 2. D. 1. Câu 18: Cây rừng khộp Tây Nguyên lá rộng rụng lá vào mùa khô do A. Nhiệt độ giảm. B. Lượng mưa trung bình. C. lượng mưa cực thấp. D. gió nhiều với cường độ lớn.
  4. www.lePhuoc.com Câu 19: Ở một loài đậu, tính trạng hạt nâu do gen B quy định là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt trắng do gen b quy định. Cho đậu hạt nâu giao phấn với đậu hạt nâu, F1 thu được 601 hạt nâu : 199 hạt trắng. Kiểu gen của P là A. BB × BB. B. BB × Bb. C. Bb × Bb. D. Bb × bb. Câu 20: Chiều dài của một gen là 0,51micrômet. Mạch 1 của nó có 400A, 500T, 400G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen có số nu từng loại là: A. U = 400; G = 400 ; X = 200 ; A = 500. B. U = 200; G = 400 ; X =200 ; A = 700. C. U = 300; G = 400 ; X = 200 ; A = 600. D. U = 500; G = 400 ; X =200 ; A = 400. Câu 21: Lai hai dòng cây hoa trắng thuần chủng. F1 thu được 100% hoa trắng. Cho cây hoa trắng F1 lai phân tích F2 thu được 299 hoa trắng : 98 hoa đỏ. Số quy luật di truyền có thể chi phối phép lai trên là: (1) Quy luật phân li. (2) Quy luật hoán vị gen. (3) Quy luật tương tác bổ trợ (9:7). (4) Quy luật tương tác cộng gộp (15:1). (5) Quy luật phân li độc lập. (6) Quy luật liên kết gen hoàn toàn. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 22: Sinh sản vô tính ở động vật là: A. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. B. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. D. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Câu 23: Các biện pháp xét nghiệm trước sinh như chọc dò dịch ối hay sinh thiết tua nhau thai, có thể chuẩn đoán sớm được các bệnh di truyền, kĩ thuật này đặc biệt hữu ích với một số bệnh: A. Đột biến số lượng hay cấu trúc NST. B. Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể. C. Bệnh do đột biến NST làm rối loạn quá trình chuyển hoá. D. Do đột biến gen. Câu 24: Ơstrôgen có vai trò: A. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
  5. www.lePhuoc.com B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. Câu 25: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác nhau theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có độ cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho các phát biểu sau: (1) F2 có 10 loại kiểu hình. (2) Ở F2, loại cây 130 cm chiếm tỉ lệ 15/64. (3) Ở F2, loại cây 140 cm chiếm tỉ lệ 5/64. (4) Ở F2, loại cây 150 cm có tỉ lệ bằng tỉ lệ loại cây cao 130 cm. (5) Ở F2, loại cây 160 cm chiếm tỉ lệ 3/32. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về giao phối ngẫu nhiên? (1) Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen trong quần thể. (2) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến. (3) Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (4) Giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng áp lực của quá trình đột biến bằng cách phát tán đột biến trong quần thể. (5) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 27: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Thẩm thấu. B. Có tiêu dùng năng lượng ATP. C. Chủ động và thẩm thấu. D. Chủ động và thụ động. Câu 28: Hình gợi ý để mô tả đặc điểm của cơ chế di truyền cấp phân tử đúng với loại sinh vật tương ứng.
  6. www.lePhuoc.com Từ hình vẽ người ta rút ra các đặc điểm: (1) Sản phẩm sau phiên mã trực tiếp làm khuôn cho dịch mã. (2) Sản phẩm sau phiên mã phải được chế biến lại trước khi dịch mã. (3) Quá trình phiên mã có thể diễn ra song song với dịch mã. (4) Quá trình dịch mã diễn ra khi kết thúc phiên mã. (5) Sự dịch mã có thể có sự tham gia của nhiều ribôxôm. Số đặc điểm có ở sinh vật nhân sơ mà không có ở sinh vật nhân thực là: A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 29: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 30: Một quần thể có tỷ lệ giới tính là 1 : 1. Xét một gen có 2 alen trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Tần số tương đối của alen A trong giới đực của quần thể ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. B. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. C. 0,63 AA : 0,34 Aa : 0,03 aa. D. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Câu 31: Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnhPetunia.
  7. www.lePhuoc.com (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Số nội dung đúng nói về thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 32: Một người phụ nữ tuổi trên 40, trong quá trình phát sinh tế bào trứng đã xảy ra sự không phân li của cặp NST giới tính ở kì sau giảm phân I. Người chồng giảm phân cho tinh trùng bình thường. Nếu người phụ nữ sinh con trong trường hợp này thì đứa trẻ có khả năng bị đột biến lệch bội ở cặp NST giới tính với tỉ lệ bao nhiêu? A. 100%. B. 75%. C. Không xác định được. D. 50%. Câu 33: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Học khôn. B. Điều kiện hoá hành động. C. Quen nhờn D. Học ngầm. Câu 34: Cho sơ đồ phả hệ về một bệnh do gen lặn quy định ở người như sau Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III hy vọng sinh con bình thường với xác suất là A. 1/8. B. 3/4. C. 5/6. D. 1/6. Câu 35: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen này nằm trên cặp NST số 2. Cho giao phấn giữa hai cây đều thuần chủng thu được F 1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 1, tròn đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỷ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng trong những kết luận dưới đây: (1) Tần số hoán vị gen là 40%. AB (2) Cây F1 có kiểu gen Dd ab (3) Cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F2 chiếm tỉ lệ 49,5%. (4) Cây có kiểu hình cao, đỏ, dài chiếm tỉ lệ 16,5%.
  8. www.lePhuoc.com (5) Cây có kiểu hình lặn về một trong 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 23,25%. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 36: Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật? I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất II. Là thành phần bắt buộc của bất kì tế bào sống nào III. Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất. V. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra. VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp. VIII. Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra. Số phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 0. D. 3. Câu 37: Cho một số thông tin sau: (1) loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn; (2) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY; (3) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X; (4) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO; (5) loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen trên nhiễm sắc thể thường; Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Số trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn, cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân. Người ta cho 2 cơ thể bố mẹ(P) đều có 2 cặp gen dị hợp trên cùng 1 cặp NST tương đồng lai với nhau. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử đều thì kiểu hình mang khác P chiếm 25%. (2) Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì tỉ lệ kiểu hình đời con là 1 : 2 : 1. (3) Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo thì đời con có kiểu hình giống chiếm 50%. (4) Nếu kiểu gen của P khác nhau thì tỉ lệ kiểu hình lặn 2 tính trạng chiếm 25%. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
  9. www.lePhuoc.com Câu 39: Nghiên cứu ở một loài côn trùng, khi lai giữa bố mẹ thuần chủng, đời F 1 đồng loạt xuất hiện ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ thẫm. Tiếp tục cho đực F 1 giao phối với cá thể khác nhận được F2 phân li kiểu hình như sau: Ruồi đực Ruồi cái 39 con thân xám, cánh cụt, mắt đỏ thẫm 78 con thân xám, cánh cụt, mắt đỏ thẫm 41 con thân xám, cánh cụt, mắt hạt lựu 161 con thân xám, cánh dài, mắt đỏ thẫm. 82 con thân xám, cánh dài, mắt đỏ thẫm 82 con thân đen, cánh dài, mắt đỏ thẫm. 79 con thân xám, cánh dài, mắt hạt lựu 42 con thân đen, cánh dài, mắt đỏ thẫm 38 con thân đen, cánh dài, mắt hạt lựu Biết mỗi tính trạng do một gen qui định. Tính trạng màu sắc thân do cặp alen Aa quy định, tính trạng hình dạng cánh do cặp alen Bb quy định, tính trạng màu mắt do cặp alen Dd quy định. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau: (1) Các tính trạng thân xám, cánh dài mắt đỏ là trội so với thân đen, cánh cụt, mắt hạt lựu. (2) Tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau. Ab D d (3) Cá thể đem lai với F1 có kiểu gen X X aB (4) P có thể có 2 sơ đồ lai khác nhau. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 40: Cho các hình thức sinh sản sau đây: I. Giâm sắn, mọc cây sắn. II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp. III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con. IV. Từ củ khoai lang, mọc cây con Có bao nhiêu hình thức sinh sản sinh dưỡng trong những hình thức trên A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Đáp án 1-D 2-D 3-B 4-A 5-C 6-D 7-D 8-B 9-B 10-C 11-C 12-B 13-D 14-A 15-B 16-C 17-C 18-C 19-C 20-D 21-B 22-C 23-B 24-D 25-B 26-D 27-A 28-C 29-D 30-C 31-D 32-A 33-C 34-C 35-C 36-B 37-B 38-A 39-B 40-A Câu 1: Đáp án D
  10. www.lePhuoc.com D sai vì Ở cơ chế nhân đôi ADN, mạch tổng hợp gián đoạn còn xảy ra quá trình nối các đoạn okazaki nữa nên kết thúc chậm hơn mạch liên tục. Các câu A, B, C đúng. Câu 2: Đáp án D Cây hút canxi vào dưới dạng Ca 2+. Canxi đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây. Câu 3: Đáp án B Sinh vật chuyển gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. Sinh vật được gọi là sinh vật chuyển gen là một con bò có thể sản xuất sữa chứa r-proêin của người. Cây khoai tây được tao thành từ các tế bào rễ của cây mẹ không phải sinh vật chuyển gen vì hệ gen của nó hoàn toàn không bị biến đổi. Một người được chữa trị bởi hoocmôn insulin được tổng hợp từ vi khuẩn E.coli thì giống như tiêm một loại thuốc vào cơ thể để điều trị bệnh. Con cừu Đôly được tạo ra từ tế bào tuyến vú của con cừu mẹ có kiểu gen giống hệt tế bào tuyến vú của con cừu mẹ, không bị con người làm biến đổi. Câu 4: Đáp án A 12% = 0,4 x 0,3. AB//ab giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử AB = ab = 40%. DE//de giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử DE = de = 30%. Vậy giao tử có tỉ lệ 12% là: AB DE; AB de; ab DE; ab de. Câu 5: Đáp án C Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn loại đột biến lặn có vai trò quan trọng hơn đối với tiến hoá vì Nếu là đột biến trội → chúng biểu hiện ngay thành kiểu hình ở thế hệ sau → chúng sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh chóng, còn đột biến lặn, chúng sẽ tồn tại ở cạnh alen trội, bị alen trội lấn át → chọn lọc tự nhiên không tác động. Mặt khác vì nó ít nghiêm trọng sẽ lan tràn trong quần thể nhờ quá trình giao phối. Câu 6: Đáp án D - Xét cặp gen thứ nhất, cấu trúc di truyền của quần thể là 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,6 aa => p( A) = 0,3; q(a) = 0,7. Sau hai thế hệ ngẫu phối cho F1 có tỉ lệ KG aa là 49%. - Tương tự, cặp gen thứ 2 sau hai thế hệ ngẫu phối thì F1 có tỉ lệ KG bb là 25%.
  11. www.lePhuoc.com - Vậy tỉ lệ cơ thể mang hai cặp gen đồng hợp lặn là 49 % x 25% = 12,25%. Câu 7: Đáp án D Các câu A, B, C đúng. D sai vì các cá thể cùng loài cũng có thể cạnh tranh nhau khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng hoặc con đực tranh nhau giành con cái. Ví dụ: + Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm. + Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ 1 khu vực sống riêng, 1 số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. + Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. Câu 8: Đáp án B Theo nguyên tắc bổ sung; A liên kết với T và G liên kết với X. Vì vậy trong phân tử ADN A = T; G = X nên A + G = T = X. Câu 9: Đáp án B Câu 10: Đáp án C Hoocmon ra hoa – florigen Bản chất floprigen - Là hợp chất của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antezin (kích thích sinh trưởng của mầm hoa) Tác động của florigen - Nơi tiết ra: lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen - Tác động: kích thích sự nở hoa, florigen có khả năng truyền qua vết ghép. Câu 11: Đáp án C Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Câu 12: Đáp án B Ta thấy tính trạng màu mắt phân li không đều ở 2 giới => Tính trạng này do gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định.
  12. www.lePhuoc.com Do ruồi cánh dài lai với ruồi cánh ngắn tạo ra toàn ruồi cánh dài nên ruồi cánh dài có kiểu gen là AA. Ruồi mắt đỏ lai với ruồi mắt đỏ tạo ra ruồi mắt nâu, tính trạng do gen nằm trên NST X quy định nên ruồi bố mẹ đem lai có kiểu gen là XBXb x XBY. Vậy ruồi bố mẹ đem lai có kiểu gen là AAXBXb x aaXBY. Câu 13: Đáp án D Cả 4 nội dung đều đúng Câu 14: Đáp án A Nội dung C, D sai vì các yếu tố môi trường không tạo ra các đặc điểm hình thái trên cơ thể sinh vật, nó chỉ chọn lọc những kiểu hình đã có sẵn trong quần thể tạo nên các đặc điểm thích nghi. Nội dung B sai vì Đacuyn chưa có khái niệm về đột biến. Câu 15: Đáp án B Cả 4 nội dung trên đều là những biến đổi về quá trình diễn thể trong một hồ nước thải giàu chất hữu cơ. Ban đầu khi chất hữu cơ còn nhiều, chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ, hô hấp diễn ra mạnh để phân giải chất hữu cơ, khí cacbon đioxit nhiều, đa số các loài có kích thước nhỏ. Sau đó, khi chất hữu cơ bị phân giải hết, chuyển thành chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối, hô hấp giảm mà thay vào đó là quá trình sản xuất tăng lên, hàm lượng oxi tăng, cacbon điôxit giảm dần, các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn Câu 16: Đáp án C Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Ví dụ : Trời rét, mèo xù lông. Câu 17: Đáp án C Câu 18: Đáp án C Rừng khộp là một kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Dầu lá rộng (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế. Loại rừng này hình như là một kiểu rừng đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, rừng khộp được phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Loại rừng thưa và thoáng này thường phân bố ở những vùng có khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt. Ở rừng khộp, cây rừng phát triển mạnh vào mùa mưa và rụng lá vào mùa khô.
  13. www.lePhuoc.com Vào mùa khô, lượng mưa thấp đã làm rừng trơ trụi lá, đất đai khô cằn, các dòng suối trong rừng hầu hết đều cạn kiệt, nhìn như những khu rừng chết, nhưng chỉ cần có một cơn mưa thoáng qua là cả khu rừng lập tức bừng màu xanh trở lại. Câu 19: Đáp án C P: hạt nâu (B_) lai với hạt nâu (B_) → F1 có hạt trắng (bb). → Mỗi bên P phải cho một giao tử b.→ P: Bb x Bb. Câu 20: Đáp án D Tổng số nu trên 1 mạch= 5100/3,4=1500 nu → mạch 1: 400A : 500T : 400G : 200X Mạch 2: 400T : 500A : 400X : 200G Nếu mạch 1 là mạch mã gốc thì thành phần mARN gồm: 400U : 500A : 400X : 200G => Không có đáp án Nếu mạch 2 là mạch mã gốc thì thành phần mARN gồm: 400A : 500U : 200X : 400G => D Câu 21: Đáp án B Quy luật có thể chi phối phép lai trên là quy luật tương tác cộng gộp 15 : 1. aabb quy định hoa đỏ còn các kiểu gen khác quy định hoa trắng. P: aaBB x AAbb. F1: AaBb. Lai phân tích: AaBb x aabb. Fa: 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Loại ngay các quy luật phân li, phân li độc lập, hoán vị gen và liên kết gen hoàn toàn vì đây là phép lai 1 cặp tính trạng, F1 lai phân tích cho ra 4 tổ hợp nên tính trạng này do 2 gen cùng tác động quy định. Quy luật tương tác bổ trợ không thỏa mãn. Câu 22: Đáp án C Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Cơ thể con được hình thành từ một phần cơ thể mẹ (phân đôi, nảy chồi, phân mảnh) hoặc từ tế bào trứng (trinh sản) nhờ nguyên phân. Cơ sở tế bào học : Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. Ưu điểm của sinh sản vô tính: Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.
  14. www.lePhuoc.com Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. Nhược điểm của sinh sản vô tính: Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi. có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt Câu 23: Đáp án B Hai kĩ thuật chủ yếu là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh. Đây là sản phẩm của các gen đột biến ở thời gian đầu sau khi thụ thai để nếu cần thì cho ngưng thai kì vào lúc thích hợp giúp giảm thiểu việc sinh ra những trẻ tật nguyền. Bằng các kĩ thuật này có thể chẩn đoán sớm được nhiều bệnh di truyền. Kĩ thuật này đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu được phát hiện sớm thì ngay sau khi sinh, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp kiêng ăn hợp lí hoặc các biện pháp kĩ thuật thích hợp giúp hạn chế tối đa hậu quả xấu của các gen đột biến đối với cơ thể trẻ bị bệnh. Câu 24: Đáp án D Hoocmon ostrogen: Nơi sản sinh: Buồng trứng Tác dụng sinh lí: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Câu 25: Đáp án B Cây cao nhất có kiểu gen là AABBDD, cây thấp nhất có kiểu gen là aabbdd. Cây F1 có kiểu gen là AaBbDd. F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd. Nội dung 1 sai. F2 có 7 loại kiểu hình. Kiểu hình có 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 alen trội. 2 6 Cây có chiều cao 130 cm có 2 alen trội trong KG chiếm tỉ lệ: C 6 : 2 = 15/64. => Nội dung 2 đúng. 3 6 Cây có chiều cao 140 cm có 3 alen trội trong KG chiếm tỉ lệ: C 6 : 2 = 5/16. => Nội dung 3 sai. 4 6 Cây có chiều cao 150cm có 4 alen trội trong KG chiếm tỉ lệ: C 6 : 2 = 15/64. => Nội dung 4 đúng.
  15. www.lePhuoc.com 5 6 Cây có chiều cao 160 cm có 5 alen trội trong KG chiếm tỉ lệ: C 6 : 2 = 3/32 => Nội dung 5 đúng. Có 3 nội dung đúng. Câu 26: Đáp án D Câu 27: Đáp án A Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân: + Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hú + Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất Câu 28: Đáp án C Nội dung 1 đúng. Nội dung 2 sai. mARN sau phiên mã ở nhân sơ được trực tiếp dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã, còn mARN ở sinh vật nhân thực sau phiên mã phải trải qua biến đổi tạo thành mARN trưởng thành rồi mới dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã. Nội dung 3 đúng. Nội dung 4 sai. Ở sinh vật nhân sơ quá trình phiên mã có thể diễn ra song song với dịch mã, cả 2 quá trình này đều diễn ra ở tế bào chất còn ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã diễn ra trong nhân, quá trình dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất. Nội dung 5 sai. Ở cả nhân sơ và nhân thực sự dịch mã đều có thể có sự tham gia của nhiều ribôxôm để làm tăng hiệu suất của quá trình tổng hợp protein. Có 2 nội dung đúng. Câu 29: Đáp án D Các nội dung đúng: (1); (2); (3); (4) Câu 30: Đáp án C Quần thể F2 đạt cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. Tần số alen khi quần thể đạt trạng thái cân bằng là: A = 0,8, a = 0,2. Vì tần số tương đối của alen A trong giới đực của quần thể ban đầu là 0,7 . → Tần số alen A ở giới cái là: 2 x 0,8 - 0,7 = 0,9. Tần số alen a ở giới đực là: 1 - 0,7 = 0,3. Tần số alen a ở giới cái là: 1 - 0,9 = 0,1. Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là: (0,7A : 0,3a)(0,9A : 0,1a) → 0,63 AA: 0,34 Aa: 0,03 aa. Câu 31: Đáp án D
  16. www.lePhuoc.com (1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia là thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền. (4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao là thành tựu của ứng dụng phương pháp đột biến kết hợp với lai hữu tính. Có 2 nội dung đúng. Câu 32: Đáp án A Quá trình giảm phân của người phụ nữ này sau giảm phân I sẽ tạo thành 2 tế bào có bộ NST n – 1 và n + 1 NST kép. 1 trong 2 tế bào này sẽ bị tiêu biến. Sau đó tế bào còn lại bước vào giảm phân 2 sẽ tạo thành 2 tế bào đều có n + 1 hoặc đều có n – 1 NST đơn. Tiếp đến 1 trong 2 tế bào này lại tạo thành trứng, tế bào còn lại bị tiêu biến, nhưng dù là tế bào nào tạo thành trứng thì cũng sẽ luôn có bộ NST là n + 1 hoặc n – 1 nên khi kết hợp với giao tử n bình thường ở bố con chắc chắn sẽ bị đột biến lệch bội. Câu 33: Đáp án C Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập quen nhờn vì hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần nên con vật phớt lờ với tác nhân không nguy hiểm đó. Câu 34: Đáp án C Bệnh không thể do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định vì con gái bị bệnh nhưng bố bình thường. Quy ước A – bình thường, a – bị bệnh. Người vợ ở thế hệ thứ III không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh (aa) nên có kiểu gen là Aa. Bố mẹ của người chồng không bị bệnh nhưng bố mẹ của họ lại bị bệnh nên bố mẹ người chồng sẽ có kiểu gen dị hợp là Aa. Người chồng bình thường được sinh ra từ cặp bố mẹ có kiểu gen dị hợp Aa sẽ có kiểu gen là: 2/3Aa : 1/3AA. Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng này là: 2/3 x 1/4 = 1/6. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng này là: 1 – 1/6 = 5/6. Câu 35: Đáp án C F1 dị hợp tất cả các cặp gen => Tỉ lệ quả tròn : quả dài = 3 : 1.
  17. www.lePhuoc.com Gen A và B cùng nằm trên cặp NST tương đồng số 1, gen D nằm trên cặp NST tương đồng số 2 nên tính trạng kích thước thân và màu hoa phân li độc lập với tính trạng hình dạng quả. Tỉ lệ cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng (aabb) là: 4% x 4 = 16% = 0,4ab x 0,4ab. Tỉ lệ giao tử ab = 0,4 > 25% => Đây là giao tử liên kết. => Cây F1 có kiểu gen là AB//ab, tần số hoán vị gen là 20%. Nội dung 1 sai, nội dung 2 đúng. Cây có kiểu hình A_B_ chiếm tỉ lệ là: 0,5 + 0,16 = 0,66. Cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F2 là: 0,66 x 0,75 = 49,5%. => Nội dung 3 đúng. Cây có kiểu hình cao đỏ, dài chiếm tỉ lệ: 0,66 x 0,25 = 16,5% => Nội dung 4 đúng. Cây có kiểu hình A_bb = aaB_ = 0,25 – 0,16 = 0,09. Cây có kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng chiếm tỉ lệ là: (A_bb + aaB_)D_ + A_B_dd = 0,09 x 2 x 3/4 + 0,66 x 0,25 = 30%. => Nội dung 5 sai. Có 3 nội dung đúng. Câu 36: Đáp án B I – Đúng. Vì: lượng nước phân bố trên trái đất không đều theo không gian và theo thời gian là yếu tố quyết định sự phân bố của thực vật. II – Đúng. Vì: nước tham gia vào nhiều hoạt động sống và là thành phần không thể thiếu của tế bào. III – Đúng. Vì: nước có tính phân cực nên nước có khả năng hoà tan các chất phân cực. IV – Đúng. Vì: nhiều quá trình nước đóng vai trò là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng như quá trình quang hợp. V – Sai. Vì: thụ tinh kép là hoạt động sống có ở thực vật có hoa. Là một điểm ưu việt giúp sinh vật thích nghi. Đặc điểm này không phải vai trò của nước. VI – Đúng. Vì: sự vận chuyển của dòng nước trong cơ thể cũng như quá trình thoát hơi nước giúp nhiệt độ bao quanh cơ thể được duy trì khá ổn định. VII – Đúng. Vì: khi tế bào no nước thì thể thích sẽ tăng lên. Từ đó giúp căng bề mặt của lá và giúp cây cứng cáp hơn. VIII – Sai. Vì H2O khi kết hợp với CO2 thì tạo ra đường glucozơ Câu 37: Đáp án B Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Các trường hợp biểu hiện ngay thành kiểu hình là 1. Loài đơn bội, gen chỉ có 1 alen → đột biến gen trội thành gen lặn sẽ biểu hiện ngay kiểu hình ở thế hệ đột biến.
  18. www.lePhuoc.com 2. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội → gen lặn, gen nằm trên vùng không tương đồng của X, không có alen tương ứng trên Y → giới có bộ NST giới tính là XY thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay vì giới dị giao tử chỉ có 1 alen trên X → biểu hiện tính trạng. 3. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên Y không có alen tương ứng trên X → gen nằm trên Y thì giới dị giao tử sẽ biểu hiện tính trạng, chỉ có 1 alen → đột biến cũng sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình. 4. Loài lưỡng bội, đột biến gen trội → lặn, gen nằm trên X, loài có cơ chế xác định giới tính là XO → chỉ có 1 alen trên X nên cũng sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình. 5. Loài lưỡng bộ, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST thường → chưa chắc đã biểu hiện ngay thành kiểu hình vì gen lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi gen ở trạng thái đồng hợp lặn. Chỉ có trường hợp (5) là cơ thể không biểu hiện ngay thành kiểu hình. Vậy số đáp án đúng là (1), (2), (3), (4). Câu 38: Đáp án A Kiểu gen P: dị hợp 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng → P: AB//ab x AB//ab hoặc P: Ab//aB x Ab//aB hoặc P: AB//ab x Ab//aB. Theo đề bài: cấu trúc NST không thay đổi sau giảm phân → các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Xét các phát biểu của đề bài: (1) đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử đều → P: AB//ab x AB//ab → F1: 1AB//AB : 2AB//ab : 1ab//ab → kiểu hình khác bố mẹ là: ab//ab = 1/4 = 25% (2) đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo → P: Ab//aB x Ab//aB → F1: 1Ab//Ab : 2Ab//aB : 1aB//aB → Tỉ lệ kiểu hình: 1 : 2: 1. (3) đúng. Nếu P đều có kiểu gen dị hợp tử chéo → P: Ab//aB x Ab//aB → F1: 1Ab/Ab : 2Ab/aB : 1aB/aB → Tỉ lệ kiểu hình giống bố mẹ (Trội-Trội) = 1/2 = 50% (4) sai. Nếu kiểu gen của P khác nhau tức là: P: AB/ab x Ab/aB → F1: 1AB/Ab : 1AB/aB : 1aB/ab : 1Ab/ab → kiểu hình lặn 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 0%. Vậy trong các kết luận trên có 3 kết luận đúng: 1, 2, 3. Câu 39: Đáp án B Nội dung 1 đúng. Tính trạng do 1 gen quy định, thân xám : thân đen = 3 : 1, cánh dài : cánh cụt = 3 : 1, mắt đỏ thẫm : mắt hạt lựu = 3 : 1 nên các tính trạng thân xám, cánh dài mắt đỏ là trội so với thân đen, cánh cụt, mắt hạt lựu.
  19. www.lePhuoc.com Nội dung 2 đúng. Cá thể F1 dị hợp tất cả các cặp gen do sinh ra các tính trạng đều có tỉ lệ 3 : 1 nhưng lại không có kiểu hình thân đen, cánh cụt (aabb) => Không tạo ra giao tử ab => Có hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn. Nội dung 3 sai. Không thể khẳng định tính trạng màu mắt do gen nằm trên NST giới tính quy định do không thấy có sự phân li kiểu hình không đều ở hai giới. Nội dung 4 sai. Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 A_bb : aaB_ : A_B_ = 1 : 1 : 2. Tỉ lệ này sinh ra do phép lai AB//ab x Ab//aB hoặc Ab//aB x Ab//aB liên kết gen hoàn toàn. Do đó F 1 có kiểu gen là AB//ab Dd hoặc Ab//aB Dd. P sẽ có 4 sơ đồ lai khác nhau. P: AB//AB DD x ab//ab dd hoặc AB//AB dd x ab//ab DD. P: Ab//Ab DD x aB/aB dd hoặc Ab//Ab dd x aB//aB DD. Có 2 nội dung đúng. Câu 40: Đáp án A sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (thân, rễ, lá). - Các hình thức sinh sản sinh dưỡng: + Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận của một cơ thể như thân bò, thân rễ, thân củ, lá, rễ, củ + Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: Là hình thức sinh sản từ một bộ phận của cơ thể cắt rời, tạo nên cơ thể mới do con người tiến hành. Chúng gồm các hình thức: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô. Xét các hình thức của đề bài: I - Đúng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn thân tạo ra cơ thể mới. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo. II - Sai. Vì hạt mướp là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành quả, và hạt. Đây là hình thức sinh sản hữu tính III - Đúng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. IV - Đúng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.